Thứ Hai, 14 tháng 11, 2022

PHÚ ĐOÁN TV

Phú Nôm trích trong Tử Vi Áo Bí Tử vi Tử-vi mặt đỏ, lưng dầy Tính tình trung hậu, người đầy phương viên Mệnh an Ngọ, song tuyền phú quý Tuổi Giáp, Đinh duy chỉ hai người Tử-vi tọa thủ cửa trời Nếu vô Sát Tấu, một đời công khanh Vận suy, hạn nhược chẳng lành Được sao Tử đóng bên mình giải hung Tử, Tham, Tả, Hữu hội trung Có người con gái lộn chồng tìm ra Thiên Cơ Sao Thiên Cơ đồng cung Quyền, Kỵ. Tuổi Tuất, Thìn, túc trí cơ mưu Thông minh, biến hóa đủ chiều Cự, Cơ, Tý, Ngọ mỹ miều lắm thay Tuổi Đinh, tuổi Quý mới hay Thạch Trung Ẩn Ngọc, cách này trời ban Những người tuổi Bính, tuổi Tân Cự, Cơ, Mão,Dậu thập phần giàu sang Lâu đài gấm vóc thênh thang Xum xuê hoa lá, đầy dương bạc tiền Cự Cơ Tuần Triệt tại Điền Tư cơ cha mẹ không truyền cho con Cơ Lương, Thái Tuế, Tang Môn Lâm vào chốn hãm, cành con chớ trèo Cự ngộ Hổ, chó đá chầu Ngộ Dương Đà, có thạch đầu tại gia Thiên-Cơ, Bạch-hổ mà gia Tang-Môn, Điếu-Khách, là sa hoàng tuyền Thái Dương Thái-Dương chủ Quan-Lộc tinh Ngọ cung, Hỏa mệnh quang vinh nhất đời "Địch quốc chi phú" là người "Tranh quyền chi vị" nết thời khó thương Cư cung Mão "Lương Xương Lộc hội Tuổi Tuất, Thìn cách tối vinh xương" Chính là: Nhật xuất phù tang Giữ ngôi Tể Tướng quyền sang nhất triều Dần đến Ngọ là chiều cát vượng Trí thông minh, hình tướng gọn gàng Ở ăn tươm tất đàng hoàng Chuộng điều phước thiện, tránh đường vô liêm Canh niên, Mão vị không hiềm Tuổi Nhâm, cung Ngọ quý quyền hanh thông Thái-dương, Hợi địa bất dung Tự Dậu tới Sửu nghịch dòng chẳng hay Dương Đà Không kiếp ăn mày Mua phiền chuộc não lo ngày lo đêm Thiết bi hãm sắc, tính hèn Dương Đà Ngộ Kỵ, mắt phiền kém tươi Gia nhân sạ khứ, sạ hồi Bởi sao Nhật Nguyệt hãm ngồi Nô cung Thiên-tài ngộ Nhật bất trung Tính tình nhâng nháo, dể dưng Phật, Thần Vũ Khúc Vũ-Khúc là sao Kim hình Vóc người nho nhỏ, tính tình thanh cao "Chí cương chí nghị" anh hào Khoan dung đại lượng lược thao gồm tài Mệnh Sửu Mùi, đồng hai Văn, Vũ Tuổi Thổ phùng Thai Tọa tam phương Binh quyền vạn lý nghênh ngang Anh hùng "danh trấn chư bang" một thời Ai người tuổi Thổ, Kim hoặc Mộc Gặp Tham-Lang Vũ-Khúc đồng liêu "Văn mô vũ lược kiêm ưu Mộ trung Thai Tọa", cách siêu mọi người Thiên Đồng Thiên-đồng mắt lớn lưng dầy Vóc người mập mạp, diện đầy, phương viên Tâm cao chí đại nhưng hiền Không cao ngạo, dẫu bút nghiên thực tài Đãn hiềm Đà, Kỵ lâm lai Mắt lươn ty hý, lại hay ngồi đồng Cúng Kinh-Dương tọa Ngọ cung Với sao Phượng, Giải anh hùng một phương Dần Thân cung, Đồng Lương đắc cách Giáp Tân Canh "Thủ bạch thành gia" Thiên-lương, Nguyệt-đức chiếu kề Một là đạo sĩ, hai là tăng nhân Với những người tuổi Thân, Thìn, Tý Cách Đồng Lương Cơ Nguyệt tạo nên Quan sang, lộc trọng vững bền Cửa nhà cao rộng, bạc tiền đầy kho. Liêm Trinh Liêm-trinh, hỏa vượng thân tràng Lộ hầu, lộ nhãn, mắt vàng mày thưa Cư Thân, Mệnh, hóa Đào-Hoa Ăn chơi, phóng đãng, xa hoa khác người Hãm cung đóng tại Sửu, Mùi Riêng hợp tuổi Bính thành người giầu sang Cùng Tướng, Lộc hội tam phương Quyền cao, lộc trọng, phong quan mọi đàng Dần Thân với Khúc Xương đồng cúng Văn đã hay, võ cũng đồng tài Anh hùng cái thế trong đời Liêm Tham Tỵ Hợi, gặp thời "huyền tu" Thái Âm Mệnh, Thân có Thái-âm tọa chủ Hợi cung, người Mệnh Thủy Mộc Kim Cách là: "Nguyệt lãng thiên môn" Tư cơ đồ sộ, quyền môn chói lòa Âm hội Lộc, Quyền Khoa cư Tý Tuổi Quý Nhân, phú hiển trăm phần "Thiên lương, Nguyệt diệu, dâm bần Ngộ Dương Đà, phải thương nhân, tán tài Hội Tả, Hữu, Lộc-tồn, Vũ-khúc Cách riêng cho những bậc phú ông Thái-âm ngộ Kỵ, Hình đồng Mắt mờ, có tật, bằng không mù lòa Tham Lang Tham-lang khả biến thành Đào Mệnh Tham Sinh Vượng sống lâu hơn người Tham, Linh Hỏa an bài Tử Mộ Ngôi công hầu, triệu phú gia tư Tham-lang ác sát đồng cư "Cẩu thâu thử thiết" nghê tư chính nòi Tham với Tả, Hữu, Khôi, Việt hội Mộc sinh nhân Thầy Bói lừng danh Tham lang, Vũ-khúc đồng hành Mệnh cư Mùi, Sửu tất thành phú thương Tham nhân, hội Văn-Xương, Văn-Khúc Chính thực chàng đại dóc ba hoa Cư Hợi, Tý ngộ Dương Đà Cuộc đời "Phiếm thủy đào hoa" bồng bềnh Hai tù tinh "Tham Liêm Tỵ, Hợi" Ngộ Triệt Tuần phản hữu kỳ công Tham Hỏa miếu, cách phú ông "Tham Linh tịnh thú" Tướng hùng vang danh Cự Môn Thân Mệnh, Cự-môn, Tý Ngọ chuẩn Phùng Triệt, Tuần "ngọc ẩn thạch trung" Cách này phú quý vô song Cự phùng Quyền Lộc cũng đồng vinh xương Cự, Đà, Tấu, Tuế một đoàn Tháng ngày chầu chực công môn miệt mài. Cự môn, Thìn Tuất hai nơi Đầu đình, góc chợ những người ngụ cư Duy tuổi Tân, phản vi phú quý Vì Cự-Môn phương vị Tốn, Tân Sao Cự Nhật, cung Dần Thân Ngộ Quyền, ngộ Phượng, phong vân gặp thì Ngành Tư Pháp, Luật-sư cãi giỏi Mệnh Cự-Môn hội với Tuế Hình Ai người miệng kín như bình Thái-tuế, Việt, Kỵ song hành Cự-Môn Thiên Tướng Tướng Ấn chính vị Công Hầu Binh, Hình, Lộc, Mã hội chầu Mệnh viên Cung Thìn Tuất, Mệnh an Tướng thủ Quan-Lộc cung vượng khí công danh Thiên tướng chẳng kỵ Sát tinh Chỉ hiềm Triệt lộ đầu mình phân hai Thiên tướng là mặt con người Hương trời sắc nước mệnh ai Tướng Hồng Đãn hiềm lấn át quyền chồng Tướng, Phúc, Hình, Kỵ bóng đồng tổn hao Tướng và Khúc, hội Đào Mộc Cái Sắc khuynh thành, chết bởi dâm bôn… Thiên Lương Thiên Lương, mộc chủ Thọ tinh Đông cung Thân, Tuất, Thìn Dần mới hay Nữ lưu thủ mệnh phúc đầy Hao, Hình, Kiếp, Sát một bầy tai ương Mệnh cung: "Ngọ thượng Thiên-lương" Tuổi Đinh, Kỷ, Quý quyền sang nhất triều Hội Thất Sát, Song Hao tại Tỵ Phải đề phòng hiểm họa đao thương Ngộ Trì "Soi bóng đài gương" Vị công hầu, hội Văn-xương một nhà Tuổi hoa nở, đăng khoa cao chiếm Bởi Thiên lương thủ mệnh Tý cung Xương Lộc hội Nhật chiếu xung Đè đầu sĩ tử, văn hùng nhất danh. Thất Sát Thất-sát thuộc Kim ưng đới Hỏa Đóng Dần, Thân miếu địa an bài Giáp, Canh, Đinh, Kỷ bốn người Danh cao, Lộc trọng một đời vinh xương Sát, Xương, Khúc "tứ phương củng phục" Tuổi Mão, Thân thọ phúc song toàn Tốn cung Sát Tử đồng ban "Đế Huề Bảo Kiếm" võ quyền kinh uy Ai người "Lộ thượng mai thi" Vì sao Liêm Sát, đồng quy Sửu, Mùi Ai người trận địa thây vùi Vì sao Kình Sát đứng ngồi Ngọ cung Sát tuyệt địa Đà Dương xung chiếu Thầy Nhan Hồi chết yểu, thương ôi Nữ mệnh Sát, Ngọ Tý ngồi Ngộ Riêu, Kiếp phải lệ rơi vì tình. Phá Quân Phá-Quân thuộc Thủy, Hao tinh Hào hùng, phúc hậu gian manh tuyệt vời Tuổi Canh, Quý Phá ngồi Ngọ Tý An Mệnh viên: "Miếu vị anh tinh" Anh hùng cái thế, tranh vanh Cùng Vũ Tỵ, Hợi "đông thành tây tan" Phải chờ tới vãn niên mới khá Đồng, Khốc, Hư: "tịnh thủ xưng hùng" Giang sơn một kiếm vẫy vùng Miệng cười ròn rã nhưng lòng vẫn nghi Đã táo bạo, còn ưa nịnh, bốc Phá, Tham phùng Mã Lộc dâm, lang Hỏa Hao ngộ Phá tai ương Phá-Quân Linh, Hỏa muôn phương dãi dầu Kình đồng Phá, lại triều Phụ Bật Mão Dậu cung, là đất nghịch thường Hoàng Sào làm loạn trào cương Nhân dân đồ thán, thực phường bất nhân Trai bất nhân, Phá-quân Thìn Tuất Ngộ Khoa, Tuần phản ác vi lương Tuổi Mậu Quý, lắm bạc vàng Hoạnh tài, bộc phát giầu sang một đời Văn Xương Sao Xương, Khúc chủ văn chương Đồng lâm Thìn, Tuất chi hương tuyệt vợi "Miêu nhi bất tú" Nhan Hồi Văn-Xương ngộ Kỵ, uổng đời tài hoa Văn Khúc Văn-khúc chủ văn chương thuộc thủy Mệnh, Thân lâm nhị mộ Tuất Thìn Phùng Khoa, Tuế với Hóa Quyền Văn chương, hùng biện hoàn toàn giỏi giang Vì cùng Vũ-khúc đồng hương Tướng kiêm văn võ, vinh quang một đời Tả Phụ Tả-phụ là sao phù trì Tả, Hữu thủ Mệnh, là đi phương ngoài Giáp Tả Hữu, Thân phù đúng cách Ngôi công hầu, hiển hách một đời Mộ cung Tả, Hữu đồng lai Thăng quan tiến chức, miếu đài viển vinh. Hữu Bật Phụ-Bật ngộ Thái-Âm nhân Chuyên làm bà đỡ, giúp đàn sơ sinh Phụ Bật, Khúc, Tướng đồng viên Thầy lang, Bác-sĩ danh truyền lương y. Thiên Khôi và Thiên Việt Khôi, Lương Thanh Việt, Cái Hồng Trai cận cửu trùng, gái tác cung phi Hồng, Khôi, Xương, Tấu đề huề Sân rồng, bảng hổ danh đề một hai Khoa, Quyền, Lộc, Mã Việt, Khôi. Công thành danh toại, một đời hiển vinh. Thiên Mã Mệnh cung trung, đóng sao Thiên-Mã Tại Dần cung, gọi Mã Trạng-Nguyên Tể Tướng Mã, Thân cung an Ô Truy Ngự-Sử, Hợi nhân Mã lâm Phù thi Mã, Hình xâm Mã vị Xích thố Mã, cung Tỵ Mã ngồi Mã Đà, triết túc quê rồi "Giao trì Lộc Mã" tiền tài đầy kho. Lộc Tồn Mệnh có Lộc, ngộ Phá Không Cát vượng phản biến vì hung tức thời "Uyên ương Lộc hội" tốt vời Công danh hiển hách một đời giầu sang Song Lộc thủ Mệnh quyền chuyên Lộc Đảo, Mã Đảo hết phiền lại lo. Kình Dương Kinh cư Thìn, Tuất Sửu, Mùi Tam phượng cát chiếu, một đời giầu sang Mệnh viên Ngọ, tọa Kình Dương "Mã đầu đới kiếm" biên cương trị vì. Đà La Đà-la bản tính chẳng lành Dần, Thân, Tỵ Hợi đồng hành vượng cung Đà-la hãm địa tối hung Cuộc đời cơ cực, bình bồng độ thân Hỏa Tinh Hỏa-tinh lửa đốt tứ bề Tỵ, Ngọ, Dần, Mão đề huề vượng cung Hỏa cư Hợi, Ngộ Tuyệt đồng Tham, Hình củng hội, lẫy lừng uy danh Hỏa-Tinh Điền-trạch độc hành Cửa nhà tiền bạc tan tành gió.bay Linh Tinh Linh tinh là điện lửa trời Tý, Ngọ miếu địa, hãm thời Dậu, Thân Linh-Tinh Thiên-Việt ở gần Gió mưa sấm sét phải cần tránh xa Kẻo mà sét đánh oan gia. Hóa Lộc Hóa-Lộc thủ Mệnh cung Tý, Ngọ, Mão, Dậu là vùng tốt tươi Lộc-Tồn, Hóa-Lộc sánh vai Chẳng bằng củng chiếu, đông đoài song phương Hóa Quyền Hóa-quyền chủ thế anh hùng Dần Mão Tý Hợi là cung miếu đường Quyền hội Thất-sát Cự-môn Công danh hiển hách, quyền tôn nhất Triều. Hóa Khoa Hóa-khoa chủ văn chương thi cử Hợi Dần Thân Tỵ thủ Mệnh cung Công danh, khoa bảng hanh thông Khoa tinh, vị tướng giải hung tuyệt vời Hóa Kỵ Hóa-kỵ chính sao Kế-đô Âm trầm, cơ sảo mưu đồ cạnh tranh Hóa-Kỵ hội với Quyền tinh Đường mây nhờ ở cơ mưu tuyệt vời Hợi, Tý, Dần, Mão Dậu, Thân Sáu cung vượng địa, Kỵ tinh an bài. Thiên Không Hạng Võ anh hùng ngộ Thiên-Không táng quốc Thạch Sùng hào phú, phùng Địa-Kiếp vong gia Thiên-Không hội với Đào-Hoa Cầm, Kỳ, Thi, Họa tài ba tuyệt vời Cơ mưu quyền biến hơn người Ngàn năm: mệnh bạc là đời tài hoa Thiên Riêu Hình, Riêu phân gái long đong Ví chẳng lộn chồng, ắt cũng phản phu. Thiên-Riêu, Long, Phượng một nhà Thiên hương quốc sắc, nõn nà giai nhân. Thiên-Khốc và Thiên-Hư Khốc, Hư Tý Ngọ cung Mệnh thủ Hội Mã Hình nghiệp võ hiển dương Khốc Hư hội với Kinh Dương Hữu sinh vô dưỡng, ngộ Tang mất người Hậu thành, tiên trở trong đời Bởi sao Hư Khốc cùng ngồi Mệnh-viên. Hồng-Loan Sao Hồng-Loan hội cùng Tử, Phù Gái chính chuyên, thục nữ ngàn xưa. Hồng-Loan ngộ Kỵ cung Phu Gái ngồi quạt mồ, lòng dạ xốn xao Hồng Cơ Tấu Vũ, Hỷ, Đào Câu ca, điệu vũ nghề nào cũng tinh Thiên-Hỷ Sao Thiên Hỷ, chủ mừng vui Thiên-Hỷ thủ mệnh, miệng cười có duyên Hỷ-Thần, Thiên-Hỷ, Hồng-Loan Ba sao đem lại hân hoan trong đời Tam Thai và Bát tọa Giáp Bát-Tọa, giáp Tam-Thai Thiếu niên sớm dự lâu đài nghênh ngang Hỏa, Linh, Kình, Tấu đồng ban Tung hoành bút phượng trong làng văn nhân Bút hoa vùng vẫy phòng văn Tài riêng thiên phú người Tân, Tốn Đoài Càn Hợi ngọc bút vẽ vời Mão Dậu bùa ấn, bút người Phát sư. Long-Trì, Phượng-Các Long-Trì, Phượng-các hai sao Cung Mùi, cung Sửu dòng vao vượng thay Riêu, Hỷ Khốc, "rồng mây gặp hội" Chốn thi đinh danh vọi vọi cao Cái cùng Long Phượng Hồng Đào Chủ quyền nội tướng, anh hào hàng hai Phượng Long giáp Mệnh có tài Trước sau vinh hiển ra ngoài nổi danh Ân-Quang và Thiên Quý Mệnh Thiên-Quý chẳng phùng Không sứ Hội Khoa Xương sĩ tử nể vì Thông minh tài học ai bì Lọng vàng ngựa tía cờ khoe rợp trời. Cô Thần và Quả Tú Cô Thần, Quả Tú hai sao Thiết thân chẳng có bạn nào với ai Tử-Tức mà ngộ cả hai Gian truân vất vả về hai nhi sinh Quả Tú mà ngộ Thiên-Hình Tuổi già đầu bạc một mình không con Chữ rằng: "Họa phúc vô môn" Tam phương cát chiếu, có con muộn mằn. Phi-Liêm Phi-Liêm ngộ Hỏa, Linh, Hình, Việt Thành đạn tên bắt giết, hại thay Phi-Liêm hội Mã, Hổ bay Công thành danh toại, rồng mây gặp thời. Thai-Phụ Phong-Cáo Thai-Phụ, Phong-Cáo, Khoa tỉnh ngộ Bước công danh rộng mở đường mây Cát tinh hội với Cáo Thai Công danh thẳng tiến, lâu đài nghênh ngang Hoa-Cái Khôi, Lương, Thanh, Việt, Cái, Hồng Trai cận cửu trùng, gái tác cung phi Hóa-Quyền Hoa-Cái hội tề Cùng Hổ, Long, Phượng quyền về tay ta Đại Tiểu Hao Song Hao thuộc Thủy đại hà Mão Dậu thủ mệnh, chính là miếu cung Cách là "Chúng Thủy Triều Đông" Phát tài, phát lộc vào không bến bờ Tham-lang ngộ Hao một nhà Cầm vàng nhịn đói, lệ hòa miếng ăn. Thiên-Đức Thiên Nguyệt-đức ngộ Đào Hồng Trai lấy vợ đẹp, gái chồng giầu sang Thiên Nguyệt-đức tọa chiếu phương Cùng là Quan Phúc trừ hung cứu người Thanh-Long Thanh-Long, Mệnh Phúc, Thân tọa thủ Tại Thìn cung, mạnh Thổ, Âm Nam Hóa-Kỵ chiếu hợp tam phương Tuổi Đinh, Tuổi Kỷ toại đường công danh PHÚ ĐOÁN MẠNH THÂN CUNG Ngôi Tử-vi lâm vào chốn hãm Quyền cứu nguy thiểu giảm vô uy Phủ phùng Không xứ tài suy Chung thân nan bảo tư cơ lưu truyền Phượng Long Mão Dậu đôi miền Vượng thì kim bảng ghi tên ngao đầu Mấy người bất hiển công danh Chỉ vì Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi Quý Ân Mùi Sửu hạn lưu Đường mây nhẹ bước danh cao bảng rồng Ân Khôi Quý Việt Cái Hồng Nam cận cửu trùng nữ tác cung phi Công danh đợi tuổi tác cao Giáp Liêm giáp Sát một hào không sai Giáp Bát-tọa giám Tam-thai Thiếu niên đã dự các đài nghênh ngang Giáp Long giáp Phượng mấy ai Trước sau vinh hiển ra ngoài nổi danh Những người nên thiếu công danh Hồng-Loan, Bát-tọa ở mình không sai Hồng Cơ Tẩu Vũ Hỷ Đào Gái nghề ca xướng luận vào Mạnh-viên Hồng-Loan ngộ Kiếp Không lâm thủ Xá bàn chi bần lũ yểu vong Tham Liêm Tỵ Hợi không bàn Chàng Tiêu thuở trước tân toan ngục hình Thiên Nguyệt-đức Giải-thần tàng Cùng là Quan Phúc một làng trừ hung Luận xem phú quý mấy người Mạnh vô chính diệu trong ngoài tam Không. Tọa Quý hướng Quý chẳng phùng Không xứ Gặp Khoa thời nhất cử thành danh Ấn mang vị liệt công hầu Sao lành Tướng Cáo hội chầu Mạnh-viên Đào Hồng Sát Phá Tham Liêm Lâm vào nữ phái chỉ hiềm sát phu Tang Đào ở Mạnh cung sau trước Gái đã đành lỡ bước cầu ô Vận lưu đại tiểu trùng phùng Cát thời thịnh vượng, hung thời chuân chuyên Dương Đà xâm chiếm Mạnh-viên Nói năng loạn thuyết những phường điêu ngoa Lỗ tai điếc lác lo phiền Dương Đà Không Kiếp Cự miền Mạnh-viên Miệng ấp úng nói không ra tiếng Vì Tuế Đà Riêu Cái Mạnh cung Kỵ tinh Xương Khúc đồng cung Nhan-Hồi yểu tử nghĩ thương anh tài Cơ Loan Hồng Phúc Mạnh trung Cửi canh kim chỉ vá may thêu thùa Trai bất nhân Phá-quân Thìn Tuất Gái bạc tình Tham Sát nhân cung PHU ĐOÁN HUYNH ĐỆ CUNG Cung Huynh Đệ Triệt Tuần lâm thủ Chim đầu đàn vỗ cánh bay cao Kiếp Không hai gã khá ngừa Lâm vào Huynh-đệ đơn sơ một mình Phát phùng Hình Kỵ Huynh hương Anh em bất thuận nhiều đường tương tranh. PHÚ ĐOÁN THÊ CUNG Vợ chồng viễn phối tha phương Đào Hồng đối chiếu vào làng Thiên-di Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào Hồng Trai lấy vợ đẹp gái lành chồng sang Vợ về của có muôn vàn Ân-quang Nguyệt-đức, Thái-dương Mã đồng Ai mà Thiên tướng Đào Hồng Ai mà Thiên mã Lộc phùng Thanh Long Sao Thai mà ngộ Đào Hoa Tiền dâm hậu thú mới ra vợ chồng Hoa-Cái Phượng-các Đào Hồng Trai toan nể vợ trong lòng khôn khuây Phu cung Hóa kỵ một mình Tơ tình chưa dứt mối tình đã xui Thiên Riêu bất chính cả đôi Liêm-Trinh viễn phối ở nơi bần hàn Khúc Xương ấy gái chẳng lành Vườn xuân ong bướm hiệp tình thung thăng. Phụ Bật hội Thái-Âm nhàn Gái làm bà đỡ, cứu đàn nhi sinh Hình Riêu số gái long đong Ví chẳng lộn chồng ắt cũng phản phu Đào Riêu số gái ai hay Chồng ra khỏi cửa giắt tay trai vào Triệt Tuần ngộ Mã Hình, Thê vị Vợ bỏ chồng đào tỵ tha hương Đào tinh mọc ở Nô cung Gái ngoan mắc tiếng bất trung cùng chồng Vợ chồng nay giận mai hờn Phục-binh Hóa-kỵ nơi tòa Phu Thê PHÚ ĐOÁN TÀI BẠCH CUNG Lộc-tồn Thiên-Mã cùng Gia Có người buôn một bán ba nên giầu Song Hao Hội tại Phúc Tài Tán nhiều tụ ít mấy ai nên giầu Ấy ai phúc lộc đề đa Vũ Lộc Thiên-mã chiếu hòa Tài cung Ấy ai danh lợi thong dong Bởi vì Tả Hữu hội đồng Đế tinh Ấy ai địch quốc tiếng đồn Bởi vì Thiên-mã hội cùng Tràng-sinh Tứ-sát đóng ở Hợi cung Khi hết lại có khi vơi đầy Phá-quân đóng ở Tài cung Đồng tiền lên xuống lựa dòng nước xuôi Số ai đầm ấm thanh nhàn Vì chưng Tả Hữu hội ba Khoa Quyền Nghèo hèn bởi tại Kiếp Không Dương Đà Linh Hỏa long đong bôn trì Song Hao lâm đến Phúc Tài Nhọc lòng uổng phí công ai giữ tiền PHÚ ĐOÁN TẬT ÁCH CUNG Triệt Tuần đóng tại Ách cung Tai nào cũng khỏi nạn nào cũng qua Hình Dương Hoa-cái ngộ Đà Hạn hành năm ấy đậu hoa phải phòng Hỏa Linh Trì Mộc chiếu soi Lánh mình lửa cháy nước sôi phải phòng Kỵ Đà Tấu Tuế một đoàn Đêm ngày chầu chực cửa quan mỏi mòn Bệnh-phù ngộ Thiên-hình tai vạ Ất có người chịu họa phong sương Bật đởm tri túc rất hung Bởi vì Tật ách Bệnh phùng Kiếp Cơ Linh Phù Sát Phá hạn cao Vua Văn thuở trước phải vào ngục trung Ách cung Bạch-hổ huyết hư Ách cung Thiên-Khốc Cư Hư phong đàm Dương Đà Hình hội mục tý Âm Dương Riêu Kỵ cho nên mắt lòa Tham-lang Hỏa-kỵ hạn phùng Cự-môn Hỏa-kỵ phải phòng giếng ao Kiếp Không Hình Việt xấu sao Hỏa Linh Hình Việt gươm đao búa trời PHÚ ĐOÁN THIÊN DI CUNG Thiên-di ấy Mã Binh ngồi Đánh đông dẹp bắc pha phôi cõi ngoài Quan cung hỷ ngộ Hồng Đào Thiên-di tối kỵ Kiếp Không lâm vào Long đong đông tẩu tây trì Chẳng qua Thiên-mã Thiên-di hãm nhà Chơi bời du thủy du san Thiên-di ngộ Mã gặp chàng Đà-La Thiên-di Nhật Nguyệt giáp đôi Nhất sinh xuất ngoại nhiều nơi thế thần Thiên-di Hoa-cái Hỷ-Thần Thiên-di Phụ Bật quý nhân yêu vì Thiên-di Hóa-kỵ ra ngoài Kẻ thù người oán chẳng ai gần mình Tướng-quân ngộ Triệt trước miền Ra đường gặp giặc mình liền tan thây Thiên-di Địa-kiếp Cơ Liêm Hồn quy phách lạc cánh tiên lánh phàm PHÚ ĐOÁN NÔ BỘC CUNG Con em xạ khứ xạ hoàn Bởi sao Nhật Nguyệt hãm ngồi Nô cung Hình Kỵ Tả Hữu hội cung Gia trung rộn rịp ung dung tớ thầy. PHÚ ĐOÁN QUAN LỘC CUNG Mộ phùng Tả Hữu đồng lai Thăng quan tiến chức miếu đài hiển vinh Đồng Lương hội chiếu Dần Thân Khi xưa bạch thủ mà nay sang giầu Khốc Hư Tý Ngọ đồng trì. Thiên-Hình Dần Mão chiếu vì Quan cung Lộc phùng Tử Mã nhất ban Phong vân tế hội Mã Long Hỷ đồng Khôi Lương Cái Việt Tấu Hồng Nam cận cửu trùng, nữ tác cung phi. PHÚ ĐOÁN ĐIỀN TRẠCH CUNG Triệt Tuần đóng ở cung Điền Tư cơ cha mẹ không truyền đến cho Phá-quân sao ấy tán tài Lâm trạch bán hết lưu lai tổ điền Tang-môn ngộ Hỏa xấu sao Chiếu soi phương nào, chốn ấy hỏa tai Ân-quang phùng Đào Hồng Điền-trạch Ấy cô dì lưu lại ruộng nương Long-trì Địa-kiếp đồng hương Giếng bồi ao lấp ở bên nhà này Cơ Lương tương hội Tuất Thìn Mộc lâm tổ nghiệp đến hồi lai sinh Khốc Hư Tang hội chẳng lành Tổn người hại của chẳng yên được nào. PHÚ ĐOÁN PHỤ MẪU CUNG Âm Dương Tuần Triệt tại tiền Mẹ cha ắt đã quy tiên thuở nào Phụ-mẫu cung hội Thiên-Lương Mẹ cha đồng hưởng thọ trường an vui. PHÚ ĐOÁN TỬ TỨC CUNG Tử cung ngộ Kiếp Không gia Nuôi con chẳng mát đã ba bốn lần Khốc Hư đồng ngộ Dưỡng tinh Sinh nhiều nuôi ít gian chuân thuở nào Hiếm hoi bởi tại Hình Hao Quý tinh trước cửa một hào đông con Thiên-hình Sát Hổ Tử cung Đến già chẳng thấy tay bồng tay mang Sinh con những giống ngẩn ngơ Tử cung xung chiếu Sát Đà Kiếp Không Tử cung Không Kiếp trùng giao Bệnh phùng băng huyết thay bào phù hoa Tới Phật đường cầu tự mới sinh Tràng-sinh Đế-vương đa nhân Giáp chiếu Nhật Nguyệt có lần sinh đôi Đế-vượng ngộ Thai Khôi cùng Tướng Có dị bào hai ngả anh em Sinh con số hiếm rõ ràng Bởi sao Đà Kỵ lâm hàng Tử cung Hổ Lang Không Kiếp tang giao Sinh con chẳng mát đã ba bốn lần Sinh con Quyền Lộc hiển vinh Sinh con Khôi Việt văn tinh đỗ đầu Sinh con Long Phượng sang giầu Khúc Xương chiếu giáp thập hầu tặng phong Hỷ-thần hội với Phúc tinh Dương danh quý tử hiển vinh sang giầu Tử cung Thai-tướng Phục-binh Vợ chồng ắt hẳn tư tinh thuở nào Cô-thần Quả-tú hai sao Gian chuân vất vả về hài nhi sinh PHÚ ĐOÁN PHÚC ĐỨC CUNG Phá Tý Ngọ, trưởng phiêu lưu Thủy Kim hợp cách, Sửu Mùi Khúc Xương Dần Thân Không Kiếp cơ hàn Cự Cơ Mão Dậu phúc càng thêm hay. Thìn Tuất Tham Vũ cũng hay Chớ ai Tỵ Hợi phúc bầy Không vong Thất-sát tròn thẳng mà dài Tham-Lang Phượng-các là loài chim muông Liêm-Trinh ngộ Hỏa tiêm đầu Thiên-Lương có chẩm gối đầu thảnh thơi Hai quan Tướng Phá cùng ngồi Tướng trong là giáp binh ngoài là chiêng Tổ sớm Tử Phủ một miền Những sinh có nước tả truyền hữu lai Phòng văn đồ duệ án tiền. Tân nghiên tân bút Chấn Canh cổ kỳ Cò Hóa-lộc bảng Hóa-khoa Ngựa đi Thiên-mã, voi quỳ Kình-Dương Văn-Khôi Vũ Việt thịnh đường Tả Long hữu Hổ thuận tường phân kim Kiếp Không Tuần Triệt gia liên Có ông mất mả ở miền quan sơn Tang-môn Cô-quả Đào Hồng Họ hàng có kẻ góa chồng cô đơn Khốc Hư Cơ Cự muôn vàn Đường đi lẩn quất Vũ nhàn Triệt không Đà tiền ngộ Mã Tương xung Trai bị hình ngục gái phòng nghiệt thương Rể cây khôn tránh khỏi đường Phá liêm Mão Dậu Điếu Tang một tòa Lộc nhàn Mã ngộ Kiếp không Long phi Hổ tấu một dòng phiêu lưu Lộ bàng Triệt Ngộ Phá quân Đà la diệu táng mộ phần đảo thi Mã Đà gái lấy chồng xa Thiên-cơ Hư Nhuận bệnh ra điên cuồng Thái-dương tam địa mộ phần Thái-âm tam tại âm nhân rỏ ràng Ngộ hãm tứ tại tổ đường Thiên-đồng tam địa thời phong bốn đời Vũ-khúc Thiên-tướng năm đời Cơ Tham thứ sáu bảy đời Cự Lương Tả phủ thượng tổ ngôi dương Hoa-Cái mộ mới cũng ngôi Hỷ-thần. (Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2022

CẦU LÀNG QUÊ TÔI

Cầu Làng quê tôi – một thời để nhớ. Quê tôi xã Thanh Phong có con hói chảy gần vòng quanh xã, bốn phía tiếp giáp các xã Thanh Hưng, Thanh Tường, Xuân Sơn, Minh Sơn, Nhân Sơn đều phải lội hoặc đi qua những cây cầu khỉ, cầu gỗ như Cầu Bào, cầu Cần, cầu Vinh Ân... Cầu Làng là một trong những cái cầu đơn sơ như thế. Cầu Làng bắc qua con hói chảy qua làng Hòa Mỹ chia đôi làng này thành 2 nửa, Phong Hòa và Phong Trà, nằm trên đường liên xã liên huyện từ Thanh Đồng lên Minh Sơn, nay gọi là Quốc lộ 7B. Qua thăng trầm của lịch sử, cầu đã được tu sửa làm mới nhiều lần. Ngày xưa cầu làm bằng những bó tre hai ba cây bắc qua hói, có dàn tay vịn. Trâu bò không thể đi qua mà chỉ có người mới đi được. Trẻ con những đứa yếu bóng vía cũng không dàm bò qua bởi hói sâu, nhìn xuống hơi bị ngợp. Bên cầu có mấy cây đa rợp bóng nay thì đã chết vì già cỗi. Tôi có đứa cháu là Trần Văn Mão gọi tôi bằng cậu, nay cũng đã làm cán bộ tỉnh, hồi ấy mới khoảng 7 tuổi mà vẫn dám bò qua cầu một mình đi bộ lên Phong Diên thăm ông bà ngoại và nhờ cậu cắt tóc, bởi vùng ấy, thời ấy không có thợ cắt tóc như bây giờ. Mà cậu thì vốn đa năng, không giỏi nhưng cấy chi cũng biết. Ông bà khen, các cậu, dì đều khen nức nở: thằng ni gan thật. Năm 1969, sau khi Bác Hồ mất, với tinh thần biến đau thương thành hành động cách mạng, huyện Thanh Chương cũng như xã Thanh Phong đều huy động thanh niên đi làm các công trình thủy lợi lớn phục vụ quốc kế dân sinh. Chúng tôi được huy động đi xây công trình thủy lợi đập Cầu Cau ở Thanh An, nay là hồ Đảo Chè, một thắng cảnh đẹp đang thu hút nhiều khách du lịch đến từ các vùng miền trong cả nước. Tiếp đà cách mạng tiến công, xã Thanh Phong cũng mở công trình xây dựng đập Cầu Làng, bằng cách đào một khúc hói mới uốn dòng chảy và làm cầu bê tông kiên cố rộng khoảng 2,5m, chặn dòng chảy của con hói cũ, phá cầu khỉ. Từ đây quê nhà như bước sang trang mới. Cuộc sống, sự đi lại của người dân quê tôi đã được đổi đời. Đập nước dâng cao gần chục mét, nước trong xanh 4 mùa đủ tưới cho cả mấy cánh đồng làng tốt tươi màu mỡ. Người xe đi lại thuận tiện, trâu bò qua lại dễ dàng, đặc biệt các em nhỏ tới trường học không phải bò qua cầu tre lắt lẻo hàng ngày nữa. Tôi nhớ anh cán bộ kỹ thuật của phòng Thủy lợi huyện về trực tiếp chỉ đạo thiết kế và thi công tên là Hân, người mảnh khảnh, da hơi đen, có cặp mắt sáng và đặc biệt rất nhiệt tình, trách nhiệm và sâu sát. Anh quê đâu thì tôi cũng không rõ. Ngày nay ai đi qua Cầu Làng nhìn xuống thấy một khúc con hói cũ bị ngăn dòng vẫn còn dấu tích. Sau đập Cầu Làng, anh Hân còn giúp xã tôi xây đập Cơn Ớt để phục vụ tưới tiêu cho đồng Rai Rái và mấy cánh đồng khác, mà trước đây phụ thuộc nước nông giang lấy từ Ba ra Đô Lương. Dân quê tôi vẫn không bao giờ quên hình ảnh thân thương và tình cảm, sự đóng góp của anh đối với xã nhà. Cũng nhờ có cầu, có đập thủy lợi mà cuộc sống của người dân quê tôi ngày càng khởi sắc, không còn là vùng đất “tứ tắc” như ngày xưa nữa. Mỗi lần đi qua cầu thấy các chị các cô gái dưới cầu giặt áo, gội đầu hong tóc, cười nói râm ran, các em nhỏ nô đùa bơi lội trên dòng nước mát cảm thấy quê hương thật thanh bình yên ả. Mặc dù thời chiến tranh, lại thời kỳ làm ăn tập thể nên kinh tế vẫn nhiều thiếu thốn. Bước sang thế kỷ 21 con đường liên xã xưa được quy hoạch và nâng cấp lên thành Quôc lộ 7B nối đường Quốc lộ 46 chạy qua xã nhà, lên Minh Sơn, Tân Sơn băng qua Quốc lộ 7A chạy ra Yên Thành, Diễn Châu. Đây là dự án lớn của nhà nước. Đường được nắn lại và mở rộng, Cầu Làng bằng bê tông xưa cũ được thay bằng cây cầu hiện đại bề thế lớn hơn rất nhiều, 4 làn thì chưa được nhưng 2 làn thì ô tô chạy thoải mái. Đường được đắp cao, cầu cũng xây cao nên không còn bị lũ lụt ngập như trước nữa. Mỗi khi về quê, trước đây đường khúc khuỷu lầy lội, nay xe cứ chạy bon bon một mạch về tận nhà thật là biết bao sung sướng. Nhớ lời bài hát của Giáp Văn Thạch phổ thơ Đỗ Trung Quân: “Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày” sao mà nồng nàn da diết. Con em Thanh Phong dẫu học tập, công tác hay làm ăn khắp 4 phương trời vẫn luôn nhớ về quê hương, nơi quê cha đất tổ với những kỷ niệm đẹp đẽ thân thương và tình đất tình người sâu nặng./. Viết theo lời hẹn với bạn Trịnh Xuân Ngũ khi được đọc bài thơ của bạn ấy trên trang “Quê Nhà Thanh Phong”. Cảm ơn bạn Ngũ và các bạn rất nhiều! TP Vinh 2/4/2022 Quang Lê tức Lê Quang Đạo. Trước nhà ở xóm 6B nay là xóm 5, dưới chân rú Bạc, phía trong Cây Sui lịch sử.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2022

KÝ ỨC TUỔI THƠ: CƠN DA BA CHÁNG CHÍN CHỒI

KÝ ỨC TUỔI THƠ: CƠN DA BA CHÁNG CHÍN CHỒI “Cơn da ba cháng chín chồi Ai về Diên Thọ cạp cồi lồ ngô”. Câu ca xưa nói về một thời khốn khó như vẫn còn văng vẳng. Quê tôi cây đa người ta thường gọi là cơn da. Cây đa ở quê tôi ngày xưa nhiều lắm, thường là cổ thụ cành lá sum suê, được trồng ở đầu làng, cuối xóm hay bên cầu bên hói. Nhưng nay thì hầu hết đã bị chặt phá, một số do quá già rồi cũng tự hủy theo quy luật tự nhiên Sinh – Trụ - Hoại – Diệt. Còn cây đa ba cháng chín chồi này là cây đa ở xóm Diên Thọ, thuộc làng Diên Tràng, xã Thanh Phong quê tôi hiện nay vẫn còn, nó cách cây Sui lịch sử khoảng 300m về phía tây. Nó có ba cành lớn mọc ra từ đoạn trên gốc, từ ba cành lớn đó mỗi cành lại mọc ra ba chồi nữa nên gọi là ba cháng chín chồi. Còn những cành con kế tiếp thì nhiều vô kể. Cái này thì hoàn toàn chính xác bởi tôi có hai bà O ruột lấy chồng về xóm này, nên hồi còn nhỏ tôi đã từng đến tận nơi xem và đếm. Chuyện về hai bà O tôi sẽ kể tiếp đoạn sau. Xóm Diên Thọ ngụ trên một quả đồi thấp dưới chân Rú Trè thơ mộng. Xóm tuy nghèo nhưng người dân siêng năng, cần cù chất phác, chịu khó làm ăn. Nhiều người giỏi và thành đạt, tiêu biểu như Cố Phan nhà cách mạng lão thành, đảng viên 30 - 31, ông Nguyễn Bá Thụ, nguyên Cục trường Cục Kiểm lâm Việt Nam, hồi đương chức được lên truyền hình VTV suốt. Hồi Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931, khi Đảng CSVN mới thành lập, Tỉnh ủy Nghệ An đã đóng ở đây, cây Sui lịch sử là nơi cất dấu tài liệu, nhà thờ họ Nguyễn Ích, Nguyện Duy là nơi văn phòng làm việc, hội họp và in ấn tài liệu. Những địa chỉ ấy nay đều là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Nói về con người nơi đây có câu vè: “Nguyên Ngợn, Khoa Cư, Kỹ sư Mạo Bé”. Nguyên Ngợn thì tôi không rõ lắm, sau này tìm hiểu thì được biết ông nổi tiếng vì mát tay, mỗi khi đi chợ các bà bán lợn bán gà đều nhờ ông sờ đầu vuốt đuôi để bán được nhanh và đắt khách. Cứ mỗi lần đến chợ họ nhìn thấy ông là nhờ “lại sờ cho tui một cấy”, ông mần liền, sau khi bán được họ lại tặng mấy đồng để ông ăn quà. Nhiều người trêu ông bảo ông sướng, vừa được sờ vừa được quà, ông cười tít mắt. Còn Khoa Cư là nói về chú Nguyễn Ích Khoa con ông Chắt Cư, chú là em trai dượng Cư tôi. Chú đẹp trai, thông minh học giỏi, có mái tóc mây bồng bềnh trông rất lãng tử. Hồi đầu những năm 60 của thế kỷ trước chú đã thi đỗ và học Đại học Y khoa Hà Nội sau làm bác sĩ Quân y đi chiến trường. Hồi đó mà đã đi học đại học ở Hà Nội là hiếm lắm, hơn nữa lại là học bác sĩ. Quê tôi có nhiều gái đẹp, nhiều cô mê chú, nhưng cuối cùng chú cưới cô Chư con ông Cu Thi. Nhà ông Cu Thi có nhiều con gái, bà đầu sinh 7,8 cô đều trắng trẻo nõn nà. Ông cưới thêm bà hai vần mãi rồi cũng đẻ được một cậu con trai. Cô Chư đẹp người đẹp nết, sau đi ngành lương thực cũng là một ngành hót thời bao cấp. Sau giải phóng 1975 cô theo chồng vào Nam và hiện cả nhà định cư ở Sài Gòn. Còn Mạo Bé là nói về anh Mạo con ông Cu Bé. Ông Cu Bé người to khỏe, da đen trũi, gân bắp cuồn cuộn, ông làm nghề kéo cưa, ông ăn khỏe có tiếng, chắc cái nghề này nó phải vậy, ăn ít sức yếu không kéo cưa được. Hồi đó gỗ hiếm, trong làng trong xã ai có cây to muốn xẻ ván làm nhà đều phải qua tay ông. Vợ mất sớm, ông ở vậy nuôi con. Anh Mão cũng khỏe, da cũng đen như bố, học giỏi. Cũng ra Hà Nội học đại học sau chú Khoa vài năm, sau tốt nghiệp kỹ sư rồi làm việc ở ngoài đó luôn. Chuyện vợ con của anh tôi cũng không rõ lắm. Xóm Diên Thọ gần trung tâm xã, xã tôi lại thuộc vùng đất tứ tắc, bốn bề rào hói bao quanh nên hồi chiến tranh có nhiều cơ quan sơ tán về đây, trong có có cơ quan Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tỉnh, ty Thương binh Xã hội... Bởi vậy mà xã tôi thường hay có chiếu phim, có khi có cả văn công về phục vụ. Tôi còn nhớ rõ có lần Đoàn văn công Ca Múa Nhạc về biểu diễn mấy đêm liền, xã phải cắt cử người trực phòng không, khi nghe tiếng máy bay từ xa phải đánh trống báo động để mọi người biết tản ra trú ẩn. Máy bay đi xa, đánh trống báo yên, văn công lại tiếp tục biểu diễn. Trong đoàn có nhiều cô rất trẻ và rất xinh, lại hát hay múa dẻo làm cho trai làng tôi nhiều anh bị “say nắng” xem xong trên đường về bàn tán xôn xao. Sáng mai ngủ dậy đã thấy mấy anh lấp ló đi qua đi lại trước cổng những nhà có văn công đóng, ý chừng là muốn xem mặt, coi mắt. Chắc đêm qua xem văn công về các anh khó ngủ. Nói đến Diên Thọ mà không nói đến Cố Nguyên, nghệ nhân làm nơm của xóm thì hơi khiếm khuyết. Nhà cố cách cây đa ba cháng khoảng dăm chục mét. Cố có tài làm nơm, nơm cố hình trấy bần, vừa đẹp vừa bền. Nguyên liệu làm bằng tre hóa, vành bằng cành cây quỳnh châu. Ai muốn mua nơm phải đặt tiền cọc trước cả tháng. Sở dĩ nơm cố đắt khách một phần vì nó đẹp và chất, một phần nữa nghe làng đồn là may cá. Cố có anh con trai là Nguyễn Duy Ba làm chủ nhiệm HTX Phong Diên, thời kỳ xã tôi có bốn hợp. Nhà cố cũng gần với nhà cố Cu Cảnh tài săn bắt mà tôi đã kể ở mấy bài trước. Giờ nói về hai bà O của tôi. O chị là O Hạnh lấy dượng Nguyễn Ích Niên. O dượng đều đi công trường tận trong Vĩnh Linh, giáp vĩ tuyến 17. Hồi chiến tranh phá hoại, Mỹ leo thang ném bom bắn phá miền Bắc, O đưa con sơ tán về quê, còn dượng vẫn phải bám trụ vừa công tác vừa chiến đấu cho đến khi nghỉ hưu. O dượng sinh được hai trai hai gái, hiện nay có anh Dương con trai trưởng định cư ở thị trấn Quỳ Hợp, về hưu làm thêm nghề xay xát nên kinh tế cũng khá vững. Còn O em là O Đỉnh lấy dượng Chắt Cư, cũng người họ Nguyễn Ích. Dượng Cư tôi khá khéo tay. Hồi mới đến tán O tôi mỗi khi đến chơi dượng thường làm sẵn một con diều con cỡ to hơn bàn tay kèm một đoạn dây tặng tôi. Được tặng diều tôi mừng lắm, liền kéo theo thằng em bé xíu chạy ngay ra ngõ thả, để mặc O dượng nói chuyện thoải mái. Không chỉ tặng diều mà dượng còn hay cắt tóc cho tôi nữa. Dượng cũng hay làm các việc giúp đỡ ông bà tôi. Tôi còn nhớ dượng làm cho bà nội tôi cái khung để đèn hoa kỳ rất đẹp, có đế gỗ và hai thanh thép bảo vệ chắc chắn, thêm cái ngoắc treo. Hai bên chụp đèn được bảo vệ bằng 2 cái lò xo nên chụp giữ được rất lâu, ít bị rơi vỡ. Bà tôi thích lắm. Giờ thì các O dượng tôi đã là người thiên cổ. Chú Hùng con trai làm ăn cũng khá. Vườn rộng trồng chè chuối và nhiều loại cây ăn quả. Trong chuồng có gần chục con hươu nên hàng năm bán lộc nhung cũng kiếm được hàng trăm triệu. Xóm Diên Thọ xưa nghèo khó là vậy, ăn ngô khoai sắn quanh năm, thời đang còn hợp tác xã mỗi ngày công cũng chỉ được dăm ba lạng thóc. Không ít nhà mới sáng mùng một tết đã thấy vào rày nhổ sắn về ăn. Nay nhờ cơ chế đổi mới, lại thêm tính cần cù chịu khó, nên không chỉ chú Hùng em tôi mà nhiều nhà đã mở ra hướng làm ăn mới, chung vốn làm trang trại, mở ốt kinh doanh buôn bán, làm dịch vụ, cho con đi lao động nước ngoài, v.v.. nên đời sống đã khá lên rất nhiều. Đường làng ngõ xóm được mở rộng phong quang sạch sẽ, nhà cửa khang trang, nhiều nhà xây được nhà tầng, xe máy, điện thoại di động, ty vi đời mới, tủ lanh, bếp ga có cả, có nhà còn sắm được cả ô tô nữa. Câu ca: Cây đa ba cháng chín chồi/ Ai về Diên Thọ cạp cồi lồ ngô. Đã thực sự lùi vào dĩ vãng./. Quang Lê (tức Lê Quang Đạo)

ĐÌNH LÀNG AI CÒN NHỚ

Đình làng ai còn nhớ? Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng làng, những bậc có công với làng với nước, là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi làm việc của các chức sắc, nơi vui chơi giải trí, hội họp của dân làng, là thiết chế văn hóa quan trọng ở các làng quê xưa, nhất là vùng bắc bộ và trung bộ. Đình làng cũng là nơi làng mở hội mỗi khi tết đến xuân về. Hình ảnh cây đa giếng nước sân đình đã ăn sâu trong ký ức của bao thế hệ. Đình làng còn là nơi chứng kiến bao cuộc chia tay tiễn trai làng lên đường ra trận. Có thể nói Đình làng là linh hồn là bộ mặt của các làng quê thời phong kiến đã đi váo thơ ca nhạc họa một thời. Có ai đó từng viết: “Những chiều Trường Sơn núi rừng cô quạnh Mẹ hiền ơi con chợt nhớ quê mình Khói lam chiều giàn mướp lá lên xanh Con bướm nhỏ, mái đình xưa nhớ quá”. Trong dân gian truyền tụng câu ca: “Toét mắt bởi tại hướng đình Cả làng toét mắt riêng mình em đâu”. Câu ca dao đã cho thấy vị trí và tầm quan trọng của đình làng. Hướng đình, theo quan niệm dân gian không chỉ ảnh hưởng tới sự giàu nghèo, thịnh suy của làng mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân cư trú trong làng ấy. Có nhiều chuyện kể hay về đình còn lưu lại đến ngày nay. Chuyện kể lại rằng thầy Địa lý Tả Ao quê làng Tả Ao, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, (trước là Nghệ An) đã từng lấy hướng đình và chỉnh sửa hướng đình cho nhiều vùng quê để làng thịnh vượng, giàu có, phát triển, học hành đô đạt… như làng Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định, hay đình làng Nam Trì ở xã Đặng Lễ, Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.v.v.. Chuyện kể làng Hành Thiện vốn được ở trên một thế đất đẹp, nhiều người học giỏi, nhưng chưa có ai đỗ đạt. Một lần Cụ Tả Ao đi qua, xem xét và nói với mấy người dân nơi đây là có thể chỉnh sửa phong thủy để làng phát khoa bảng, làm quan. Dân làng mừng lắm liền báo với các cụ Thủ chỉ thành tâm sắm lễ nhờ cụ giúp đỡ, cụ bảo thế đất làng này như một con cá đang bơi ra biển nhưng cá không có mắt, và đã chỉ cho làng vị trí đào một cái giếng gần đình làng, gọi là giếng mắt cá, giếng đào xong nước trong vắt, ngọt và mát. Sau đó làng đã có nhiều người đỗ đại khoa, tiến sĩ, phó bảng, nhiều người làm quan to. Thế mới có câu “Bắc Hà Hành Thiện, Hoan Diễn Quỳnh Đôi” Với đình làng Nam Trì, cũng có lần cụ tình cờ đi qua thấy thế đất Phượng Hoàng Hàm Thư rất đẹp, cụ bảo nếu lấy hướng đình làng cho chuẩn thì làng này sẽ có nhiều người đỗ đạt, đường khoa hoạn sẽ được mơ rộng. Dân làng nhờ cụ và cụ đã chỉnh sửa hướng đình cho làng, sau khi chỉnh sửa không lâu làng đã phát khoa bảng, phát quan to. Văn có Tiến sĩ, Võ có Quận công. Dân làng mừng lắm, tôn cụ làm thành hoàng làng và xin lập sinh từ, tức lập đền thờ cụ ngay khi cụ vẫn còn sống. Nghệ Tĩnh cúng là đất văn vật, nơi được mệnh danh là địa linh nhân kiệt cũng từng có rất nhiều đình chùa đẹp như đình Hội Thống, Nghi Xuân, đình Hoành Sơn, đình Trung Cần ở Nam Đán, đình Võ Liệt ở Thanh Chương.v.v.. nhưng hầu hết đều đã bị triệt hạ. Quê tôi xã có 4 làng đều mang những cái tên rất đẹp: Thanh Bang, Phú Thọ, Diên Tràng, Hòa Mỵ. Sau đổi tên là Phong Bang, Phong Phú, Phong Diên, Phong Hòa. Bốn làng có 4 ngôi đình nhưng tôi nhớ đình làng Thanh Bang nay gọi là Phong Bang là to đẹp và bề thế hơn cả. Các đình này hiện nay không còn nữa vì đã bị phá hủy từ sau cải cách và từ những năm đầu xây dựng hợp tác xã để phần thì xoa bỏ tàn tích phong kiến, bài trừ mê tín dị đoan, phần để lấy vật liệu làm kho, làm trụ sở, cửa hàng, trường học. Xung quanh chuyện phá dỡ đình cũng không ít những chuyện bi hài đã xẩy ra. Nếu có điều kiện tôii sẽ kể sau. Với thế hệ tôi thì những ấn tượng sâu sắc vè đình làng vẫn còn hằn sâu trong ký ức với những kỷ niệm đẹp đẽ. Tôi nhớ một kỷ niệm nhỏ nhưng khó quên khi tôi còn tuổi thiếu niên với đình làng Phú Thọ. Đó là dịp đại hội đảng bộ xã, tôi được anh Lê Văn Hạnh phụ trách thiếu nhỉ đưa tôi cùng bạn Lê Văn Hỉ, sau cải tên là Huy, đi biểu diễn văn nghệ chào mừng đại hội. Nói biểu diễn cho oai vạy thôi nhưng chúng tôi chỉ hát có hai bài. Chúng tôi băng qua bàu Dì theo đường bờ quai cơn Trai, đây là đường tắt tuy hơi khó đi nhưng gần. Chúng tôi đi qua cổng nhà anh Cảnh Mậu con ông Lý Tụy, nhà anh Thục con ông Đồ Diện, đi tiếp gần cây số đến đình làng. Đại hội đang họp..Sau lời giới thiệu, anh Hạnh dẫn tôi và bạn Hỉ tiến lên sân khấu. Tôi hồi hộp mang cây đàn Măng-rô cùng bạn Hỉ tiến lên. Chúng tôi biểu diễn 2 tiết mục, tôi đánh đàn còn bạn Hỉ đơn ca bài GIẢI PHÓNG MIỀN NAM và bài VỪNG TRỜI ĐÔNG. Chúng tôi hát xong cúi chào, đại hội vỗ tay. Một bác lên cám ơn. Biểu diễn xong ba anh em chúng tôi lại băng qua Bàu Dì theo đường bờ quai đi về nhà. Kỷ niệm nhỏ nhưng tôi nhớ mái và xem đó là một trong những kỷ niệm có ý nghĩa gắn với đình làng của tuổi thơ tôi và thế hệ chúng tôi. Còn với các bạn thì sao? Đình làn và những kỷ niệm. Ai còn nhớ xin kể tiếp. Quang Lê tức Lê Quang Đạo

Ký ức tuổi thơ: BÀU DÌ NHIỀU TÔM CÁ

Thanh Phong quê tôi nhiều đồi núi, chia khắp cả bốn làng. Tuy vậy cũng có 2 cái bàu khá to và nổi tiếng. Đó là Bàu Dì và Bàu Rò. Dân gian có câu: "Trọng chi mi, trọng bàu Rò rạch Giám". Đó là muốn nói những nhà có ruộng tốt ở hai vùng ấy, bàu Rò và rạch Giám. Ruộng tốt đến mức không bao giờ phải phân tro vẫn cho năng suất cao. Nếu bón thêm phân thì lúa tốt quá sẽ bị dộp. Bàu Dì rộng hơn bàu Rò rất nhiều. Cá tôm cua ốc trai cũng nhiều hơn. Cả 2 bàu này đều thuộc dân làng Phú Thọ quản lý canh tác. Xã có bốn làng: Phú Thọ, Diên Tràng, Thanh Bang, Hòa Mỵ. Những năm 60 của thế kỷ XX đổi tên Phú Thọ thành Phong Phú, Diên Tràng thành Phong Diên, Thanh Bang thành Phong Bang, Hòa Mỵ thành Phong Hòa. Làng Phú Thọ (tức Phong Phú), có nhiều xóm như Đông Phượng, Đông Tỉnh, Đông Lĩnh, Đông Mỵ, Đông Thanh, Đông Thọ và xóm Độn. Nhà tui thuộc xóm Đông Phượng. Tất cả các xóm đều quần tụ quanh bàu Dì và bàu Rò. Nhớ quê lại nhớ câu ca: "Ai về Phú Thọ mà coi. Bắc cơm lên bếp xách oi ra bàu". Quả vậy, khi nhà có khách chỉ cần xách oi ra đồng một lúc là có thể kiếm được bữa tươi ngon lành tiếp đãi. Nào tôm nào cá, cua ốc ếch... nhưng dễ kiếm nhất vẫn là cua, ốc, trai. Không cần nơm vó hay te rứa nhủi chi hết. Chỉ cần tay không vẫn bắt được cả giỏ. Chả vậy mà mấy bà mấy dì đi cấy khi đi mặc mấn (váy) dài ngang bắp chưn, khi về bà mô bà nấy lận trong lưng mấn mấy vòng tất cả những gì bắt được như tôm, cá, ốc, cua, trai... đến mức mấn kéo lên gần ngang bẹn, để lộ cặp giò trắng phau nần nẫn, khiến các bà các dì khi xuống ao rửa chân không dám cúi thấp mà chỉ khỏa qua qua, vì sợ quân con nít ngồi câu trên bờ tọc mạch. Về nhà kêu con tháo ra được cả một chậu đầy. Cá tôm thì kho tương, kho khế, trai ốc xào chuối xào măng hay nấu dấm. Cua đem rang với lá tắt, hoặc giã vắt lấy nước nấu canh rau, hay dấm chuối, dấm mùng. Bã dùng cho gà ngan vịt lợn... thời đói kém người làng sống nhờ những món này. Trẻ con lớn lên khỏe mạnh cũng nhờ những món này. Các cô gái xinh đẹp da trắng hồng, tóc dài đen mượt mắt sáng long lanh cũng nhờ những món này cả. Mặc dù trong mỗi bữa ăn khoai sắn thường nhiều hơn cơm. Hai bàu này không bao giờ khô nước. Hết mùa thu hoạch rảnh thời gian mọi người lại ùa xuống bàu kiếm tôm kiếm cá. Mùa rét bắt cá cóng. Mùa nóng bắt cá say nắng. Giữa rốn bàu còn có mấy cái đìa như đìa cố Giảng, đìa cố Sửu, đìa cố Hoe Đoan có rất nhiều cá, nếu đắp cửa đìa tát có khi bắt được những con cá tràu cá gáy nặng một đến hai kg. Thỉnh thoảng còn bắt được rắn, trăn, kỳ đà nữa. Bàu tuy sâu nhưng vãn cấy được hai vụ lúa, vụ đông xuân cấy lúa chiêm và vụ thu hè cấy lúa ba tháng. Vụ mùa không cấy được vì lụt. Khoảng từ tháng 7 âm lịch đến tháng 12 âm lịch bàu để không, mọi người nơm vó thoải mái, chỉ trừ mấy cái đìa là thuộc sở hữu cá nhân, nhưng khi vắng chủ bọn trẻ vẫn a lê hấp nhào xuống nơm trộm. Bàu Dì có hai cái bờ quai, được thanh niên trống dong cờ mở đắp từ thời mới thành lập hợp tác xã để bà con đi làm đồng cho tiện, đỡ phải đi vòng. Một cái đi qua Cơn Mưng sang cồn Độn, bàu dưới vẫn gọi bàu Dì, bàu trên gọi bàu Mưng; một đi qua Cơn Trai sang tận cửa nhà ông Lý Tụy. bàu dưới vẫn gọi bàu Dì, bàu trên gọi là bàu Trai. Cái bờ quai này hơi trái nẻo nên dân ít đi hơn. Lứa bọn tôi hồi nhỏ cứ đi học về, cất sách vở là kêu nhau xách nơm xách oi xuống bàu. Tôi cũng thuộc loại may cá nên chẳng bao giờ về không. Mẹ tôi lại khéo tay chế biến. Bởi vậy nhiều khi ăn không hết thì nướng, phơi khô để mùa lụt ăn, loại muối làm mắm tôm mắm tép ăn dần. Mắm này không phải ai cũng biết làm, phải là người khéo tay và chịu khó mới làm được. Muốn ngon phải có thính gạo rang, măng vòi, ớt vỏ quýt hay vỏ tắt thì mới dậy mùi. Nhiều bữa mẹ không nấu cơm mà nấu bánh đúc chấm với mắm tự chế ăn rất ngon, hương vị quê nhà đậm đà nhớ mãi. Quê ta có nhiều món ăn ngon. Bánh mướt, bánh đúc chấm mắm tôm mắm tép cũng là một trong số đó. Bàu Dì nắm dưới chân rú Nhôn rú Quạ. Không hiểu từ đâu mà trong dân gian vẫn truyền nhau câu sấm: "Nhôn Sơn nhất giải. Huyệt tại Vòi Voi. Thiên hạ đến coi. Thượng thư phát mãi". Có người đọc là: Nhôn sơn cửu đỉnh, huyệt tại vòi Voi. Nhôn sơn tức Rú Nhôn thì đã rõ. Còn huyệt tại Vòi Voi thì ở chỗ nào chả ai biết. Cũng chưa thấy dòng họ nào quanh đây có "Thượng thư phát mãi". Có người bảo Vòi Voi là núi Voi béo và núi Voi con cũng thuộc xã Thanh Phong nhưng ở bên kia Rào Gang, gần xã Nhân Sơn, mấy năm nay thuộc quân đội quản lý. Lại có người bảo vòi Voi là vùng bàu ông Voi nằm phía tây bắc Rú Nhôn. Huyệt quý, có hay không? Đến nay vẫn chưa ai biết./. Quang Lê. (tức Lê Quang Đạo)

Ký ức tuổi thơ: BÀU DÌ NHIỀU TÔM CÁ

Ký ức tuổi thơ: BÀU DÌ NHIỀU TÔM CÁ Thanh Phong quê tôi nhiều đồi núi, chia khắp cả bốn làng. Tuy vậy cũng có 2 cái bàu khá to và nổi tiếng. Đó là Bàu Dì và Bàu Rò. Dân gian có câu: "Trọng chi mi, trọng bàu Rò rạch Giám". Đó là muốn nói những nhà có ruộng tốt ở hai vùng ấy, bàu Rò và rạch Giám. Ruộng tốt đến mức không bao giờ phải phân tro vẫn cho năng suất cao. Nếu bón thêm phân thì lúa tốt quá sẽ bị dộp. Bàu Dì rộng hơn bàu Rò rất nhiều. Cá tôm cua ốc trai cũng nhiều hơn. Cả 2 bàu này đều thuộc dân làng Phú Thọ quản lý canh tác. Xã có bốn làng: Phú Thọ, Diên Tràng, Thanh Bang, Hòa Mỵ. Những năm 60 của thế kỷ XX đổi tên Phú Thọ thành Phong Phú, Diên Tràng thành Phong Diên, Thanh Bang thành Phong Bang, Hòa Mỵ thành Phong Hòa. Làng Phú Thọ (tức Phong Phú), có nhiều xóm như Đông Phượng, Đông Tỉnh, Đông Lĩnh, Đông Mỵ, Đông Thanh, Đông Thọ và xóm Độn. Nhà tui thuộc xóm Đông Phượng. Tất cả các xóm đều quần tụ quanh bàu Dì và bàu Rò. Nhớ quê lại nhớ câu ca: "Ai về Phú Thọ mà coi. Bắc cơm lên bếp xách oi ra bàu". Quả vậy, khi nhà có khách chỉ cần xách oi ra đồng một lúc là có thể kiếm được bữa tươi ngon lành tiếp đãi. Nào tôm nào cá, cua ốc ếch... nhưng dễ kiếm nhất vẫn là cua, ốc, trai. Không cần nơm vó hay te rứa nhủi chi hết. Chỉ cần tay không vẫn bắt được cả giỏ. Chả vậy mà mấy bà mấy dì đi cấy khi đi mặc mấn (váy) dài ngang bắp chưn, khi về bà mô bà nấy lận trong lưng mấn mấy vòng tất cả những gì bắt được như tôm, cá, ốc, cua, trai... đến mức mấn kéo lên gần ngang bẹn, để lộ cặp giò trắng phau nần nẫn, khiến các bà các dì khi xuống ao rửa chân không dám cúi thấp mà chỉ khỏa qua qua, vì sợ quân con nít ngồi câu trên bờ tọc mạch. Về nhà kêu con tháo ra được cả một chậu đầy. Cá tôm thì kho tương, kho khế, trai ốc xào chuối xào măng hay nấu dấm. Cua đem rang với lá tắt, hoặc giã vắt lấy nước nấu canh rau, hay dấm chuối, dấm mùng. Bã dùng cho gà ngan vịt lợn... thời đói kém người làng sống nhờ những món này. Trẻ con lớn lên khỏe mạnh cũng nhờ những món này. Các cô gái xinh đẹp da trắng hồng, tóc dài đen mượt mắt sáng long lanh cũng nhờ những món này cả. Mặc dù trong mỗi bữa ăn khoai sắn thường nhiều hơn cơm. Hai bàu này không bao giờ khô nước. Hết mùa thu hoạch rảnh thời gian mọi người lại ùa xuống bàu kiếm tôm kiếm cá. Mùa rét bắt cá cóng. Mùa nóng bắt cá say nắng. Giữa rốn bàu còn có mấy cái đìa như đìa cố Giảng, đìa cố Sửu, đìa cố Hoe Đoan có rất nhiều cá, nếu đắp cửa đìa tát có khi bắt được những con cá tràu cá gáy nặng một đến hai kg. Thỉnh thoảng còn bắt được rắn, trăn, kỳ đà nữa. Bàu tuy sâu nhưng vãn cấy được hai vụ lúa, vụ đông xuân cấy lúa chiêm và vụ thu hè cấy lúa ba tháng. Vụ mùa không cấy được vì lụt. Khoảng từ tháng 7 âm lịch đến tháng 12 âm lịch bàu để không, mọi người nơm vó thoải mái, chỉ trừ mấy cái đìa là thuộc sở hữu cá nhân, nhưng khi vắng chủ bọn trẻ vẫn a lê hấp nhào xuống nơm trộm. Bàu Dì có hai cái bờ quai, được thanh niên trống dong cờ mở đắp từ thời mới thành lập hợp tác xã để bà con đi làm đồng cho tiện, đỡ phải đi vòng. Một cái đi qua Cơn Mưng sang cồn Độn, bàu dưới vẫn gọi bàu Dì, bàu trên gọi bàu Mưng; một đi qua Cơn Trai sang tận cửa nhà ông Lý Tụy. bàu dưới vẫn gọi bàu Dì, bàu trên gọi là bàu Trai. Cái bờ quai này hơi trái nẻo nên dân ít đi hơn. Lứa bọn tôi hồi nhỏ cứ đi học về, cất sách vở là kêu nhau xách nơm xách oi xuống bàu. Tôi cũng thuộc loại may cá nên chẳng bao giờ về không. Mẹ tôi lại khéo tay chế biến. Bởi vậy nhiều khi ăn không hết thì nướng, phơi khô để mùa lụt ăn, loại muối làm mắm tôm mắm tép ăn dần. Mắm này không phải ai cũng biết làm, phải là người khéo tay và chịu khó mới làm được. Muốn ngon phải có thính gạo rang, măng vòi, ớt vỏ quýt hay vỏ tắt thì mới dậy mùi. Nhiều bữa mẹ không nấu cơm mà nấu bánh đúc chấm với mắm tự chế ăn rất ngon, hương vị quê nhà đậm đà nhớ mãi. Quê ta có nhiều món ăn ngon. Bánh mướt, bánh đúc chấm mắm tôm mắm tép cũng là một trong số đó.
Bàu Dì nắm dưới chân rú Nhôn rú Quạ. Không hiểu từ đâu mà trong dân gian vẫn truyền nhau câu sấm: "Nhôn Sơn nhất giải. Huyệt tại Vòi Voi. Thiên hạ đến coi. Thượng thư phát mãi". Có người đọc là: Nhôn sơn cửu đỉnh, huyệt tại vòi Voi. Nhôn sơn tức Rú Nhôn thì đã rõ. Còn huyệt tại Vòi Voi thì ở chỗ nào chả ai biết. Cũng chưa thấy dòng họ nào quanh đây có "Thượng thư phát mãi". Có người bảo Vòi Voi là núi Voi béo và núi Voi con cũng thuộc xã Thanh Phong nhưng ở bên kia Rào Gang, gần xã Nhân Sơn, mấy năm nay thuộc quân đội quản lý. Lại có người bảo vòi Voi là vùng bàu ông Voi nằm phía tây bắc Rú Nhôn. Huyệt quý, có hay không? Đến nay vẫn chưa ai biết./. Quang Lê. (tức Lê Quang Đạo)

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2022

CHIẾU BÓNG VỀ LÀNG

CHIẾU BÓNG VỀ LÀNG. MỘT THỜI ĐỂ NHỚ "Các anh về mái ấm nhà vui. Tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ. Các anh về tưng bừng trước ngõ. Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau"... Xin mượn mấy câu thơ của HTT để nói lên niềm vui và tình cảm nồng ấm của bà con thôn quê khi Đội chiếu bóng về làng phục vụ. Ngày ấy người ta hay gọi là Đoàn chiếu phim, hoặc Đoàn Điện ảnh. Sau hiệp định Pa - ri ngày 27/1/1973 về lập lại hòa bình ở Việt Nam, chúng tôi, những anh lính chiếu bóng được trên giao nhiệm vụ mang phim ảnh về tận các làng quê tuyên truyền thắng lợi của ta tại Đàm phán Pa ri, và thông qua các tác phẩm điện ảnh, tuyên truyền những chủ trương đường lối của Đảng, đặc biệt chiến dịch lịch sử 12 ngày đêm "HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG". Chúng tôi đã cùng anh em trong Đội chiếu bóng lưu động 192 và 271 tỏa đi khắp các làng xã chiếu phim phục vụ đồng bào và cán bộ chiến sĩ. Mỗi xã ít nhất cũng có 2 đến 3 đêm được xem phim truyện và phim tài liệu, thời sự/năm. Hồi ấy chúng tôi tuổi còn rất trẻ, khát khao được cống hiến. Được phục vụ đồng bào đối với lớp chúng tôi là hạnh phúc lớn lao. Sứ mệnh ấy đã nâng bước chân chúng tôi đi khắp mọi vùng quê đồng bằng, miền núi, vùng sâu vùng xa. Vất vả thiếu thốn nhưng rất vui. Thanh chương có sông Lam chảy suốt chiều dài, lại có nhiều sông con sông nhánh. Cả huyện có trên 40 bến đò ngang, nên có hôm hành quân phải chuyển máy móc qua 2 lần đò là chuyện bình thường. Vừa qua đò sông Cả lại qua đò sông con như đò Ba Bến, đò Mỏ Vịnh.v.v.. Có những dịp chiếu phim đặc biệt như phim "Rút Lan và lút Mi La" hay học nghị quyết, 2 đơn vị cùng phục vụ chung một điểm tại Dùng, hay Thanh Ngọc. Tôi nhớ ở huyện có bác Nguyễn Phương Quê, bác Đàm Huy Chiên, bác Lạc bên tuyên giáo cùng dự. Hồi ấy mỗi khi có phim chạy nhanh (phim hay, phim mới) trên phân để chạy doanh thu bù cho chương trình phim luồng phục vụ nhiệm vụ chính trị. Chúng tôi thường phải hành quân xa về những điểm chiếu có đông khán giả, đó là các thị trấn, thị tứ. Đời lưu động sống trong tình thương yêu đùm bọc của đồng bào, đồng chí. Tôi nhớ ở Rộ có gđ anh chị Khiếng, bà Niên, nhà anh Thắng có em Lợi tàn tật; ở Thanh lương chợ Cồn có gđ bác Bình; ở Phuống có gđ ông Ngự cắt tóc ngay chợ; ở Thanh Chi, Thanh An có công trường Cầu Cau, chúng tôi ở trong nhà ông Tám, bác sĩ bệnh viên phong Quỳnh Lập, có anh Trịnh Xuân, em Soa, em Hà, em Hai con gái bác Truy rất xinh gái, có đôi mắt biết nói. Chúng tôi được ăn tro ăn trám bà con chế biến nhiều món rất ngon rất bùi. Ở Thanh Phong thường chiếu ở chợ Nông, có khi chiếu ở sân kho hợp tác, anh em ở trong nhà ông Hoe Đức, bà Chắt Bảy (với Thanh Phong sẽ có bài viết riêng khi có dịp). Và còn nhiều nhà ở các xã khác nữa, biết bao ân tình không thể kể hết. Lúc đã chia xa càng thấm câu thơ của chế Lan Viên: "Khi ta ở đất chỉ là đất ở, Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn". Nhớ đến tên đất tên người, niềm xao xuyến lại dâng trào khôn tả. Có những kỷ niệm khó phai mờ. Đêm chiếu bóng phục vụ, ban ngày ngoài những đồng chí đi công tác, chúng tôi giúp dân các việc nhà như sửa nhà sửa cửa, vườn tược, có khi cả việc đồng áng, thậm chí ra sông kéo gỗ về làng giúp dân. Qua những công việc dân vận đó càng thắt chặt tình cảm với bà con, đi dân nhớ, ở dân thương. Vậy nên chúng tôi về đâu cũng được bà con chào đón nồng hậu nhiệt tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất về nơi ăn chốn ở. Chúng tôi nhớ nhiều lắm. Các buổi chiếu phim tại các nông trường, lâm trường, công trường các chị các em rất quý lính chiếu bóng: Anh hỏi rằng em yêu ai nhất? Em thẹn thùng đưa mắt liếc sang ngang. Tiếng em thỏ thẻ dịu dàng: Đời em chỉ biết yêu chàng Chiếu phim. Thấy các anh trái tim đập mạnh. Nhìn các anh nét mặt vui tươi. Gặp anh em nở nụ cười, Ửng đồng đôi má, chào người Xi nê. (chiếu phim, điện ảnh) Có lần về chiếu phục vụ cán bộ công nhân viên nông trường Thanh Mai và các chuyên gia Cu Ba đang công tác ở đó. Sau khi chiếu ở chợ Phuống, Thanh Giang xong, xe chở vào nông trường Thanh Mai, sau đó lại quay ra phục vụ bà con nhân dân xã Thanh Mai. Vui lắm. Hồi đó phim ảnh còn rất hiếm. Điện chưa có. Truyền hình chưa có. Sân bãi là một cái kho hợp tác xã ở sát ven đường lớn từ Phuống vào nông trường. Chúng tôi ở trọ trong nhà dân quanh đó. Vườn của các gia đình có rất nhiều chè xanh, cây ăn quả. Nhà bên có cô Tuyến khi đó đang sinh viên đại học
giao thông Hà Nội có nụ cười tươi, đẹp như mùa thu tỏa nắng. Phim về không khí rộn ràng khắp các thôn làng, các ngõ xóm náo nức như ngày hội. Các anh chị thanh niên giục nhau lo kết thúc công việc đồng áng để về còn tắm gội, diện đồ đẹp kịp đi xem. Các em thiếu niên thì lấp ló ngoài cổng xem các chú các anh chuẩn bị máy móc, phim ảnh. Chiều, sau khi nghe tiếng loa cổ động, không khí đã rạo rực, đã có tiếng gọi nhau í ới chờ tối ôm đòn ôm ghế chạy ra sân sớm hơn để xí chỗ ngồi ngay trước buồng máy. Tối đến trên khắp các ngả đường từng đoàn người già trẻ lớn bé lũ lượt kéo về sân bãi, đèn đuốc sáng lòe, xôn xao cười nói. Mùi thơm của hương bưởi hương chanh, hương bồ kết từ những mái đầu mới gội thoảng bay trong gió. Mở đầu chương trình là lãnh đạo xã phát biểu chào mừng, tiếp theo chiếu phim thời sự, nhiều người gọi là phim phụ, sau đó là phim truyện, thường là phim chiến đấu, phim cổ tích, phim tâm lý xã hội như NHỮNG NGƯỜI BÁO THÙ KHÔNG THỂ BỊ BẮT, VUA XĂNG TAN, VĨ TUYẾN 17 NGÀY VÀ ĐÊM, CHỊ TƯ HẬU.v.v.. Thời đó kỷ luật nghiêm, không ai dám phá phách. Sau buổi chiếu, thu dọn sân bãi xong chúng tôi thường được mời đi chơi. Tôi cùng anh Hiệp quê Nghi Lộc đến nhà O Liễu khi đó đang học Đại học Sư phạm Vinh, người cao ráo, xinh, da trắng, nhà cách đó mấy trăm mét. Bà mẹ rất nhiệt tình mời chè xanh, hoa quả vườn nhà, không khí thân tình ấm áp. Nhớ mãi. Cũng quá lâu rồi không biết cô Tuyến, cô Liễu hiện nay thế nào? Nếu ai biết hay ở gần xin cho chúng tôi gửi lời tri ân và lời thăm hỏi sức khỏe. Ban đêm chiếu phim, hôm sau anh em chúng tôi giúp ông bà chủ nhà đi kéo gỗ ngoài bến đò Phuống cách đó mấy cây số về để chuẩn bị làm nhà. Trưa được đãi cơm rượu thịt chó. Qua chuyến kéo gỗ tuy vất nhưng hiểu biết thêm đời sống văn hóa, những câu hò làng ta kéo gỗ truyền đời vui đáo để. Có một việc mà tôi còn nhớ là khi đi qua cầu Sắn, tôi bỏ quên chiếc áo bạt, áo này ngành trang bị cho mỗi người một chiếc rất bền. Về tận nhà mới biết quên vội đạp xe ra tìm, may vẫn nguyên bên đầu cầu không ai nhặt. Mừng quá. Quả là quê nghèo nhưng người dân nơi đây rất thật thà, chất phác. Thời gian phục vụ mỗi xã chỉ vài ngày. Chia tay bà con trong sự lưu luyến bịn rịn. Ai cũng bùi ngùi, rưng rưng hẹn ngày gặp lại. Vì nhiệm vụ chúng tôi phải tiếp tục lên đường đến những vùng quê khác. Thời gian sau tôi được điều chuyển công tác sang đơn vị khác, chưa có dịp trở về thăm lại làng xóm và những người quen cũ. Nhớ lắm quê ta, một vùng quê nghèo, nhưng đẹp tươi tình nghĩa vẫn mãi hằn sâu trong ký ức./. Quang Lê (Lê Quang Đạo)

KÝ ỨC TUỔI THƠ - VƯỜN XƯA NHÀ CŨ - PHẦN II

VƯỜN XƯA NHÀ CŨ PHẦN II. Sở dĩ phần trên nói khi rào làng chiến đấu thì làng kín mít, một con chó cũng khó vô lọt, là vì lũy tre bao quanh rìa làng có các bụi gần nhau, xem giữa lại có các bụi mây bụi hèo nhiều gai nhọn. Đã vậy mỗi khi có lệnh rào làng là người ta vít ngọn tre các bụi quật lại với nhau, dùng giây buộc chặt, các cây mây cây hèo cũng được quật về 2 phía, thế là đã kín càng thêm kín vì mây tre đan xen nhau. Cổng làng cũng bịt kín. Phía trong lũy tre là hào giao thông chạy dài. Người trong làng có thể nhìn ra phía ngoài quan sát động tĩnh, nhưng người ngoài thì không thể nhìn thấy gì bên trong. Hồi ấy không chỉ làng tôi mà nhiều làng xóm khác ở quê tôi đều vậy. Thế mới có bài thơ: Lũy tre xanh xanh Làng tôi làng anh Cùng giống nhau nhỉ Có lũy tre xanh Trong lũy tre xanh Có mái nhà tranh Có người cày cấy Nuôi tôi và anh Trên lũy tre xanh Có con sáo sậu Nó hót thanh thanh Chúng ta yêu lũy tre xanh Yêu làng yêu xóm yêu anh đi cày. Nay vì xây dựng nông thôn mới hơn nữa các vật dụng gia đình từ mây tre đều được thay thế đồ nhựa, nên hầu hết các lũy tre làng đều đã bị chặt bỏ. Hình ảnh Cây tre Việt Nam có lẽ chỉ còn trong ký ức. Kể về vườn nhà tôi thì rộng và đẹp lắm. Quê tôi vườn thường gọi là nương. Vì ở ngoài đồng nên nương nhà tôi rộng khoảng 2000 m2. Được phân làm 3 khu vực, nương trên, nương giữa và nương dưới. Giờ gọi vườn cho nó phổ thông. Hi hi. Bao quanh vườn là tre, mây, hèo kín mít. Chiều tối chim cò, cói về đậu trắng trên các ngọn tre. Các loại chim như cói, ác là, cà cưởng, bò chao... cũng tìm về làm tổ. Vui nhất là khi BÒ CHAO BỂ Ổ, kêu nhao nhác điếc cả tai. Có lẽ đất lành chim đậu. Trong lũy tre, mây là con mương chạy dài bao quanh vườn, vừa để thoát nước vừa ngăn rễ tre ăn lan ra vườn. Đoạn giáp ruộng trọt, cha tôi đào rộng và sâu hơn để giữ nước, còn gọi là đìa trong. Cái đìa trong này được khoét cống thông qua bờ tre ra đìa ngoài trồng mùng, rau muống. Nhờ 2 cái đìa trong đìa ngoài này mà nhà tôi hay có cá, chạch để cải thiện. Hồi đó cá ruộng nhiều. Mùa hè trời nắng nóng cá thường tìm vô đìa ở. Nhiều con to lại muốn chui vào đìa trong cho mát hơn và hay có thức ăn hơn, vì thỉnh thoảng nhà tôi cho thả cám thính vào đìa. Khôn thế chứ lị. Mỗi khi thấy trong đìa có cá to là chạy ra ngoài bịt cống lại dùng nơm bắt. Có khi lấy chậu tát nhưng cha tôi hay dùng nơm. Con nhỏ tha để dành tạo nguồn cho tương lai, chạch cũng như cá. Chỉ bắt con to. Bắt xong lại ra tháo cống cho thông lại như cũ. Phía trong mương là trồng chuối và các loại cây ăn quả. Vườn trên làm nhà ở, chuồng trâu, sân và các loại cây mít, bưởi, cam, chanh, tắt... Trước sân có mấy hàng cau thẳng tắp. Vườn giữa có mấy cây nhãn to trĩu quả, dứa gai bao quanh, một cây dừa, giàn trầu không, vài cây chay dùng vỏ để ăn trầu, một cái giếng sâu đường kính khoảng 3m, nước mạch trong vắt, có bậc đá lên xuống lấy nước chứ không dùng đài. Vì nhà tôi ở biệt lập ngoài đồng nên ông tôi mới phải đào giếng nhà cho tiện, chứ hồi ấy chưa ai có giếng gia đình. Nhiều năm đại hạn giếng làng cạn nước dân trong xóm phải ra xin nước nhà tôi. Vườn dưới cũng có mấy hàng cau, chuối, nhưng chủ yếu là các loại rau, hoa màu hành tỏi bốn mùa. Nói chung là vườn thập cẩm, thứ chi cũng có. Cha tôi thường nói "một mẫu trạch bằng bách mẫu điền". Tức một mẫu vườn bằng trăm mẫu ruộng. Tôi hỏi vì sao, cụ bảo vì cây ăn quả trồng một lần thu hoạch quanh năm, tre pheo cũng vậy. Còn ngoài ruộng chỉ năm 2 vụ, lại phải cày cấy chăm sóc phân bón... nên hiệu quả không cao. Nói về cây ăn quả trong vườn thì ông tôi đều kỳ công chọn giống tốt, ngon, lắm quả mới trồng nên mít bưởi ổi cam chanh cây nào cũng ngon và sai quả. Đặc biệt có 2 cây nhãn lồng như cổ thụ quả to, ngọt, mu dày, hạt nhỏ. Bởi vậy nên mùa nhãn, ban đêm bọn dơi nhãn thường bay về ăn phá. Rập, bẩy mãi kiểu chi cũng không hết. Để xua đuổi chúng, ông tôi sáng tạo mấy cái mõ có chong chóng lợi dụng sức gió tự động quay treo cao trên ngọn. Mùa hè gió nam nồm thổi suốt, nên chong chóng quay suốt đêm ngày, chong chóng quay làm dùi tự động gõ liên hồi, mõ kêu cốc cốc vang xa hàng mấy trăm mét, dân trong xóm cũng nghe rõ. Nhờ vậy mà bọn dơi sợ hãi không dám đến quấy phá. Ăn không hết bà tôi còn đem nhãn ra chợ Nông bán kiếm thêm tiền tiêu vặt. Nhãn ngon nên đắt khách. Có năm dân chợ đặt hàng mua trọn gói, nhưng ông tôi chỉ bán một cây, còn một cây để cho con cháu dùng. Kể về mấy cái mõ tự động đuổi dơi của ông tôi thời ấy thì những người cao tuổi trong làng nhiều người còn nhớ. Đó là một sáng tạo kỹ thuật tuyệt vời mà không phải ai cũng nghĩ ra và có thể làm được. Còn tiếp nữa! LÊ QUANG ĐẠO

KÝ ỨC TUỔI THƠ. VƯỜN XƯA NHÀ CŨ - PHẦN 4

VƯỜN XƯA NHÀ CŨ PHẦN 4. Cũng là phần cuối. Sau trận bom năm 1968, cả xóm cả làng đều di dời vô làng mới. Số lượng các hộ ở các xóm khác trong xã di vào làng mới đợt đó cũng rất đông. Trước đó, đất vườn đã được lập quy hoạch, chia lô và bốc thăm theo chủ trương của trên. Ước tính trên 50% tổng số dân phải di từ vùng thấp lên đồi để lấy đất phục vụ canh tác. Vào quê mới đường đi lối lại cũng được quy hoạch rộng, thẳng và đẹp hơn xưa. Xóm Phong Phượng tôi có 2 họ lớn được ưu tiên chọn đất làm nhà thờ họ trước khi xã viên bốc thăm. Đó là họ Lê Văn và họ Nguyễn Cảnh, 2 họ này đều có nhà thờ đại tôn khá bề thế. Hai họ được ưu tiên chọn một suất đất đẹp nhất, sau đó chia đôi, mỗi họ sử dụng 1/2. Sau khi xem xét địa thế địa hình mọi mặt, các bô lão 2 họ thống nhất lấy một suất đất ruộng khô khá bằng phẳng, sạch sẽ, không cao quá, cũng không thấp quá, và là ở vị trí trung tâm xóm, đối diện với sân kho hợp tác.. Số còn lại sau đó mới tiến hành bốc thăm đại trà. Sơ đồ các thửa đất thì đã được HTX cử người đo đạc phân lô, giăng dây đóng cọc. Ai trúng đâu ở đó. Diện tích bằng nhau cả. Đến cuối năm 1968 việc di dời vào làng mới cơ bản hoàn thành. Để lập vườn mới, mỗi buổi trưa, bọn con nít, thanh niên mới lớn thường vác cuốc, choòng, dao rựa ra khu xóm cũ tìm đào các gốc tre, chuối và các loại cây ăn quả đem về trồng trong nương mới. Tre hóp, chuối trồng dọc bờ rào, cây ăn quả trồng góc vườn, nhà tôi cũng quy hoạch một khu trồng cây ăn quả, phía dưới vườn đào một cái ao nhỏ để giặt rửa, và cũng có thả một ít cá cho vui mắt. Bốn góc vườn trồng 4 bụi tre. Hai góc phía trong bên cạnh gốc tre còn có thêm 2 bụi mây để đan lát, thắt gióng và dùng vào những việc lặt vặt. Thời gian đầu lập làng mới, việc đi lại vẫn giữ thói quen thông thương ngang tắt qua nhà nhau như ngoài xóm cũ. Phần vì đường sá chưa xong, phần vì đi tắt cho nó gần, cũng là thói quen cố hữu khó sửa. Sau khoảng 4 hoặc 5 năm, đường làng ngõ xóm được đắp cao dần và đổ đất đồi, việc đi lại đã đỡ lầy lội, bờ rào bờ dậu giữa các nhà cũng được hình thành dần, cây cối cũng tốt dần, việc ngang tắt theo năm tháng cũng dần dần bớt hẳn. Nhưng mỗi khi đi uống nước chè xanh hàng xóm láng giềng vẫn khá bất tiện vì cảnh gần nhà xa ngõ, nên có ít nhà vẫn mở lối đi nhỏ hoặc xé rào ngang qua nhau. Đó là chuyện mấy chục năm trước, còn nay thì ai mời nước chè xanh, người ta đi xe máy tới dựng ngoài cổng. Có hôm có dăm sáu chiếc xe máy dựng giữa sân, trông như nhà có đám, hay con cháu ở xa về. Nhưng không phải, mà là xe của các bác hàng xóm đến uống nước chè xanh. Thời hiện đại có khác. Xóm mới hình thành, nhà cửa đã tương đối ổn định. Khu vườn xưa dân được phép tăng gia sản xuất khoảng 1 năm. Điều đặc biệt là do có hơi người ở lâu ngày nên vườn nhà ai cây cối, rau các loại cũng đều tốt mơn mởn đến kỳ lạ. Cà mướp, đậu đỗ đều rất sai quả và bầu bí quả cũng rất to. Mặc dù không phải bón phân hay bỏ nhiều công chăm bón. Vụ sau thì có kém hơn chút. Sau đó thì HTX điều chỉnh quy hoạch, giao đất cho dân xóm Diên Thọ ở gần đó san lấp canh tác. Xóm tôi được phân các khu ruộng lúa ruộng màu trong núi phía sát rào Gang để đi làm cho gần. Tre pheo, mây hèo, cây ăn quả... của nhà ai chặt chuyển được cây gì thì chặt còn không thì dân xóm khác cũng đào, chặt và san lấp cho bằng phẳng để họ tăng gia sản xuất. Trên 2000 m2 đất vườn thổ cư nhà tôi cũng biến mất từ đó. Bác hai tôi có một thửa vườn vuông vức rất đẹp mua lại của người khác trước đó mấy năm ở giữa xóm, gần đường cái quan cũng mất luôn trong dịp đó. Mà điều lạ là cũng chả ai hỏi han hay kiện cáo gì cả, xem đó là chuyện đương nhiên. Không chỉ nhà tôi, nhà bác hai tôi mà nhiều nhà khác cũng vậy. Qua đó mới thấy sự tin tưởng vào chủ trương của đảng và nhà nước và sự đồng thuận của dân hồi ấy là rất cao. Vài tháng sau, thì các cơ quan nhà nước sơ tán về cũng chia nhau san bớt về ở trong nhà dân xóm mới. Nhà tôi có chú Tuấn, quê miền nam, chú Vân quê Quỳnh Diễn, Quỳnh lưu, đều là cán bộ Ủy ban kế hoạch nhà nước tỉnh ở. Sau chú Tuấn chuyển đi thì chú Xiển lại xin về cùng ở với chú Vân. Khoảng cuối 1969 thì các chú cơ quan ủy ban kế hoạch chuyển qua xóm khác để nhường xóm tôi cho một đơn vị bộ đội thông tin của quân khu về đóng quân. Đơn vị này về ở khá lâu, hàng mấy năm trời. Hầu như nhà nào cũng có bộ đội ở. Nhà tôi có chú Kiều quê Phúc Sơn, Anh Sơn, chú Đại quê Hưng Chính, Hưng Nguyên ở. Bộ đội ở lâu, đông nên họ đào ao đào giếng để sinh hoạt cho tiện. Ao bộ đội đào sau hồi nhà ông Cảnh Chương, phía trước cổng ông Nguyễn Cảnh Cận, nay thuộc vườn nhà ông Cảnh Dung. Giếng bộ đội đào sau góc vườn nhà anh Hoe lý, nhà bếp bộ đội dựng trong vườn nhà ông Tùng Tuất, phía trước nhà ông Lê Văn Tâm. Có ao có giếng nên bộ đội sinh hoạt, tắm rửa, giặt giũ thoải mái. Hơn nữa những vị trí đó vốn là những vùng nước sinh, nên nước trong và không bao giờ cạn. Bộ đội còn xây mấy cái hầm bê tông kiên cố trong xóm để dấu điện đài và các thiết bị thông tin khác. Đến nay mấy cái hầm bê tông vẫn còn nguyên, ao giếng bộ đội chỉ còn dấu tích. Mùa thu 1978, mưa to suốt mấy ngày đêm. Đê Phượng Kỷ và đê Cẩm Thái vỡ. Lụt ngập cả vùng hạ du Sông Lam. Đây là trận lụt lịch sử, chỉ có thể so sánh trận lụt 1954. Nhà tôi cũng bị ngập lên tận mái ngói. Bị trôi mất một con lợn nái. Trong làng khoảng 2/3 số hộ bị ngập lụt. Sau lụt mấy tháng cha tôi xoay lại hướng nhà ở. Ban đầu cả nhà cả ràn liền một dãy dài, nhìn về hướng tây, phía cây Sui bên Diên Thọ. Cha tôi đã tách nhà ở ra khỏi ràn và quay 90 độ nhìn về hướng nam, phía Hủng Lái. Ràn, bếp và chuồng lợn vẫn để nguyên. Ở hướng này mát hơn, lại nhà lợp ngói âm dương nên càng mát. Cha làm thêm cái bếp lợp ngói sát gần nhà ở để tiện nấu nướng, đỡ phải đi lại ngoài trời khi mưa gió. Năm 1983, mẹ tôi ốm mất. Cha cũng không nuôi trâu nữa, chỉ nuôi lợn gà, nhưng chỉ vài năm sau cha tôi bán luôn cả cái ràn ấy. Khoảng 1997 nhà có đảo ngói một lần và sửa lại bếp, sửa lại nền giếng. Năm 2009 cha tôi mất. Nhà cửa vườn tược lại nhờ cô em gái áp út lấy chồng kế bên trông coi chăm sóc. Năm 2021, sau hơn 100 năm trơ gan cùng tuế nguyệt, chống chọi cùng nắng mưa gió bão, nhà có phần xuống cấp, vườn ngập nước. Tôi bàn với các em và con cháu nâng vường, tôn tạo lại nhà, để giữ lấy di tích mà cha mẹ, ông bà đã đổ bao công sức gây dựng và trao truyền lại cho con cháu. Trên cơ sở giữ nguyên kiểu dáng xưa. Chỉ thay những bộ phận bị hỏng. Ngói vảy âm dương Phượng Kỷ do lâu ngày bị phún hết nên cũng phải thay, mà ngói vảy cùng loại không có nên buộc phải thay ngói kiến thiết. Mấy bức cửa ván, ô đố, ván ấm, song cửa vẫn giữ nguyên. Ngưỡng cửa lâu ngày mòn vẹt, hỏng cũng phải thay luôn. Thay gạch lát sân, nền bằng gạch men cho khang trang sạch sẽ. Nền nhà và sân cũng được tôn cao. Tôi ở xa lại sức yếu nên mọi việc đều nhờ bác Lệ - con trai bác cả và anh Lê Cường tộc trưởng giúp đỡ. Với sự tham gia tích cực của vợ chồng O Minh, dượng Hải. Tiền thì con cháu đóng góp. Không đầy tháng, tính từ khi khởi công nhà đã hoàn thành, kể cả xây mới bờ rào. Ngôi nhà mới sửa khang trang, đẹp đẽ, thoáng đãng, nhìn có vẻ rộng hơn bởi tôi đã cho giỡ bỏ bức ngăn có cửa lùa giữa nhà trong và nhà ngoài. Rất cảm ơn vợ chồng em Minh Hải, bác Lệ, anh Cường và các anh em thợ bạn trong xóm đã nhiệt tình giúp đỡ. Năm tháng qua đi, vật đổi sao dời. Nhìn cảnh cũ nhớ người xưa. Ba ngôi nhà mà ông bà nội tôi làm cho ba người con trai, trong đó có nhà tôi cũng là nhà ông bà sống và mất ở đó. Nay chỉ còn nhà tôi và nhà bác cả. Nhà bác cả làm bằng gỗ mít làm sau nhà tôi, tức từ khi bác lấy vợ ở riêng, nay cháu đích tôn bác cũng đã sửa lại. Nhà bác cũng đã gần trăm năm. Trong ba nhà đó thì nhà tôi là cổ nhất. Nhà được làm bằng gỗ lim nên rất bền, không mối mọt. Các O tôi cũng sinh ra và lớn lên từ ngôi nhà này. Bây giờ chỉ còn O út tức O thứ 11, cũng gần 90 tuổi đang sống ở làng Vinh Ân, xã Thanh Tường. Vậy là từ ông bà nội, cha mẹ, anh em chúng tôi, thế hệ con và cháu. Đến nay đã trải trên trăm năm, qua 5 đời ở ngôi nhà này. Thật đáng tự hào. Theo thăng trầm của lịch sử, cảnh quan làng xóm đổi thay, bên cạnh những nhà bê tông kiên cố, vẫn còn thấp thoáng trong thôn xóm, những mái nhà cũ rêu phong cổ kính hàng trăm năm tuổi, và vẫn được bảo tồn qua nhiều thế hệ, để con cháu hiểu về cội nguồn, ông cha ta đã từng sống một thời như thế. Đời sống vật chất có thể thay đổi nhưng những giá trị tinh thần, tình quê hương, tình anh em, họ đang, tình làng nghĩa xóm vẫn ấm áp, ân tình, đẹp tươi không bao giờ thay đổi. Bến nước quê tôi tuy không còn, cây đa giếng nước sân đình cũng không còn, lũy tre làng cũng không còn, nhưng may thay một số công trình văn hóa tâm linh nổi tiếng linh thiêng như đền Họ Lê, đền Mo Cau, đền Đá Hàn.v.v.. ẩn mình dưới chân rú Trè, rú Bạc, rú Ngai vẫn đang được con cháu các thế hệ nối tiếp giữ gìn, trùng tu, tôn tạo như là những mảnh hồn làng, tô thắm cảnh sắc quê nhà, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của người dân quê tôi, cũng là sợi dây kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Là nơi neo giữ những tình cảm cùng những kỷ niệm, những ký ức thiêng liêng của người đi xa và người ở lại, trong cuộc đời đầy biến động. Với người đi xa thì những hình ảnh mang đậm bản sắc đó thực sự là đang neo giữ "Một cõi đi về" sau bao năm tháng lăn lộn, đua chen chốn phồn hoa phố thị hay trên quê người đất khách xa xăm. Viết đến đây sực nhớ lời bài hát của Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Dõi suốt trăm năm Một cõi đi về". Vườn xưa nhà cũ là một phần của cuộc sống. Dẫu đã là quá khứ nhưng mỗi khi nghĩ đến hay mỗi khi có ai nhắc đến, hai tiếng Quê Nhà vẫn ngân lên trong tôi niềm xúc động bồi hồi khôn tả, nhớ về ông bà, cha mẹ và các bậc tiền nhân đã vất vả đổ bao công sức lập làng lập xóm. Những kỷ niệm êm đềm của một thời tuổi trẻ trong tôi lại thức dậy, ùa về với bao bạn bè, người thân, những tên đất tên người sao mà thân thương gần gũi. Quê hương hai tiếng ngọt ngào. Vì thế: Cụm từ QUÊ CHA ĐẤT TỔ vẫn còn vọng mãi đến muôn sau! Quang Lê tức Lê Quang Đạo. Ảnh nhà sau khi tu sửa cuối năm 2021.

KÝ ỨC TUỔI THƠ: VƯỜN XƯA NHÀ CŨ - PHẦN 3

VƯỜN XƯA NHÀ CŨ Phần 3. Sau CCRĐ xóm làng tiêu điều, sự nghi kỵ lẫn nhau vẫn còn âm ỉ. Giếng làng ban đêm vẫn phải có người canh gác đề phòng bọn phản động bỏ thuốc độc xuống giếng. Giếng nằm ngoài rìa làng, gần nhà ông Chương Nguộn. Có hôm mẹ tôi đến phiên gác bà đưa tôi đi theo. Hai mẹ con co ro ngồi trong cái lều canh bé tí, gần sát bờ rào ông Chương Nguộn, mỗi bề khoảng hơn 1 mét. Có cái ghế tre làm bằng hai khúc tre ghép lại, 2 đầu có 4 cọc chôn xuống đất, trên lợp tranh. Đêm nghe tiếng ếch nhái kêu rất sợ. Bất cứ tiếng động nào cũng phải chú ý đề phòng. Tôi còn bé quá nên ôm mẹ ngủ lúc nào không hay. Cuối 1958, sau khi nông dân được chia ruộng vài năm, theo chủ trương của Đảng và nhà nước, đa số các gia đình đều vào HTX theo con đường làm ăn tập thể,, chỉ trừ một số rất ít là vẫn làm ăn cá thể. Nhà tôi gia nhập lớp đầu tiên. Hàng chục thửa ruộng xa gần đều góp vào HTX. Vài mùa đầu còn đỡ, sau đó thu hoạch cứ kém dần, có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là trình độ quản lý yếu kém của ban lãnh đạo, và cơ chế tập thể “cha chung không ai khóc”. Nhà tôi may có vườn rộng nên cũng có thêm thu hoạch từ hoa màu và cây cối trong vườn, mà vườn liền nhà thì HTX không quản lý. Hồi đó để vận động mọi người vào HTX, trên đã cho xuất bản cuốn Nông thôn Hợp tác Diễn ca. Phát không cho mọi nhà. Tôi còn nhớ mấy đoạn: "Xuân vui xuân có hoa hồng. Ta vui ta có ruộng đồng của ta. Mấy lời nhắn nhủ thiết tha Nông thôn hợp tác diễn ca tỏ bày. Bà con ta đọc câu này. Nghĩ đêm cho thấu nghĩ ngày cho thông. Nghĩ sao cho lúa thêm bông. Cho ngô lắm hạt, cho hồng nhiều hoa. Kể từ cách mạng nổ ra. Dân ta nhờ có đảng ta chỉ đường. Long trời một trận bài phong. Dẹp tan địa chủ ruộng đồng về tay..." V.v... Bài diễn ca này chắc bác Trần Huy Quang và nhiều bạn khác còn nhớ? Cuối năm 1961 ông nội mất. Cha đi vắng, nhà toàn đàn bà con nít nên cha quyết định chuyển nhà vô trong xóm, ở gần sát với bác cả và bác hai tôi. Nhà tôi là nhà cuối cùng chuyển từ xóm Cơn Bàu ngoài đồng vô xóm. Các nhà khác họ đã chuyển từ sau Cải cách, khoảng 1957, 1958. Bà nội vẫn ở với nhà tôi như trước. Vào trong xóm thì vui hơn nhưng đất chật, chỉ đủ nhà và sân, không có vườn. Nhà này qua nhà khác cũng không có bờ rào bờ dậu chi cả. Ranh giới giữa các nhà với nhau chỉ là mặc định. Thời ấy cũng không ai lấy làm quan trọng. Ban đêm con nít cả xóm tụ tập chơi các trò trẻ con ở những nhà có sân rộng. Vào xóm được khoảng 3 năm thì chiến tranh xẩy ra. Mỹ leo thang cho máy bay bắn phá miền Bắc. HTX xóm Đông Phượng tôi có 4 đội, mỗi đội có khoảng 20 hộ, chung một sân kho ở giữa là nhà kho còn 4 phía là 4 sân nhỏ dành cho 4 đội. Giáp kho hợp tác là 4 cái kho phân của 4 đội liền nhau, một phía sát đường cái quan, một phía sát nhà ông Hoe Giá, ông Trần Thể. Làm ăn tập thể cũng có nhiều chuyện vui, cũng nhiều chuyện cười ra nước mắt. Xin kể vài chuyện vui vui: Nhập phân: Hồi ấy ruộng đất, trâu bò, nông cụ đều đã góp cổ phần vào HTX. Canh tác muốn năng suất thì như các cụ xưa đã dạy: "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Hồi ấy phân hóa học còn hiếm, nên bón ruộng vẫn chủ yếu là phân chuồng. Vậy nên hàng tháng các gia đình xã viên phải nhập phân chuồng vào kho của đội. Mỗi tạ được tính 1,2 đồng, sau quy ra thóc đến mùa mới được nhận. Cân phân thường có 2 người, một người ghi chép và một người cân. Mà thường chỉ cân một đầu sau đó nhân đôi lên thành trọng lượng cho cả gánh. Hầu hết bà con đều biết mẹo gánh cọng. Nghĩa là một đầu dặt cho nặng, còn đầu kia nhẹ nhưng khơi khơi lên để trông có vẻ quân bình. Ví dụ một đầu khoảng 30 kg và một đầu khoảng 20kg. Khi cân bà con thường quay đầu nặng về phía người cân, nếu 30 cân thì tính cả gánh là 60 cân. Nhưng khó nhất là khi gánh cộng phải làm ra vẻ cân bằng, mặc dù một tay cố ghìm đậu nhẹ và tay kia cố nâng đầu nặng để mọi người khỏi nghi ngờ. Mẹo này chắc người cân phân cũng biết nhưng toàn anh em hàng xóm láng giềng nên cho qua. Nếu người cân có cảm tình với em mô có khi còn được ưu ái, 25 cân thì xướng lên 30 cân. Sướng nhé. Tệ rong công phóng điểm còn làm được thì việc tăng mấy kg phân cho người quen thân là nhỏ như con muỗi. Chia rơm: làm ăn tập thể thì rơm rạ đều phải chia cho đều, đó là nguyên tắc. Vấn đề là trong rơm còn có nhiếu thóc. Những người trục cũng không trục kỹ, mệt. Khi xêu rơm đáng lẽ phải rủ sạch rồi mới xêu ra ngoài để chia phần, nhưng họ chỉ rủ qua loa và xêu ra ngoài, mặc dù trong rơm còn rất nhiều thóc. Khi đã chia xong đủ các phần cho các hộ thì có khi tiện đâu lấy đó, cũng có khi xếp vần theo abc, cũng có khi bắt thăm. Tất cả đều do ban chỉ huy đội quyết định. Vậy nên đi nhận rơm mà hai đầu cũng phải có 2 cái thúng đề phòng thóc rơi vãi lãng phí. Có những anh chàng nghịch ngợm khi chia phần rơm cố ý lăn mấy cái trục rồi tấp rơm lên nhìn có vẻ to hơn phần khác. Khi hô mời bà con vào nhận thì những phần ấy là sẽ có người giác đầu tiên. Mừng hết nói. Nhưng khi ôm được một ít thì lòi ra mấy cái trục. Lại đau hơn hoạn. Thế mới có bài vè cho con nít hát: "Trời thì tối mập mò. Lo tranh phần to. Mắc đi ba cì trục. Hắn chưởi mình suốt đêm". Đúng là kẻ cười người khóc thật. Bắt cá ao: thường thì ao hợp tác chỉ mỗi năm tát bắt 1 lần cho xã viên ăn tết, còn nếu khi nào có khách cấp trên về thì lãnh đạo viết giấy cho bắt tiếp khách. Mỗi lần tát ao bắt cá vui như ngày hội của làng. Nhưng vui nhất là bọn con nít chờ để hôi cá. Nói con nít nhưng cũng có nhiều đứa khôn và lanh, lõi đời. Tuy cả đám ngồi xem trên bờ nhưng nó biết chú nào đang giấu cá chỗ nào dưới bùn là nó lập tức ghi vào bộ nhớ, căn tọa độ giữa trục tung trục hoành chờ sẵn. Tuy nhiên những chú giấu cá phần lớn con em họ cũng được mách trước chờ sẵn. Khi có lệnh cá đã bắt xong, tháo khoán cho mọi người xuống hôi, là tất cả con nít kẻ nậy đều nhào xuống ao lội nhanh đến những điểm đã xác định lôi ngay lên những chú chép, mè, trắm, trôi khá to yuwf dưới bùn sâu, bí mật bỏ vào giỏ. Việc này nhiều khi cũng xảy cãi lộn. Con này của cha tau giấu đó răng mi bắt? Răng mi biết cha mi giấu ở đó? Vớ vẩn, không sợ tau báo lên ban đội à? Thế là dàn hòa. Tối đó nào nghệ nào khế nào hành nào tương.v.v.. cả làng cả xóm sực nức mùi cá kho. Cái hương vị dân giã quê mùa này còn mãi trong người đi xa mỗi khi nhớ về quê nhà yêu dấu. Ngày 5/8/1964, Mỹ leo thang đánh phá miền bắc. Ngày 19/3/1965 máy bay đánh phá Dùng, Rạng và một số địa điểm khác làm nhiều nhà cháy, nhiều người chết. Sau đó các cơ quan đơn vị đều sơ tán về những vùng quê xa các mục tiêu trọng điểm. Cơ quan Công an Vũ trang tỉnh, nay là Bộ đội Biên phòng cũng sơ tán về xã tôi. Vườn nhà tôi rộng, kín, cây cối nhiều nên đội xe đóng ở đấy. Tuy đã lâu nhưng tôi vẫn nhớ mấy chú. Chú Chung chú Tú quê ở Trù Đại lái xe tải, chú Kha quê Thanh Hóa lái xe mô tô ba bánh, chú Tình lái xe con com-măng-ca.v.v.. Năm 1967 công trường 67 chuyên xây dựng các công trình quốc phòng cũng về xin đóng trong vườn. Tôi còn nhớ bác Vĩnh người Quảng Trị, cán bộ miền Nam tập kết năm 1954 làm chủ nhiệm công trường. Nhà bác đông con, có đến 8 người gồm 3 gái 5 trai: Thanh, Thành, Tâm, Toán, Minh, Tuấn, Tú, Thảo. Bác gái làm cấp dưỡng. Ngoài giờ hành chính bác Vĩnh còn tranh thủ cắt tóc, gò thùng, chậu, gàu múc nước bằng tôn để kiếm thêm thu nhập nuôi con. Vườn trên nhà tôi công trường đặt xưởng mộc, vườn giữa để xe ô tô tải cũng với xe của Công an Vũ trang. Công trường có hai xe tải to do chú Mao và chú Quýnh lái. Tuy ẩn trong vườn đầy cây cối tre pheo nhưng xe cọ đều được các chú ngụy trang kín đáo. Nhà tôi chỉ còn vườn dưới để tăng gia sản xuất. Lũy tre bao quanh cũng bị chặt phá một ít để lấy đường cho các loại ô tô ra vào. Theo đó sinh kế từ vườn cũng bị chiết giảm. Năm 1968 lại thêm mấy đơn vị pháo cao xạ về đóng ở quê. Xe kéo pháo và các loại xe khác lại ùn ùn về ẩn nấp trong xóm, vườn nhà tôi cũng không ngoại lệ. Mấy trận địa đặt ngoài đồng Cơn Bàu, Cơn Cồng, Cơn Tắt, và đồng Rai Rái. Còn ban chỉ huy đóng trong nhà dân. Nhà bác cả tôi rộng nên ban chỉ huy chọn đặt chỉ huy sở. Nhà bác hai tôi liền kề đặt điện đài và bộ phận thông tin. Phần lớn các chú đều quê miền bắc, nói giọng bắc. Bộ đội, cơ quan về xóm làng vui lắm. Các chú làm công tác dân vận tốt nên ai cũng mến. Có mấy chú bên Công an Vũ trang còn dạy hát cho thiếu nhi vào các buổi tối tại sân kho hợp tác nữa. Các cô gái chưa chồng trong xóm cũng ăn mặc chải chuốt hơn. Những buổi tối trăng thanh gió mát thường tổ chức hò đối đáp giữa bộ đội và thanh niên địa phương, đến nay tôi vẫn còn nhớ nhiều câu hay đáo để. Mỗi lúc có máy bay, pháo ta bắn lên như mưa, xe xích gầm rú để chuyển trận địa sau mỗi trận đánh. Mưởng đạn pháo bay chíu chíu trên đầu, có khi rơi thủng cả mái nhà. Trẻ con đi làm đi học phải đội mũ rơm. Đang vui, đang khí thế tưng bừng cả nước cùng ra trận, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Tin chiến thắng khắp các mặt trận dồn dập báo về. Anh Hoe Lý nhà gần nhà tôi lúc đó là Bí thư Chi đoàn, luôn có báo mới. Nói là mới nhưng cũng đã phát hành bốn năm ngày. Vì đường giao thông từ Hà Nội về đang vị đánh phá ác liệt. Tôi được giao đọc tin tức hàng ngày. Cứ cơm trưa xong là tôi lên nhà anh lấy mấy mấy tờ báo rồi trèo lên chạng ba cây mít sau hồi nhà anh, tay cầm báo tay cầm loa đọc. Cũng có hôm có mấy bạn cùng tham gia. Khoảng nửa buổi ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch (nhuận), tức 24/8 dương lịch năm 1968, có mấy tốp máy bay phản lực bay qua lên phía Ba ra Đô Lương rồi bất chợt vòng lại ném mấy loạt bom bi, loại bom có tính sát thương rất cao. Bộ đội cao xạ bắn trả rầm rầm, các lực lương dân quân tự vệ cũng phối hợp xả đạn tầm thấp dữ dội, nên chúng không dám bay thấp bổ nhào cắt bom, mà liệng lên cao, nhưng càng bay cao thì phạm vi sát thương của bom bi càng rộng. Chúng cắt vội mấy loạt bom rồi hè nhau tháo chạy ra phía biển. Những người ngồi xa có thể nghe thấy tiếng bom nổ rền vang hay lụp bụp nhưng ở gần ngay trong khu vực thì chỉ nghe tiếng rào rào. Liền đó là mấy nhà bốc cháy lửa khói nghi ngút, nhiều người chết, trâu bò kêu loạn xạ. Khi đó nhìn lên trời thấy bom rơi tôi chỉ kịp la to và nằm sấp xuống sau hè giáp nhà bác hai tôi chứ không kịp chạy xuống hầm. Sau còi báo yên nhổm dậy thấy chi chít hố bom và nhiều bi găm vào tường, nhà. Hôm đó xóm tôi chết 7 người, trong đó có bác hai tôi, bác Lê Văn Tường, năm đó bác chưa đầy sáu chục, mấy người phụ nữ và 2 em bé tuổi thiếu nhi. Thật đau buồn vô hạn. Bác tôi vốn là người cẩn thận, hay sợ bom nên đào hầm xuyên dưới gốc những bụi tre già rất kiên cố, nghe tiếng máy bay là xuống hầm ngay, nhưng hôm đó mải làm nên chạy không kịp. Năm đó cũng đã có chủ trương di dân lên núi, gọi là phong trào: "Mạ vô sân, dân vô rú" thực hiện trên khắp cả tỉnh. Nhà tôi và các bác tôi đều đã được phân đất vườn nơi ở mới là xóm Cồn Nghè nằm dưới chân Rú Bạc. Vì là bốc thăm nên nhà hai bác tôi không ở gần nhà tôi như ngoài xóm cũ nữa. Bác hai tôi khi đó đã chuyển được ràn vào trong vườn mới, nhưng hôm đó trời xui đất khiến thế nào mà bác lại quay về nhà cũ, thế là không may gặp nạn. Trước đó cũng đã có một số gia đình đã chuyển được nhà hoặc ràn vô nương mới, nhưng đa số còn dè dặt, lần lữa. Sau trận bom chẳng ai bảo ai mạnh ai nấy chạy kẻo nó quay lại bắn phá trận nữa thì chết. Vì các trận địa bộ đội cao xạ vẫn còn bám trụ chưa di dời địa điểm. May có chủ trương của trên, các xóm không bị bom trong cùng hợp tác đã huy động nhân lực hỗ trợ chuyển nhà cho dân xóm tôi. Việc tháo dỡ do gia chủ đảm trách, người các xóm chỉ lo vận chuyển gỗ lạt, gạch ngói sao cho nhanh và an toàn. Tuy vậy HTX cũng khoán công điểm cho từng nhà, tùy vào nhà to hay nhỏ ,khối lượng vận chuyển nhiều hay ít. Đó là một chủ trương đúng và hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo xã và HTX. Nhà tôi cũng được di chuyển trong đợt đó. Từ nay bố mẹ tôi lại tiếp tục cuộc hành trình gây dựng cơ đồ trên nương vườn mới: Xóm Đông Phượng thuộc làng Phú Thọ, đã chuyển thành Phong Phượng thuộc HTX Phong Diên, rồi Cồn Nghè dưới chân Rú Bạc, và hiện nay là xóm 5 Thanh Phong. Tiếc rằng không có bức ảnh nào của xóm cũ để minh họa. Mặc dù hồi ấy tôi vẫn thấy mấy chú đem máy về chụp ảnh cho 2 chị con gái bác hai và chụp chung cả gia đình. Máy ảnh được đặt trên cái chân ba cháng, trùm vải đen kín mít, cũng ngắm đi chỉnh lại rồi hô 123, nhưng chờ mãi vẫn không có ảnh. Chắc là bị hỏng. Các trận địa pháo trên các cánh đồng làng sau đó cũng rút, chỉ để lại một khẩu cao xạ 57 ly bị hỏng nhưng nhìn còn khá nguyên vẹn ở giữa đồng Cơn Bàu, sau xã đã cho kéo về trụ sở xã để làm kỷ niệm minh chứng cho một thời đạn lửa trên đất quê nhà. Vẫn còn chưa hết. Quang Lê (Lê Quang Đạo)

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022

KÝ ỨC TUỔI THƠ - VƯỜN XƯA NHÀ CŨ - PHẦN I

VƯỜN XƯA NHÀ CŨ Phần 1: Ông nội tôi là một thầy đồ nho hay chữ. Đã từng được mời làm chức Hương bạ, trông coi nhân khẩu, đất đai, thuế má của cả xã. Ông bà tôi sinh được 11 người con gồm 4 trai 7 gái, trong đó có 1 bác và 1 cô mất sớm. Bà nội tôi người họ Nguyễn Cảnh ở làng Phú Thọ. Cha tôi là con thứ 8 và là con trai út của ông bà. Năm 1946 sau khi cướp chính quyền, cha tôi tham gia Vệ Quốc Đoàn, tức Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay, ở trung đoàn 47 bộ đội chống Pháp. Sau thuộc Đại đoàn Vinh Quang, sau lại đổi là sư 308. Ông to cao, đẹp trai, hát hay đàn giỏi, nên được cấp trên phiên vào ban tuyên truyền văn nghệ, còn gọi là ban Tuyên Văn Giáo Huấn, hay ban Tuyên Văn chuyên công tác dân vận và tôn giáo vận. Từng tham gia nhiều trận đánh ở miền Tây Bắc như trận Cò Nòi, Cò Lủng, Thượng Lào.v.v.. Từng đóng quân nhiều nơi, trong đó Cha hay kể nhất là ở Thanh Hóa, ở trong nhà bà Hàn Thanh, một nhà giàu nổi tiếng nhất nhì không chỉ xứ Thanh Nghệ mà của cả miền Bắc. Gia đình bà từng nuôi ăn và chu cấp quân trang cho cả trung đoàn. Con trai bà cũng tham gia quân đội cách mạng. Nhưng nghe nói hồi Cải cách ruộng đất gia đình bà cũng bị đấu tố khốn khổ. Bạn bè Cha tôi đều hay kể và xác nhận điều này. Nay có cô Thanh An 93 tuổi quê ở tp Vinh, cựu chiến binh Trung đoàn hiện cư trú ở tp HCM tuy ít tuổi hơn Cha tôi, nhưng là bạn chiến đấu và cùng tham gia nhập ngũ năm 1946, khi trung đoàn mới thành lập. Cô An khi đó công tác bên Ban Quân y. Sau này cô học lên bác sĩ và giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội. Ông ngoại tôi họ Đặng quê làng Hiếu Thiện, xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương, là Chánh tổng của Tổng Thuần Trung, đứng đầu 9 xã phía nam phủ Anh Sơn thời ấy, nay tổng này thuộc tây nam huyện Đô Lương. Ông được triều đình phong hàm Cửu Phẩm, nên dân làng hay gọi là cố Cửu, hay cụ Chánh, còn chúng tôi gọi ông ngoại là ông Cửu. Ông tôi giỏi Nho Y Lý Số, là thầy thuốc mát tay trong vùng. Tôi nhớ vì tình thông gia, ông ngoại tôi có tặng cho ông nội tôi một cái địa bàn để đo phương hướng nhà đất, ông tôi thích lắm. Ông hay đem ra đo đạc tính toán. Tuy còn bé nhưng ông tôi đã bày cho tôi tám hướng Càn, Khảm, Cấn Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, tức 8 Phượng vị ghi trên địa bàn theo hệ bát quái (tám quẻ) trong Kinh dịch và bảo tôi học thuộc. Nhưng vì còn bé dại mải chơi nên tôi cũng chỉ nhớ đại khái chứ cũng không mấy quan tâm. Ông bà tôi sinh được 4 người con, mẹ tôi là con út. Mẹ được ông bà cưng chiều và cho đi học chữ. Sau cướp chính quyền 1945, Mẹ tham gia công tác Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ của xã, là ủy viên Hội đồng nhân dân xã. Sau được điều lên huyện công tác, là Chấp hành Phụ nữ huyện Đô Lương, sau lấy chồng chuyển về công tác tại Hội Phụ nữ huyện Thanh Chương, vẫn ủy viên Ban Chấp hành. Từng in dấu chân công tác khắp 42 xã trong huyện. Sinh thời, hễ gặp ai bà hỏi quê đâu là bà biết ngay tên đất và nhiều tên người ở những vùng đó. Sau vì Cha tôi công tác bộ đội xa nhà, con nhỏ, ông bà nội già yếu nên Mẹ tôi xin nghỉ. Ông bà nội tôi có vườn rộng, nhiều ruộng. Ba người con trai của ông đều nhà ngói, ràn ngói, trong khi cả làng cả xã hầu hết đang nhà tranh. Trong Cải cách ruộng đất, xóm tôi có 3 địa chủ, một người bị bắn, cả 3 đều nằm trong họ Lê nhà tôi. Oái oăm hơn cả ba đều là bác, chú trong chi họ tôi. May là nhà tôi và bác cả không bị, nhưng trước đó dân quân vẫn ngày đêm canh gác xung quanh đề phòng tẩu tán "tài sản của nông dân". Riêng bác hai tuy không bị địa chủ nhưng bị quy phú nông, suýt bị tịch thu tài sản, bị kỳ thị. Hết khổ. Cha tôi là con trai út nên ở chung với ông bà. Nói về vườn nhà tôi thì khá rộng, thậm chí rất rộng so với các nhà khác trong xóm, vì ở biệt lập ngoài đồng. Muốn vô xóm chơi với các anh chị con các bác bọn tôi phải đi qua một cái trọt, mà ban đêm rất sợ. Nhiều khi mải chơi hơi khuê phải chạy thục mạng, về đến nhà vẫn tim đập chân run. Hôm nào có thằng em lon ton chạy theo thì còn đỡ sợ nhưng vẫn cầm tay nhau cố chạy cho mau, nhiều khi theo không kịp nó khóc rạo. Hồi ấy các nhà ở trong xóm thường vườn rất chật, nhà kề nhà, nhiều gia đình chỉ có nhà và khoảnh sân nhỏ, không có vườn tược gì cả. Nhà này qua nhà khác cứ thông thiên thông địa, không cần và cũng không có bờ rào, đi làm đi học, đi gánh nước cứ đi qua sân nhau. Cũng có một số có bờ râm bụt, chè tàu nhưng rất ít, trong vườn lèo tèo vài cây ăn quả như mít, bưởi, khế, cam, quýt, chanh, tắt, chuối... nhưng ít có thu hoạch vì hay bị bọn con nít vặt trộm. Gà thả rông chạy khắp xóm, nhiều nhà lợn cũng thả rông luôn vì không có vật liệu làm chuồng. Cũng như các xóm làng khác, quanh xóm tôi có lũy tre xanh bao quanh rất đẹp. Ở ngoài nhìn vào rất trù phú và thanh bình yên ả, nhưng khi rào làng chiến đấu thì một con chó, một con chim cũng khó vô lọt. Còn tiếp nữa LÊ QUANG ĐẠO