Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Sinh hoạt chuyên đề: Năm tháng ngày giờ sinh với Vận mệnh đời người

Vừa qua, tại hội trường Thư viện tỉnh, Câu lạc bộ Kinh dịch Nghệ An đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề; "Năm tháng ngày giờ sinh với vận mệnh đời người". Đến dự có đông đủ hội viên của Câu lạc bộ và khách mời của Thư viện tỉnh. Sau trình bày có tính chất đề dẫn của Chủ nhiệm Lê Quang Đạo, đã có rất nhiều ý kiến tham luận của các chuyên gia huyền học xoay quanh chủ đề. Với việc lấy yếu tố năm tháng ngày giờ sinh để dự đoán số mệnh, vận hạn, sự sang hèn, giàu nghèo, thọ yểu của một đời người thì có khá nhiều môn vận dụng như Tử vi, Tứ trụ, Hà lạc, Thái ất, Kinh dịch... Mỗi môn đều có sở trường và sở đoản của nó, nhưng nhiều người tâm đắc với Tử vi và Tứ trụ, đặc biệt là môn Tứ trụ, (còn gọi là Tử Bình bởi môn này do ông Tử Bình thời nhà Tống bên TQ phát minh), sở dĩ nhiều người tâm đắc tìm hiểu nghiên cứu là vì sau khi biết được số mệnh và vận hạn của mình thì môn này còn có cách bổ cứu dụng thần nhằm cải vận để có thể tìm cát tránh hung, tìm lành tránh dữ. Do đó việc tìm Dụng thần là vấn đề rất quan trọng trong Phép dự đoán Tứ trụ. Dụng thần có thể là hành thiếu hụt cần bổ sung, cũng có thể là có hành nhiều quá, vượng quá cần phải điều tiết hoặc khắc chế bớt... cái này là tùy từng trường hợp cụ thể, cần sinh phù thì sinh phù, cần ức chế thì ức chế, cần điều hầu thì điều hầu, cần thông quan thì thông quan... Ngoài ra để cuộc đời có thể lên hương thì trong trụ cúng cần có các Thần như Quý nhân, Lộc, Mã, Kim dư.v.v.. Dó đó, cùng với thời điểm thụ thai, thời điểm ra đời của một con người là rất quan trọng trong việc dự đoán.


Một người khi cất tiếng khóc chào đời chính là thời khắc bẩm thụ khí trời đất, mà "thước đo" chính là Năm-Tháng-Ngày-Giờ. Mà Năm Tháng Ngày, Giờ được thể hiện bằng 4 trụ được tạo bởi các cặp Thiên Can-Địa Chi. Mà các cặp Thiên Can-Địa chỉ có tổng số 60 cặp (Bắt đầu từ Giáp Tý ......), do sự kết hợp giữa Dương Can + Dương chi và Âm Can+Âm chi tạo thành. Chỉ với 60 cặp Can chi này mà hàng ngàn năm nay, con người tìm tòi để ứng dụng trong các môn dự đoán vạn sự trên đời, thì phải nói là chúng ta đã phần nào nắm bắt được quy luật Vận hành của trời đất để ứng dụng vào đời sống xã hội, có được những kết quả mong muốn nhất định nói chung, và môn dự đoán theo Tứ trụ nói riêng.

Tứ trụ gồm Trụ năm-Trụ tháng-Trụ ngày-Trụ giờ, bản thân từng Trụ như chúng ta đã biết, được đại diện bởi các cặp Can-Chi, Thiên Can có tên gọi Giáp, Ất ...... hay Địa chi Tý, Sửu .... Để phân tích, đánh giá Tứ trụ của một người, người ta dùng quy luật của Âm Dương-Ngũ Hành để trả lời chính xác các câu hỏi liên quan đến các vấn đề của cuộc sống mỗi người, mỗi nhà từ cái đã qua cho đến tương lai, từ lúc Sinh đến khi kết thúc sự sống(Chết) của một vòng đời.

Vậy, Quy luật Âm Dương-Ngũ Hành là gì? Nó là quy luật cơ bản nhất của Khí (Là cái mà ta không nhìn thấy, không sờ thấy, mà hiện nay cũng không có cách gì để đo đếm được thì phải), và Hình là mọi sự vật tồn tại trên thế gian này. Và mọi thứ đều được quy nạp vào Âm Dương-Ngũ Hành, rồi dùng quy luật của nó để xem xét, phán đoán phát sinh lành dữ của mỗi người, mỗi nhà ở vào thời điểm nhất định(Đó là Thời gian). Như vậy, chữ Thời rất quan trọng trong mọi phép đoán, nó là "thước đo" của Thịnh suy của Ngũ Hành. Theo đó, mỗi năm, tháng, ngày, giờ với mỗi người, mỗi nhà .... và với mỗi quốc gia hay với Trái đất này sẽ có trạng thái riêng, chỉ sự phát triển của mình trong một giai đoạn phát triển, nằm trong vòng Sinh-Tử. Vậy giai đoạn đó lấy gì để biết được nó hoạt động ra sao, đặc trương của nó là gì ..v..v.. >>> Chỉ có thể dùng Âm Dương-Ngũ Hành và Thời gian để luận giải.

Âm Dương-Ngũ hành là khái niệm quan trọng trong Dịch học, nó bao quát vạn sự bao la như Vũ trụ hay những sự vật, hiện tượng dù nhỏ nhất đều được Quy nạp vào Âm dương-Ngũ hành. Ví như Trong- ngoài, Trên -dưới, Đất - Nước .... Như với con người Nam, Nữ; Cao- thấp, Béo gầy, ...., trong cơ thể là Tim, Phổi; hay hình thể Đầu-Thân mình, chân, tay ...cũng như Giầu -nghèo, Sang-Hèn, Thọ yểu, Vợ chồng, Con cái, Tình yêu, hôn nhân ..... Vậy mỗi vấn đề đã quy nạp vào Âm dương-Ngũ hành trên với con người mà nói, khi nào thì phát sinh, ứng nghiệm vào ai, việc gì, bộ phận nào trên cơ thể ..v.v.. Chỉ có thể dùng Thời vận để đo lường sự Sinh-Khắc; Vượng suy của Âm dương-Ngũ hành .... để xét đoán.

Thời Vận hay Vận hạn là gì? Thời là thời gian, được thể nghiệm thông qua Can-Chi chủ quản mỗi đại vận 10 năm và mỗi tiểu vận là 1 năm. Còn Vận là gì, quả là khó diễn giải hết căn cứ, ý nghĩa của nó. Nói một cách đơn giản là song song với Thời gian vận hành liên tục không ngừng, còn có một đơn vị đo lường khác tồn tại song song, mà với mỗi người có một Vận riêng, và Vận này cũng được tạo bởi cặp Can-Chi, thí dụ như Giáp Tý hay Ất sửu chẳng hạn. Do vậy, người ta thường nói Thời vận mới thể hiện được cơ sở để đoán định các sự vật hiện tượng xảy ra trong một khoảng thời gian nào đó.

Con Người đã bẩm thụ khí của Trời Đất, cho lên cũng không thoát khỏi quy luật vận động của Trời đất (Thông qua Âm dương-Ngũ hành). Mõi người sinh ra đều có Tứ trụ: Năm Tháng Ngày Giờ gọi là nguyên Mệnh, có tứ trụ tức là đã biết được Khí Âm dương, sinh vượng, trong đục, thông qua quy luật Sinh khắc, chế hoá ..v.v..để biết được Mệnh Giầu-nghèo; Sang-Hèn; Thọ-Yểu; Bệnh tật; Tai hoạ; Tình yêu; Hôn nhân; hoàn cảnh gia đình; thăng quan tiến chức; Tiền tài danh vọng ..v.v.. Thông qua Thời Vận để biết được khi nào thì phát sinh tốt xấu, ứng vào ai trong gia đình hay bộ phận nào trên cơ thể; Hay khi nào nên kết hôn, hôn sự thế nào, khi nào nên đầu tư kinh doanh, kinh doanh nghành nghề nào; Đi về phương nào kinh doanh thì có lợi được giầu sang phú quí, phương nào thì bất lợi, thậm trí phá sản ..v.v.. cũng là tuỳ Người, tuỳ Thời Vận >>> Đó cũng là mục đích nghiên cứu các môn Dịch học nói chung, Dự đoán tứ trụ nói riêng. Đó chính là Lý do để môn Dự đoán theo Tứ trụ tồn tại hàng trăm năm, luôn có sức sống mới, đặc biệt như chúng ta đang ở thời kỳ Vận 8-Bát bạch là thời kỳ sức sống của Dịch học đang được Thời, bởi được Ông Sao tốt quản

Nói tóm lại, Dự đoán Tứ trụ là để biết dước lành-Tránh dữ cho phù hợp với quy luật vận hành của Trời đất, là quy tắc chung của mọi môn phái là "Thuận Trời thì sống, chống lại thì chết".

Cùng xem và suy ngẫm

Có hai thứ cha mẹ cần trang bị cho con cái, và chỉ hai thứ đó là đủ.
Tỉ phú Hong Kong Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện.
“Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi” – ông Yu Pang-Lin khẳng định.
Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới – Bill Gates – từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?
Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình. Stephen Covey – người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt – viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012.
Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.
Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện.
Những người cha kiên quyết không để lại tiền cho con hoặc những người con quyết liệt không nhận tài sản thừa kế chắc chắn không phải là những người không coi trọng đồng tiền, vì hơn ai hết họ đã phải đổ mồ hôi, công sức và trí tuệ cả đời để tạo dựng nên sản nghiệp.
Tuy nhiên, họ cũng hiểu có một thứ còn quý giá hơn tiền, quan trọng hơn tiền, đó chính là trách nhiệm, mà trước hết là trách nhiệm với chính mình (tự mình phải chịu trách nhiệm về mình), rồi trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, xã hội… Họ cũng ý thức được một cách sâu sắc ẩn họa của việc xài những đồng tiền không do chính mình làm ra.
Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả.
Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.
Một con người biết trách nhiệm và có năng lực để thực hiện điều đó khi đi học sẽ học thực, học vì mình (và do đó sẽ khó có kiểu học đối phó; mua điểm, mua bằng; học vì cha, vì mẹ); khi đi làm sẽ làm hết mình, tự giác và luôn hướng tới hiệu quả cao nhất (và do đó sẽ không có kiểu làm “giả cầy”, thụ động; làm gian, làm dối như nhiều trường hợp mà không khó cũng có thể nhận diện được ở các cơ quan, công sở nhà nước ta)…
Không để lại tiền cho con nhưng để lại cho con ý thức trách nhiệm và trang bị cho con năng lực để tự chịu trách nhiệm thông qua giáo dục làm người, giáo dục làm việc, ấy là đã để lại một sản nghiệp đồ sộ cho con rồi.