Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Dùng quẻ Dịch để trấn trạch

CÓ NÊN TRẤN GIA BẰNG QUẺ DICH KHÔNG ?
20.06.16 Trần Phúc Sơn - Lê Quang Đạo - Hoàng Mai
Lâu nay chúng ta đọc sách có Phù chú trấn gia (trấn trạch). Từ hình vẽ các Chúa sơn lâm, mặt Quỷ, hình thù kỳ quái theo trí tưởng tượng của con người, cho đó là hình làm cho cái xấu sợ lánh xa. Phù chú bằng chữ Hán có nghĩa mạnh, nghĩa hung dữ trừ bạo mong cái xấu không đến, nhìn thấy mà lánh xa. Bằng các hình linh vật mà người Việt ta quy tôn từ xa xưa: Con Nghê, Chó đá, Các ông quan võ để trấn cửa đền. Phù điêu Hổ, Báo, các bài thơ, thần chú.Mục đích là trừ đuổi Tà Ma. Rồi hình gương Bát quái, Gương cầu lồi, gương cầu lõm, gương phẳng, các thanh kiếm, chuông gió, quả cầu thuỷ tinh, … nói chung là các đồ Phong thuỷ theo ngũ hành khí vật. Dùng kích hoạt hay tiết cho ngôi nhà giảm năng lượng xấu tăng năng lượng tốt, thuận lợi cho làm ăn buôn bán, ổn định sức khoẻ các thành viên trong gia đình, cầu mong phát đinh.
Chứ tôi chưa thấy quyển sách nào nói về việc lấy quẻ Dịch để trấn gia. Dùng quẻ Dịch thay các phù chú phù hợp với từng hoàn cảnh, từng giai đoạn cuộc sống, từng góc độ “sát khí” mà chúng ta thấy trong gia trạch, hoặc ngoài gia trạch. Hay những mong muốn trong cuộc sống cũng là chuyện bình thương. Mong muốn gia đình sum họp ta dùng quẻ Phong Hoả Gia Nhân … Hay muốn vực lại công ty thì dùng quẻ : Lôi Hoả phong, Sơn Thiên đại súc …
64 quẻ dịch có quẻ tốt, có quẻ xấu, có quẻ thất tốt (thượng cát), có quẻ rất xấu (hạ). Quẻ tượng trưng cho cha, cho con trai, cho con gái, cho mẹ, cho con trưởng, cho con thứ, cho bạn cho bè, cho cấp trên, thậm chí cho cả đầu tư, cầu tự (cầu tự pháp), có quẻ trấn (phòng), quẻ tiến (thăng), quẻ cương, quẻ nhu, quẻ thuận vợ thuận chồng, quẻ Tùy (theo hoàn cảnh) …
- Trong hợp tác làm ăn có: Thuần đoài, Thuỷ địa tỷ, Hoả địa tấn…
- Muốn gây dựng lại công ty sau một thời gia trì trệ có: Trạch sơn hàm, trạch hoả cách, Phong địa quán, Thuỷ địa tỷ …
- Trong đầu tư có: Sơn lôi di, Hoả lôi phệ hạp, Địa phong thăng, …
- Cầu con trai: Sơn hoả bí, Hoả thiên Đại Hữu, Địa thuỷ sư, …
- Muốn mau giàu có: Lôi phong hằng, …
- Cầu quan có: Lôi địa dự, Thuỷ địa tỷ, …
- Xum họp gia đình có: phong hoả giai nhân, …
- Muốn hoạc hành đỗ đạt co: Địa thiên thái, thuần ly, …
- Người xa quê muốn có bạn hiền có: Thiên phong cấu, …
Chúng ta muốn yêu cầu gì thì chúng ta chỉ việc viết quẻ đó lên tờ giấy trắng (đỏ), chữ đen. Cận thận hơn chúng ta lồng khung kính chữ đó treo lên giữa, phía trên cửa chính. Theo từng năm, từng thời kỳ, từng ngụ ý chúng ta cần. Bình thường cầu nguyện bằng quẻ dịch và đầu năm mới. Hoặc những lúc đại khó khan cần giải tỏa về mặt tâm lý. Thường tiến hành khi sự việc chưa xảy ra.
Quẻ Dịch có tốt, có xấu, có ngũ hành, cò thời gian ứng nghiệm theo từng quẻ một. Quẻ có nghĩa, có tượng, có tích, có triệu (điềm báo), có tháng, có mùa, lời khuyên, phụ chú, nghĩa hào, tượng hào. Quẻ Phong Địa quán trong làm ăn, buôn bán, mở công ty. Quẻ hành Kim, ứng vào tháng tám. Nếu nó phù hợp với một cá nhân cần mở công ty, người đó có vận phát vào tháng 8 thì quý vô cùng.
Tôi thấy quê tôi, có nhiều gia đình được chúng tôi làm giúp, cùng vì mấy anh em đọc Dịch thấy hay. Viết quẻ, đóng khung kính treo lên trên cửa chính, thấy tốt. Rồi bạn bè thấy hay, chúng tôi tìm quẻ phù hợp làm cho rồi họ treo, thấy tốt. Chúng tôi mạnh dạn làm cho người thân, con cái hết bệnh, học giỏi, được thăng cấp ngoài sự dự đoán trước đó. Gia đình tôi lúc làm nhà, tôi cho gắn bằng Xi măng lên tường gần chục năm nay rồi, nói chung tốt các bạn ạ.
Nó là Quẻ Dịch có 6 nét liền đứt, hình giáng bắt mắt, nên có ưu điểm không làm ảnh hưởng đến xung quanh, nhà bên cạnh, người ở gần. Vừa mang ý nghĩa nho nhã, không mang tính mê tín dị đoan. Nó còn là một bức tranh nếu như ta treo trong nhà, như treo chữ Tâm, chữ Nghĩa, chữ Phúc, chữ Đức … vậy. Trên hay bên phải là hình quẻ, trái là lời của quẻ được lồng trong một khung kính thì thật đẹp các bạn ạ, nếu có hoa tay viết theo thư pháp thì còn gì bằng. Giống như chúng ta xin chữ đầu năm mới vậy, nó hợp cảnh thì tuyệt vời.
Lá cờ Hàn quốc cũng dùng 4 quẻ đơn đó thôi, chúng ta thấy nó bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Tham vọng người Hàn là 4 phương trời, và còn nhiều hơn chừng đó nữa là bốn biển năm châu, các bạn tự nghĩ ra nhiều ý hay nhé.
Việc gì đầu năm chúng ta không xin một quẻ lấy vận may cho cả gia đình.
Thấy điều này lý thú cho mọi người nên tôi mạo muội đăng bài để mọi người tham khảo, cùng đồng hành có lợi cho gia đình và bản thân. Cao nhân có ý kiến hay xin tự nhiên cho phản hồi, để tăng thêm hiểu biết. Kiến thức là vô hạn, mình chỉ là hạt cát nhỏ thôi mà. 

Chân thành cám ơn!

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

LẬP HƯỚNG THEO HUYỀN KHÔNG PHONG THỦY



PHƯƠNG PHÁP LẬP HƯỚNG THEO HUYỀN KHÔNG PHONG THỦY
(Phương pháp lập hướng theo phong thủy Huyền Không phần thứ nhất)
Đối với Huyền Không phi tinh, việc lựa chọn tọa sơn, lập hướng cho một căn nhà (hay phần mộ) là một vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi nhiều công phu và mức độ xem xét khá tỉ mỉ. Trong nội dung bài viết này sẽ đáp ứng phần nào những vấn đề về Phong thủy nhà ở mà mọi người thường quan tâm từ xưa tới nay.
Tuy rằng trên nguyên tắc thì bất cứ tuyến vị nào đắc vượng tinh tới sơn hay tới hướng đều có thể chọn dùng, nhưng Huyền Không còn đòi hỏi hướng nhà phải thuần khí, chứ không được pha tạp với những khí khác. Muốn đạt được điểm này thì nhà (hay mộ) cần phải được chính sơn, chính hướng, đồng thời phải xa lánh những tuyến Đại không vong và Tiểu không vong.
Nếu trong trường hợp nhà không thể chọn được chính hướng, mà bắt buộc phải kiêm hướng, thì độ kiêm cũng cần phải theo đúng pháp độ, chứ không thể tùy tiện chọn lựa.
Sau đó còn phải phối hợp với sơn-thủy và địa hình chung quanh, cũng như Thành môn ở 2 bên hướng như thế nào? Nếu mọi sự đều tốt đẹp thì đó mới là cục diện toàn mỹ, còn nếu không thì tùy trường hợp nào khiếm khuyết mà mức độ tốt đẹp sẽ giảm thiểu, cho nên tuy rằng căn nhà đó cũng có thể tạm ở, nhưng nên chờ cơ hội mà tu chỉnh lại hay tìm những nơi khác tốt đẹp hơn.
Dưới đây chúng ta sẽ khảo sát từng điều kiện ở trên để có thể hiểu thấu đáo hơn về phương pháp chọn hướng nhà.
· Chính Sơn, Chính Hướng
· Kiêm hướng
· Đại Không Vong
· Tiểu Không Vong
· Thành môn
· Phối hợp Phi tinh với địa hình
Vấn đề thuần khí
Huyền Không Phong Thủy rất coi trọng vấn đề này, xem nó như là yếu tố đầu tiên quyết định họa phúc, sang hèn của một căn nhà. Muốn xét căn nhà có được thuần khí hay không thì trước hết phải tìm hiểu về Tam Nguyên Long.
( Thiên nguyên long, địa nguyên long và nhân nguyên long )
THIÊN NGUYÊN LONG:
• 4 sơn dương: CÀN-KHÔN-CẤN-TỐN
• 4 sơn âm: TÝ-NGỌ-MÃO-DẬU
NHÂN NGUYÊN LONG:
• 4 sơn dương: DẦN-THÂN-TỴ-HƠI
• 4 sơn âm: ẤT-TÂN-ĐINH-QUÝ
ĐỊA NGUYÊN LONG:
• 4 sơn dương : GIÁP-CANH-NHÂM-BÍNH
• 4 sơn âm: THÌN-TUẤT-SỬU-MÙI
Một căn nhà được xem là Thuần khí khi tuyến vị tọa-hướng của nó hoặc là nằm chính giữa 1 sơn, hoặc là lệch sang bên phải hoặc bên trái tuyến vị đó (còn gọi là Kiêm hướng) nhưng không quá 3 độ. Nếu lệch quá 3 độ thì sẽ lấy khí của sơn bị kiêm nhiều quá, khiến cho khí của tọa-hướng không còn thuần khiết nữa, mà đã bị pha tạp, mức độ tốt đẹp sẽ giảm thiểu, hoặc sẽ gặp hung họa lớn, nếu như chẳng may nhà lại không được vượng khí tới hướng hay tọa, chủ về chết người, tổn đinh hay bị tuyệt tự,hao tiền tốn của.
- Thí dụ 1: Căn nhà có hướng là 180 độ. Vì đây là tuyến vị chính giữa của sơn NGỌ (bao gồm từ 172 độ 6 đến 187 độ 5), nên nhà này được xem là Thuần khí.
- Thí dụ 2: Căn nhà có hướng là 185 độ. Vì tuyến vị này đã lệch 5 độ so với tuyến chính giữa của cung NGỌ, nên sẽ không được coi là thuần khí nữa, và khi lập tinh bàn phải dùng đến "Thế quái". Lúc đó nếu nhà đắc vượng khí thì cũng khá tốt, nếu không đắc được vượng khí thì tai họa sẽ chồng chất do việc khí không thuần gây ra.
Ngoài vấn đề tuyến vị của tọa-hướng không được kiêm quá nhiều, còn phải để ý đến vị trí của cổng, cửa và ngõ vào nhà. Nếu tọa-hướng nhà thuộc Thiên Nguyên Long thì cổng, cửa và ngõ vào nhà phải cùng nằm trong những khu vực thuộc Thiên Nguyên. Nếu tọa-hướng nhà thuộc Nhân Nguyên thì cổng, cửa cũng phải nằm trong những khu vực thuộc Nhân Nguyên. Nếu tọa-hướng thuộc Địa Nguyên thì cổng, cửa cũng phải nằm trong khu vực của Địa Nguyên. Có như thế mới bảo đảm được sự thuần khí.
- Thí dụ căn nhà tọa TÝ hướng NGỌ. Vì TÝ-NGỌ đều thuộc Thiên Nguyên Long, nên khi làm cổng, cửa cũng cần phải đưa về những khu vực thuộc Thiên nguyên Long. Nếu nhà gần ngã ba, ngã tư, hay có những lối rẽ vào nhà thì những ngã ba, ngã tư hay những khúc rẽ này cũng cần nằm tại các khu vực thuộc Thiên nguyên Long (nếu tính từ tâm nhà).
Một điểm quan trọng khác là tuy tọa-hướng và cổng, cửa của 1 căn nhà cần phải cùng 1 Nguyên Long với nhau, nhưng phải trái ngược âm-dương mới bảo đảm được phúc, lộc lâu dài (Phúc-Lộc vĩnh trinh).
- Thí dụ nhà tọa TÝ hướng NGỌ. Vì tọa-hướng của căn nhà này là thuộc âm hướng của Thiên nguyên Long, nên cổng, cửa hoặc ngõ vào nhà này cũng nên nằm tại những sơn thuộc Thiên nguyên Long như TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU hay CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN. Nhưng nếu chúng nằm tại các sơn CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN thì đó là cách phối hợp âm hướng với dương khẩu, phúc lộc sẽ tốt đẹp và lâu dài hơn nếu cổng, cửa nằm tại các sơn TÝ, NGỌ MÃO, DẬU (vì âm hướng phối với âm khẩu thì âm khí quá thịnh, phúc khí không thể phát mạnh được).
Cho nên khi chọn phương hướng cho một căn nhà thì lần lượt theo các bước sau:
1) Dùng la bàn để đo xem hướng nhà là bao nhiêu độ? Và nó thuộc tuyến vị chính giữa của mỗi sơn hay kiêm, và kiêm nhiều hay ít?
2) Xác định tọa-hướng của căn nhà là thuộc Nguyên Long nào? Và là âm hay dương?
3) Phối hợp với phương vị của cổng, cửa, ngõ vào nhà hay ngã ba, ngã tư gần nhà, sao cho chúng vừa phải đồng Nguyên, vừa phải phối hợp được giữa âm hướng với dương khẩu, hay giữa dương hướng với âm khẩu, cộng với vượng tinh tới hướng thì phú quý sẽ có đủ.
Nếu bất đắc dĩ không thể đạt được cuộc âm-dương phối hợp giữa hướng và khẩu thì ít nhất cũng cần đạt được sự đồng Nguyên giữa khẩu và hướng, cộng với vượng khí chiếu tới hướng hay cửa cũng có thể hưng thịnh 1 thời. .
*****
(Phương pháp chọn hướng nhà theo Phong thủy Huyền Không phần thứ hai)
*** Chính sơn, chính hướng.
Chính vì vấn đề đòi hỏi nhà (hay mộ) phải thuần khí, nên không những giữa tọa-hướng với cổng, cửa và ngõ vào nhà phải cùng 1 Nguyên Long, mà tuyến vị của tọa-hướng cũng nên nằm tại tuyến vị chính giữa của mỗi sơn. Nếu có kiêm (hay lệch) sang phải hoặc sang trái cũng không được quá 3 độ so với tuyến vị chính giữa. Có như thế mới bảo đảm cho tọa-hướng của căn nhà được thuần khí.
Một điều làm cho người mới biết về Phong thủy hoang mang không ít là có nhiều trường phái lại cho là những tuyến vị chính giữa của mỗi sơn-hướng đều là những tuyến xấu, có khí trường quá mạnh nên không thể lấy. Nếu chọn những tuyến đó để tạo sơn, lập hướng thì sẽ dễ gặp tai họa!!! Do đó, khi chọn tọa-hướng cho nhà (hay mộ) thì họ thường không bao giờ chọn tuyến vị chính giữa, mà bao giờ cũng sẽ chọn tuyến vị kiêm 3 độ.
Quan điểm này không hiểu là do những hiểu biết sai lầm về Phong thủy, hay do ảnh hưởng của xã hội phong kiến thời xưa. Vì dưới các thời đại phong kiến Trung Hoa trước đây, chỉ có vua chúa, quan lại mới được xử dụng những gì được coi là cao sang, tốt đẹp, còn dân thường thì phải né tránh, không được “vi phạm” tới. Ngay cả phương hướng làm nhà cửa, cung điện... thì cũng chỉ có vua hoặc quan lớn mới lấy theo tuyến vị chính giữa của sơn-hướng. Chẳng hạn như những dinh thự, lâu đài của các vua chúa ngày xưa thường cất theo trục tọa TÝ (BẮC) hướng chính NGỌ (NAM), hoặc tọa NHÂM hướng BÍNH chứ không kiêm 3 độ bao giờ. Cho nên có thể là các vua chúa và những đại sư Phong thủy đời xưa cũng đã thấy được cái quý của vấn đề thuần khí và tuyến vị chính giữa của mỗi sơn-hướng. Chính vì vậy mà chỉ có họ mới được lập mà thôi. Còn nhà dân thường thì bao giờ cũng kiêm 3 độ, tuy vẫn được coi là thuần khí, nhưng ít nhiều cũng đã bị pha tạp bởi khí khác, nên ít ra là về phong cách cũng sẽ không bằng tầng lớp qúy tộc trong xã hội được.Mặt khác do trình độ có hạn, không am hiểu về Phong thủy, không có người hướng dẫn, hoặc không tin vào Phong thủy. Từ đó làm theo cảm tính, nên sự chính xác không cao, kết quả sẽ không được như mong muốn.
Ngoài ra, nếu ai đã đọc tác phẩm “Tòng sư tùy bút” của Khương Diêu (đệ tử của Tưởng đại Hồng, 1 danh sư Phong thủy cuối thời nhà Minh) thì cũng có thể thấy vấn đề né tránh tuyến vị chính giữa và chọn “kiêm 3 độ” là sai lầm như sau:
“Ngày nọ, tôi (tức Khương Diêu) theo Phu tử (tức Tưởng Đại Hồng) ra ngoài Xương an Môn, thấy nhà nọ hạ táng. Các thổ công đều nói “Tưởng tiên sinh tới rồi!”. Chủ nhân hỏi: “Tưởng tiên sinh là ai?” Thổ công đều nói:”Tiên sinh là bậc địa tiên”. Một số địa sư (tức thầy Phong thủy) đứng ở đấy che miệng cười khẩy, nói với chủ nhân rằng: “Ông ta là Tưởng Đại Hồng, thường nói thiên cơ bất khả tiết lộ đó”. Rồi bọn họ quay qua nói với thầy tôi:”Cuộc đất tốt như vầy là chốn hưng thịnh của Trời, không cần ông nhọc sức tiết lộ thiên cơ”. Chủ nhân cũng khoe cuộc đất của mình long huyệt sơn thủy đều đẹp. Thầy tôi chẳng nói gì. Thổ công là người quen biết với tôi mới mách cho biết rằng:”Cuộc đất này sơn SỬU, hướng MÙI kiêm CẤN-KHÔN. Ba năm trước đây Tưởng tiên sinh có điểm huyệt giúp cho 1 người, cũng dùng sơn SỬU, hướng MÙI (tức lấy tuyến chính giữa của SỬU-MÙI, chứ không kiêm 1 độ nào cả), nay nhà ấy ngày càng hưng thịnh. Ở đây có 1 địa sư sao chép lại cách điểm huyệt của Tưởng tiên sinh, muốn bắt chước chỉ dùng đơn hướng. Nhưng chủ nhân và các địa sư khác đều không dám tin theo, mấy ông ấy ùn ùn kiêm 3 độ”. Thầy về, tôi kể lại thì thầy nói:”Chủ nhân ắt phải chết. Phạm vào Ngũ Hoàng, Lực sĩ mà không mất người được ư?” (vì năm đó 2 sao Ngũ Hoàng, Lực sĩ đều tới phương tọa của ngôi mộ). Sau khi táng chưa tới 5 ngày, chủ nhân bị ngã mà chết”.
***Kiêm hướng
Những nhà có tuyến vị của tọa-hướng nằm lệch từ 1 độ đến 7 độ 5 so với tuyến vị chính giữa (bất kể là lệch sang bên phải hoặc bên trái) của 1 sơn thì đều được xem là Kiêm hướng. Nhưng như đã nói ở phần trên, những nhà có tuyến vị lệch từ 1 đến 3 độ thì vẫn được coi là thuộc “chính sơn, chính hướng”, khí vẫn còn thuần nhất nên không có gì thay đổi. Còn những nhà có tuyến vị lệch từ 3 đến 6 độ thì do độ kiêm khá lớn, khí của sơn bên cạnh đã pha tạp với khí của chính tọa, chính hướng, cho nên khi lập tinh bàn mới phải dùng đến Thế Quái .
Đây là trường hợp chỉ nên tạm dùng trong 1 thời vận nào đó, đến khi qua vận khác mà nếu thấy chính hướng đắc vượng khí thì cần xây dựng lại nhà cửa (hay phần mộ) theo hướng đó, chứ không thể để nhà cửa kiêm hướng nhiều trong 1 thời hạn lâu dài, sẽ có tai họa do vấn đề khí không thuần khiết mà ra, khiến cho người trong nhà phẩm chất hư hèn, lại dễ mắc những tai họa về hình ngục. Câu “Chính sơn, chính hướng lưu chi thượng, quá yêu ngộ hình trượng” trong “Thiên bảo Kinh” của Dương Quân Tùng, có nghĩa là sơn-hướng cần phải kiêm ít, chứ không thể kiêm nhiều, nếu kiên nhiều (quá yêu) tất sẽ bị tai họa về hình ngục, lao tù (ngộ hình trượng). Cho nên người học Huyền Không Phong thủy phải rất cẩn thận trong vấn đề kiêm hướng.
Ngoài ra, trong trường hợp kiêm hướng thì cũng còn phải tùy theo âm-dương mà kiêm đúng pháp độ thì mới có thể tạo phúc, chứ không thể kiêm 1 cách tùy tiện. Nói tùy theo âm-dương tức là phải coi xem tọa-hướng của 1 căn nhà là nằm trong những sơn dương hay âm? Nếu chúng nằm trong những sơn dương thì khi kiêm hướng cũng phải cần dùng những độ số dương như 1, 3, 5, 7. Nếu chúng nằm trong những sơn âm thì cần dùng những độ số âm như 2, 4, 6. Đó mới là kiêm đúng pháp độ. Còn kiêm không đúng pháp độ tức là tọa-hướng thuộc sơn dương mà lại dùng độ số âm, hay tọa-hướng thuộc sơn âm mà lại dùng độ số dương.
Nếu kiêm đúng pháp độ thì trong trường hợp đắc vượng khí tới hướng cũng có thể phát khá lớn, trong trường hợp thất vận hoặc gặp khí suy tử chiếu tới cũng không đến nỗi mắc tai họa nặng lắm. Nếu kiêm không đúng pháp độ thì dù đắc vượng khí tới hướng mà có đắc tài đắc lộc cũng có những tai họa bất ngờ. Gặp lúc thất vận thì hung họa càng khủng khiếp, không thể đo lường được.
Một điều cần để ý là khi 1 căn nhà hay 1 ngôi mộ kiêm hướng thì chính tọa chính hướng của nó được gọi là “Chủ Sơn, Chủ Hướng”, còn tọa-hướng được kiêm gọi là “Chi Thần”. Rồi phải xem cổng, cửa, lai, khứ thủy... phải cùng 1 Nguyên Long với “Chủ Sơn, Chủ Hướng”, chứ không thể cùng Nguyên Long với “Chi Thần” được. . . *****
Phương Pháp lựa chọn Hướng nhà theo Phong thủy Huyền Không Phần 3)
***Đại Không Vong
Tuyến Đại không vong là những đường ranh giới giữa 8 hướng trên la bàn. Biết rằng 1 vòng tròn trên la bàn bao gồm 360 độ, nếu chia ra 8 hướng thì mỗi hướng sẽ chiếm đúng 45 độ. Những tuyến độ nằm giữa 2 hướng là những tuyến Đại không vong. Ví dụ như hướng BẮC bắt đầu từ 337 độ 5 đến 22 độ 5, kế đó là hướng ĐÔNG BẮC bắt đầu từ 22 độ 5 đến 67 độ 5. Những tuyến vị 337 độ 5, hoặc 22 độ 5, hoặc 67 độ 5 là những tuyến Đại không vong.
Như vậy, có 8 tuyến Đại không vong trên la bàn như sau:
- Tuyến 22 độ 5 (giữa BẮC và ĐÔNG BẮC).
- Tuyến 67 độ 5 (giữa ĐÔNG BẮC và ĐÔNG).
- Tuyến 112 độ 5 (giữa ĐÔNG và ĐÔNG NAM).
- Tuyến 157 độ 5 (giữa ĐÔNG NAM và NAM).
- Tuyến 202 độ 5 (giữa NAM và TÂY NAM).
- Tuyến 247 độ 5 (giữa TÂY NAM và TÂY).
- Tuyến 292 độ 5 (giữa TÂY và TÂY BẮC).
- Tuyến 337 độ 5 (giữa TÂY BẮC và BẮC).
Ngoài 8 tuyến vị kể trên (được coi là 8 tuyến Đại không vong chính), còn có những tuyến nằm gần sát và 2 bên những tuyến đó trong khoảng 1 độ 5 cũng đều được coi là những tuyến Đại không vong cả.
- Thí dụ 1: một căn nhà có hướng 21 độ. Vì tuyến này chỉ cách tuyến Đại không vong chính (giữa 2 hướng BẮC và ĐÔNG BẮC, tức tuyến 22 độ 5) có 1 độ 5, cho nên hướng nhà này phạm Đại không vong.
- Thí dụ 2: một căn nhà có hướng 23 độ 5. Vì tuyến này cũng chỉ cách tuyến Đại không vong chính có 1 độ, nên nó cũng là tuyến Đại không vong.
- Thí dụ 3: một căn nhà có hướng là 20 độ 5. Vì tuyến này cách tuyến Đại không vong chính 2 độ, nên nó không được coi là tuyến Đại không vong nữa.
Đối với Phong thủy Huyền Không, tất cả mọi tuyến Đại không vong đều là những tuyến vị cực xấu. Nếu cất nhà, xây mộ theo những hướng đó thì về nhân sự có thể bị chết người, cô quả hay bị tuyệt tự. Về tài lộc có thể bị phá sản, lao tù vì tiền bạc... Về bản chất con người sống trong những nhà đó cũng chủ thô tục, bần tiện, thiếu liêm sỉ hoặc hung ác, lại hay thấy ma quỷ...
Tuyến Đại không vong sở dĩ cực xấu là vì tọa-hướng của căn nhà đã kiêm quá nhiều (từ 6 đến 7 độ 5) nên khí của căn nhà đã hoàn toàn bị pha tạp, biến chất. Nó vừa kiêm khí của sơn khác (trong 24 sơn), vừa kiêm khí của hướng khác (trong 8 hướng).
- Thí dụ nhà hướng 22 độ, tọa ĐINH hướng QUÝ kiêm MÙI-SỬU 7 độ, nên tọa và hướng vừa kiêm đều 2 sơn (tọa là ĐINH kiêm MÙI; hướng là QUÝ kiêm SỬU). Nhưng vì ĐINH thuộc hướng NAM, còn MÙI thuộc hướng TÂY NAM, nên tọa của nhà này vừa thuộc hướng NAM, vừa kiêm thêm hướng TÂY NAM nữa. Tương tự, ở hướng là QUÝ kiêm SỬU, nhưng QUÝ thuộc hướng BẮC, còn SỬU thuộc hướng ĐÔNG BẮC, nên hướng nhà này vừa thuộc hướng BẮC, vừa kiêm ĐÔNG BẮC.
Những nhà thuộc tuyến Đại không vong đều bị coi là “LẠC QUẺ” hay “XUẤT QUÁI” (tức ra ngoài phạm vi 1 hướng) bởi vì tạp khí hỗn loạn, không có một chính khí đủ mạnh để làm chủ khí, như nhà không chủ. Những căn nhà này dể có nhiều tai họa nghiêm trọng như bị tà khí chi phối, bị ma quỷ quấy phá, cũng như con người trở nên hẹp hòi, thô lậu, bần tiện, gian trá hơn. Chính vì vậy mà “Trạch vận Tân án” mới nói những nhà có hướng thuộc tuyến Đại không vong thì ”tiến thoái đều khó, trở thành tiện cục (cách bần tiện), khiến vợ, chồng lục đục, anh em bất hòa, văn nhân thì mắc bệnh thần kinh, nhiều sự bất hạnh liên tiếp xảy ra” .
(Phương Pháp lựa chọn hướng nhà theo phong thủy Huyền không Phần 4)
***Tiểu Không Vong
Tuyến Tiểu không vong: nếu tuyến Đại không vong là những tuyến nằm ngay lằn ranh của 2 hướng, thì tuyến Tiểu không vong là những tuyến nằm ngay lằn ranh của 2 sơn. Như chúng ta đã biết, trên la bàn gồm 360 độ được chia ra 8 hướng, mỗi hướng chiếm 45 độ. Trong mỗi hướng lại được chia ra làm 3 sơn, nên mỗi sơn chiếm 15 độ. Cho nên tổng cộng có 24 sơn trên la bàn, và vì vậy cũng có 24 tuyến Tiểu không vong chính như sau:
- Hướng BẮC: gồm những tuyến: 352 độ 5, 7 độ 5, và 22 độ 5.
- Hướng ĐÔNG BẮC: những tuyến: 37 độ 5, 52 độ 5, và 67 đô 5.
- Hướng ĐÔNG: gồm những tuyến: 82 đô 5, 97 độ 5, và 112 độ 5.
- Hướng ĐÔNG NAM: những tuyến: 127 độ 5, 142 độ 5, và 157 độ 5.
- Hướng NAM: gồm những tuyến: 172 độ 5, 187 độ 5, và 202 độ 5.
- Hướng TÂY NAM: những tuyến: 217 độ 5, 232 độ 5, và 247 độ 5.
- Hướng TÂY: gồm những tuyến: 262 độ 5, 277 độ 5, và 292 độ 5.
- Hướng TÂY BẮC: những tuyến: 307 độ 5, 322 độ 5, và 337 độ 5.
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì ta thấy tất cả những tuyến Tiểu không vong cuối cùng của mỗi hướng như 22 độ 5 của hướng BẮC, 67 độ 5 của hướng ĐÔNG BẮC, 112 độ 5 của hướng ĐÔNG... cũng chính là những tuyến Đại không vong.
Cho nên trên thực tế, những nhà có hướng phạm phải những tuyến Đại không vong bao giờ cũng kèm thêm vấn đề phạm cả tuyến Tiểu không vong nữa. Chính vì vậy mà mức độ phát sinh tai họa của chúng mới càng thêm mãnh liệt.
Ngoài 24 tuyến Tiểu không vong chính ở trên, còn cần phải để ý đến những tuyến nằm gần khu vực đường ranh giới giữa 2 sơn, nhưng cũng chia thành những trường hợp khác biệt như sau:
1) Những tuyến nằm ở phần giữa 2 sơn, nhưng 1 sơn thuộc Địa nguyên Long, 1 Sơn thuộc Thiên nguyên Long (xin xem lại bài “24 sơn-hướng và Tam nguyên Long): thì tất cả những tuyến nằm gần tuyến Tiểu không vong chính trong khoảng cách là 1 độ rưỡi - dù là bên trái hay bên phải của nó – cũng đều bị coi là những tuyến Tiểu không vong.
Thí dụ: Hai sơn NHÂM và TÝ của hướng BẮC được phân chia bởi tuyến vị 352 độ 5. Đó là tuyến Tiểu không vong chính. Nhưng vì NHÂM thuộc Địa nguyên Long, còn TÝ thuộc Thiên nguyên long, cho nên tất cả những tuyến nằm cách tuyến vị 352 độ 5 trong phạm vị 1 độ 5 – dù là bên phải hay bên trái của nó – như các tuyến 351 độ, 352 độ, 353 độ, 354 độ cũng đều là những tuyến Tiểu không vong cả. Nhưng các tuyến như 350 độ 5, hoặc 354 độ 5 thì lại không còn được coi là những tuyến Tiểu không vong nữa, vì đã cách tuyến Tiểu không vong chính hơn 1 độ 5 rồi.
Một điều cần nói thêm là vì giữa Địa nguyên long với Thiên nguyên long trong cùng 1 hướng bao giờ cũng có vấn đề trái nghịch âm-dương, nếu Thiên nguyên long là sơn âm thì Địa nguyên long sẽ là sơn dương, và ngược lại, cho nên những tuyến Tiểu không vong nằm giữa 2 sơn (hướng) này còn bị gọi là những tuyến “sai lạc âm-dương” hoặc “âm-dương sai thố”.
2) Những tuyến nằm ở phần giữa 2 sơn, nhưng 1 sơn thuộc Thiên nguyên Long, 1 sơn thuôc Nhân nguyên Long: thì chỉ có tuyến vị chính giữa 2 sơn mới bị coi là tuyến Tiểu không vong mà thôi. Tuy nhiên trên thực tế thì những tuyến Tiểu không vong này đều vô hại. Lý do là vì trong cùng 1 hướng thì sơn thuộc Thiên nguyên Long bao giờ cũng cùng âm-dương với sơn thuộc Nhân nguyên Long. Mà vì đã nằm trong cùng 1 hướng, lại cùng 1 khí âm hoặc dương, nên dù có nằm chồng lên đường phân giới giữa 2 sơn cũng vẫn không sợ khí bị pha tạp hay hỗn loạn.
Cho nên nguyên tắc chính của Huyền không vẫn là vấn đề thuần khí. Khí đã thuần thì có thể kiêm nhiều, khí không thuần thì dù 1 độ cũng không kiêm, còn những tuyến vị Đại-Tiểu không vong chỉ là những mức độ ấn định sự kiêm hướng sai lạc quẻ (Đại không vong) hoặc âm-dương (Tiểu không vong) đã tới mức độ tối đa, cực kỳ hung hiểm rồi vậy.
Thí dụ: Hai sơn TÝ và QUÝ thuộc hướng BẮC được phân chia bởi tuyến vị 7 độ 5, nên trên lý thuyết thì đó là tuyến Tiểu không vong chính. Nhưng vì TÝ là âm sơn, thuộc Thiên nguyên Long; còn QUÝ cũng là âm sơn, thuộc Nhân nguyên Long. Giữa chúng không có sự khác biệt về âm-dương (vì cùng là âm sơn) hay tính chất (cùng thuộc hướng BẮC). Cho nên ngay cả những nhà có tuyến vị là 7 độ 5 (tức trùng với tuyến Tiểu không vong) cũng không sao cả.
3) Những tuyến nằm giữa 2 sơn, nhưng 1 sơn là Nhân nguyên long, 1 sơn là Địa nguyên Long: đây chính là trường hợp của những tuyến Đại không vong đã nói ở phần trên.
Như vậy nếu xét kỹ thì thật ra trên la bàn chỉ có 8 tuyến Đại không vong và 8 tuyến Tiểu không vong chính mà thôi. Bên cạnh chúng còn có thêm 1 số tuyến nằm trong khoảng cách 1 độ 5 ở 2 bên cũng đều được xem là những tuyến vị Đại-Tiểu không vong cả. Còn ngoài ra, những tuyến vị nằm giữa 2 sơn thuộc Thiên nguyên Long và Nhân nguyên Long trên thực tế không phải là Không vong. Còn những tuyến nằm giữa 2 sơn thuộc Nhân nguyên Long và Địa nguyên Long là trường hợp Đại không vong rồi vậy.
Xét về mức độ tác hại thì những hướng Tiểu không vong cũng gây ra nhiều tai họa cho những ai sống trong căn nhà đó, như gia đình đổ vỡ, ly dị, tài lộc hao tán, dễ bị thưa kiện, hình ngục, người sống trong nhà cũng thường bất chính, hay vi phạm luật lệ, phạm pháp hoặc trộm cắp, hung dữ, lại dễ thấy ma quỷ... Cho nên sách “Trạch vận tân án” mới viết những nhà phạm tuyến Tiểu không vong (tức âm-dương sai thố) thì thường là “tiến, thoái lưỡng nan, không tạo dựng nổi uy quyền, danh tiếng. Lại chuốc kiện tụng, thị phi, trở thành bại cục (cách thất bại), hao tổn công sức”.
Ngoài những tuyến Đại-Tiểu không vong ở trên thì trong 1 số sách vở còn đề cập đến những đường phân giới của 64 quẻ tiên thiên, và cũng xem những tuyến đó là Đại không vong. Rồi gộp hết tất cả những tuyến đó, cộng với những tuyến Đại-Tiểu không vong chính và gọi chúng là những tuyến “BẤT KHẢ LẬP” (tức những tuyến vị không thể chọn để lập hướng nhà hay mộ).
Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì thấy những đường phân giới của 64 quẻ Tiên thiên thật ra cũng trùng với những tuyến vị “Phân châm” hoặc “Phân kim” trên Tưởng bàn (tức 1 loại la bàn do Tưởng đại Hồng làm ra), mà trong đó, cách tính để chia tuyến vị của 64 quẻ Tiên Thiên như sau: lấy 64 quẻ chia cho 8 hướng, thì mỗi hướng có 8 quẻ. Mỗi hướng tổng cộng có 45 độ, chia cho 8 quẻ thì mỗi quẻ chiếm 5 độ, còn dư 5 độ. Để phân chia cho đồng đều, Tưởng đại Hồng xếp 5 quẻ tiên thiên vào phần giữa của mỗi hướng (tỗng cộng là 40 độ). Còn khu vực tiếp giáp giữa mỗi hướng thì để chừa ra mỗi bên là 2 độ 5 (tổng cộng là 5 độ). Khu vực này được coi là khu vực “xuất quái” (ra khỏi quẻ hay hướng).
Như vậy, tổng cộng độ số của 8 quẻ (40 độ) và khoảng trống ở gần ranh giới giữa 2 hướng (5 độ) là 45 độ, tức đã bao hàm hết 1 hướng. Nếu tính như vậy thì tất cả mọi tuyến vị chính giữa của 24 sơn đều nằm trên đường phân giới của 64 quẻ Dịch.
Đó là lý do tại sao có 1 số trường phái Phong thủy (nhất là Tam hợp phái) thường cho rằng tuyến vị chính giữa của 24 sơn là những tuyến “Đại không vong”, cho nên khi lập hướng nhà hay mộ thì họ thường tránh những tuyến vị đó, mà kiêm sang bên phải hoặc trái 3 độ, chứ không dám lấy đơn hướng.
Đây là 1 sai lầm, chẳng những vì họ đã không biết tới vấn đề hướng nhà phải thuần khí, mà còn có thể kiêm không đúng độ số, vì không phải tọa-hướng nào cũng có thể kiêm 3 độ, mà còn tùy thuộc vào những sơn mà chúng tọa lạc là âm hay dương.
Hơn nữa, hướng kiêm 3 độ cũng là lằn ranh giới giữa chính hướng và kiêm hướng, nên nếu kiêm không cẩn thận, hướng đó có thể đã ra ngoài chính hướng và thuộc về kiên hướng, nên có thể đang từ tốt biến thành xấu...
Ngoài ra, vì các sách vở cổ xưa hoặc đã thất bản, hoặc cố tình không nói tới lý do tại sao lại đem 64 quẻ Tiên thiên vào trong la bàn. Nhưng theo thiển ý của người viết thì có lẽ chỉ là dùng để phụ đoán thêm tính chất của từng hướng nhà mà thôi (như trường hợp Nhị thập bát tú...), chứ không phải mục đích là để chọn phương hướng.
Chính vì vậy mà tuy Tưởng đại Hồng vẫn đưa 64 quẻ Tiên thiên vào trong la bàn do ông chế tạo, nhưng khi chọn hướng thì vẫn lấy đơn hướng (tức là đè lên đường phân giới của quẻ Dịch). Điều này chứng tỏ đường phân giới của 64 quẻ Tiên thiên thật ra không có giá trị gì về phương diên lập hướng cả.
Đối với những nhà phạm tuyến Đại-Tiểu không vong tuy rằng rất xấu, nhưng nếu biết cách hóa giải thì cũng có thể biến xấu thành tốt mà xử dụng được, chứ cũng không phải nhất quyết vì chúng thuộc những tuyến "bất khả lập" nên hoàn toàn không xử dụng được. Vấn đề này sẽ được nói trong 1 dịp khác.
Ngoài ra, đối với trường hợp những nhà có tọa-hướng thuộc Thiên nguyên Long kiêm Nhân nguyên Long, hoặc Nhân nguyên Long kiêm Thiên nguyên Long tuy có thể kiêm nhiều mà không sợ phạm Không vong, nhưng vẫn phải kiêm đúng pháp độ, tùy theo tọa-hướng thuộc sơn dương hay âm. Nếu thuộc sơn dương thì có thể kiêm tới 7 độ, nếu là sơn âm thì chỉ có thể kiêm tới 6 độ mà thôi. *****
Phương Pháp lựa chọn Hướng Nhà theo Huyền Không Phong thủy(Phần 5)
***Thành môn
Trong việc chọn tọa-hướng cho nhà ở (hay phần mộ), ngoài những vấn đề đã được nêu ra thì còn cần để ý tới khu vực 2 bên phía trước như thế nào để có thể dùng bí quyết của "Thành môn".
Thành môn, tức cổng thành, là nơi ra, vào thành cũng là chỗ dẫn nước ra, vào ở phía dưới. Cho nên Thành môn chính là cửa ngõ để vào huyệt, hoặc nơi thủy đến, thủy đi, thủy hội tụ ở 2 bên phía trước. Đối với nhà cửa thì nếu khu vực đó có ngõ rẽ vào nhà hay ngã ba, ngã tư, ao, hồ, biển, hoặc chỗ 2 dòng sông tụ hội... thì những nhà đó được xem như có Thành môn.
Thành môn cũng được chia ra làm 3 loại như sau:
1) Thành môn chính: nằm ở những khu vực mà khi kết hợp với khu vực ở đầu hướng sẽ hợp thành những số Tiên thiên như 1-6, 2-7, 3-8, 4-9.
Thí dụ: Căn nhà hướng NAM, có ngõ vào nhà nằm ở khu vực phía ĐÔNG NAM. Vì ĐÔNG NAM thuộc quẻ TỐN mang số 4, còn NAM thuộc quẻ LY mang số 9, hợp thành số Tiên thiên 4-9, nên ngõ vào nhà đó được coi là Thành môn chính.
2) Thành môn phụ: chỉ là những vị trí nằm bên cạnh đầu hướng, nhưng không có sự tương hợp thành những số Tiên thiên như ở trên.
Thí dụ: Nhà hướng NAM, nhưng có ngõ vào nhà ở khu vực TÂY NAM. Vì NAM là số 9, TÂY NAM là số 2, giữa 2 khu vực này không có sự tương hợp thành số Tiên thiên, nên đây là Thành môn phụ.
3) Thành môn ngầm: ngoài Thành môn chính (được gọi là “Chính mã”) và Thành môn phụ (được gọi là “tá mã”), còn có Thành môn ngầm, nhưng cũng được chia thành 2 loại như sau:
a) Khi an vận bàn mà vận tinh Ngũ Hoàng tới 1 trong 2 phía bên cạnh đầu hướng. Nếu nơi đó có thủy hay cửa khẩu, ngõ ra vào... thì cũng được coi là Thành môn.
Thí dụ: nhà tọa TÝ hướng NGỌ (180 độ), nhập trạch trong vận 8, nên khi an vận bàn thì vận tinh Ngũ Hoàng sẽ đến phía TÂY NAM. Nếu nơi này có ngã tư, ngõ vào nhà, ao, hồ... thì được xem là Thành môn ngầm. Sở dĩ như thế là vì trong mỗi vận, khu vực có vận tinh Ngũ Hoàng bao giờ cũng là khu vực của Linh Thần (xin xem lại bài “Chính Thần và Linh Thần”), nên khi khu vực này có cổng, ngõ hay thủy khẩu thì được xem như Linh thần đắc thủy, chủ đại vượng cho nhà cửa trong vận đó. Vì vậy nó mới được xem như 1 loại Thành môn mà thôi.
-Khi các vận, sơn hay hướng tinh tới 2 phía bên cạnh đầu hướng, mà chúng lại kết hợp với địa bàn tại nơi đó thành các số Tiên thiên. Nếu khu vực đó có cổng, ngã ba, ao, hồ, núi cao... thì cũng được xem như có Thành môn.
Thí dụ: nhà tọa CANH, hướng GIÁP (tức hướng ĐÔNG, 75 độ), nhập trạch trong vận 8. Nếu an Vận bàn thì vận tinh số 6 tới hướng. Bây giờ nếu muốn an Hướng bàn thì lấy số 6 nhập trung cung xoay nghịch (vì hướng GIÁP tương ứng với sơn TUẤT của số 6, là sơn âm nên xoay nghịch – xin xem lại bài PHƯƠNG PHÁP LẬP TINH BÀN) thì số 3 đến ĐÔNG BẮC. Vì ĐÔNG BẮC nằm bên cạnh khu vực đầu hướng của căn nhà, mà địa bàn của nó là số 8, nên khi gặp hướng tinh số 3 tới sẽ tạo thành cặp số Tiên thiên 3-8. Nếu nơi này có thủy hay cổng, ngõ vào nhà thì được xem là có Thành môn.
Đối với Huyền không Học, việc xác định Thành môn là 1 yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn phương vị tọa hướng cho ngôi nhà hay phần mộ. Bởi vì như Thẩm trúc Nhưng nói:”Thành môn là nơi then chốt để khí tiến vào huyệt”, hoặc như Bạch hạc Minh xem nó “giống như yết hầu của con người”. Cho nên Thành môn chính là nơi nắm giữ vận khí của chân long địa huyệt hay nhà cửa. Nếu nó tốt thì dù nhà cửa hay phần mộ có gặp hướng xấu, hay bị hung khí xung sát cũng vẫn bình yên, hoặc có thể hóa hung thành cát mà làm cho nhà đó vẫn vượng phát.
Riêng đối với những căn nhà đã lập phương hướng đúng phép mà lại còn đắc Thành môn thì chẳng khác nào áo gấm thêm hoa, tài lộc và nhân đinh sẽ hưng thịnh 1 thời. Cho nên sách mới có câu:”Bí quyết Thành môn là cực tốt (tối vi lương), cất nhà, lập mộ thì đại cát”.
Tuy nhiên, cách dùng Thành môn không phải cứ hễ thấy ở 2 bên đầu hướng có cổng, ngã ba, ngã tư hay sông nước là có thể xử dụng, mà còn phải theo những nguyên tắc căn bản sau đây:
- Tọa-hướng nhà phải đồng Nguyên long với khu vực có cổng, cửa hoặc sông nước ở 2 bên đầu hướng. Điều này đã nói rõ trong bài “Phương pháp chọn hướng nhà (1)”, phần bàn về vấn đề thuần khí (chỉ có sự khác biệt là với vấn đề thuần khí thì có thể lấy được cả những cổng, ngõ, nơi có thủy... tại bất cứ khu vực nào, miễn là được đồng nguyên với hướng; còn Thành môn thì chỉ lấy được ở 2 phía bên cạnh hướng mà thôi).
* Thí dụ: nhà tọa TÝ hướng NGỌ (180 độ), nhập trạch trong vận 8. Vì nhà này hướng NGỌ (tức hướng NAM), nên khi chọn Thành môn thì chỉ có thể lấy ở khu vực 2 bên của đầu hướng, tức là 2 phía ĐÔNG NAM và TÂY NAM. Do đó, nếu ở sơn TỐN thuộc phía ĐÔNG NAM, hoặc sơn KHÔN thuộc phía TÂY NAM có cổng, ngõ hay thủy khẩu thì nhà đó có Thành môn. Còn những khu vực THÌN, TỴ của ĐÔNG NAM, cũng như MÙI, THÂN của TÂY NAM tuy cũng nằm ở 2 bên hướng, nhưng do không đồng nguyên với tọa-hướng nên không thể lấy làm Thành môn.
- Khu vực của Thành môn cũng phải đắc vượng khí của Phi tinh, có như thế mới hóa giải được khí xấu nơi đầu hướng, hoặc làm cho khí nơi đầu hướng càng thêm tốt đẹp. Nhưng muốn biết vượng khí có tới Thành môn hay không, thì không phải căn cứ vào Hướng tinh tại đó để xác quyết, mà phải xem Thành môn nằm tại sơn nào (trong 24 sơn)? Sơn đó trùng với sơn nào của vận tinh tới khu vực đó? Rồi mới đem vận tinh đó nhập trung cung, xoay chuyển theo chiều thuận (hay nghịch) tùy theo sơn của vận tinh đó là dương hay âm. Nếu số đến khu vực của Thành môn cũng tương đồng với đương vận thì tức là có vượng khí đến Thành môn.
* Thí dụ: cũng lấy nhà tọa TÝ hướng NGỌ ở trên. Nếu an vận bàn của vận 8 thì vận tinh số 5 đến TÂY NAM, vận tinh số 7 đến ĐÔNG NAM. Vì phía TÂY NAM chỉ có sơn KHÔN có thể chọn làm Thành môn, mà KHÔN thuộc dương nên lấy 5 nhập trung cung xoay thuận thì 2 đến KHÔN, là tử khí trong vận 8 nên không thể dùng (tuy nhiên, vì vận tinh 5 tới phía TÂY NAM tạo thành cách “Thành môn ngầm”, nên lại là 1 cách khác). Kế đó, quay sang vận tinh số 7 ở ĐÔNG NAM. Vì chỉ có sơn TỐN mới có thể chọn làm Thành môn, mà TỐN trùng với sơn DẬU của số 7, là sơn âm nên lấy 7 nhập trung cung xoay nghịch thì 8 đến TỐN, là vượng khí của vận 8, nên nơi này có thể dùng làm Thành môn. Vì vậy, nếu phương TỐN của nhà này mà có cổng, ngõ vào nhà, thủy khẩu... thì tài lộc sẽ đại vượng.
Về mức độ tác dụng của các loại Thành môn thì Thẩm trúc Nhưng thường cho rằng Thành môn chính có tác dụng mạnh hơn Thành môn phụ, nhưng ông không nói gì tới hiệu lực của Thành môn ngầm. Tuy nhiên nếu nhìn thì cũng có thể thấy là tác dụng của Thành môn ngầm phải yếu hơn Thành môn phụ. Nhưng vì không phụ thuộc vào việc bảo vệ nguyên khí cho tọa-hướng, nên Thành môn ngần không bị giới hạn trong phạm vi 1 sơn, mà có thể bao hàm hết cả 1 hướng.
Thí dụ: nhà tọa TÝ hướng NGỌ trong vận 8, khu vực phía TÂY NAM có vận tinh số 5 đắc Thành môn ngầm. Thành môn này có thể chiếm hết 3 sơn MÙI-KHÔN-THÂN của hướng TÂY NAM, chứ không bị giới hạn trong 1 sơn như những Thành môn chính hay phụ, nhưng tác dụng của nó cũng yếu hơn 2 loại Thành môn kia.
Ngoài ra, về thời gian ảnh hưởng của Thành môn đối với 1 căn nhà hay 1 địa huyệt thì tùy theo từng loại Thành môn mà sẽ rất lâu dài hay chỉ ngắn ngủi trong 1 vận. Điều này sẽ được nói trong 1 dịp khác.
Lê Quang Đạo: Hội trưởng Hội Kinh dịch - Phong thủy Nghệ An.

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Tử vi thơ phú

Tử vi tọa thủ mệnh thân
Việt, Khôi, Long, Phụng triều sân quan tài
Tiền triền củng hợp chiếu lai
Cuộc nay phúc hậu nào ai sánh cùng
Tử vi thủ mệnh Ngọ cung
Như vồ sát thấu vào giòng Tam công
Ấy là tuổi Giáp, Kỷ, Đinh
Và ai Ất mệnh khá mong được nhờ
Thiên phủ thủ Mệnh Tuất cung
Lại phùng cát hội Tam công rành rành
Hỏa cục Giáp Kỷ sinh nhân
Mệnh Thân tại Tuất mười phần chẳng sai
Khoa Quyền Lộc hội Tài Quan
Tam phương thủ chiếu đáng tài văn nhân
Ví dụ lại gặp Cát thần
Làm quan ngôi đến Đại thần triều trung
Vũ khúc thủ Thìn Tuất cung
Sửu Mùi là thứ ấy vòng miếu viên
Lại phùng Tả Hữu Lộc Quyền
Tam phương củng chiếu uy quyền vinh hoa
Lại xem ám Lộc minh Khoa
Cách này quan đến quốc gia Đại thần
Vốn là Khoa Hợi Lộc Dần
Mệnh an Dần Hợi được ăn cách này
Nhật Nguyệt thủ Mệnh Sửu này
Quan cư Hầu Bá tuổi thì Bính Đinh
Cự môn cung Mão chư nhân
Bình sinh thì được mười phân hơn người
Tham Linh tịnh thủ chẳng chơi
Tài kiêm văn vũ suốt đời vinh thân
Ấy là Mậu Kỷ sinh nhân
Mệnh an Tứ mộ có phần hiển vinh
Khôi Việt tọa thủ khá hòng khoa danh
Mệnh Thân an tọa tứ Sinh
Canh phùng Lộc Mã thủ thành Mệnh viên
Tam phương củng chiếu đều yên
Kinh nhân giáp đệ danh trên bảng rồng
Phụ Bật hội cát vô hung
Mệnh Thân tọa thủ là giòng làm quan
Tham lang Hỏa tú đồng viên
Mộ trung tọa thủ uy quyền tướng khanh
Cự môn Thái dương đồng lâm
Dần cung tọa thủ ba đời quan phong
Thứ nơi tọa thủ Thân cung
Hoặc thượng sinh cách chức sang yếu dùng
Cách Tử Phủ triều mệnh trung
Lại gia Thất sát ấy giòng quan sang
Dần Thân Tị Hợi bốn cung
Ngưỡng đẩu Triều đẩu anh hùng ai qua
Cơ Lương lại gặp Hóa khoa
Lâm vào Thìn Tuất thực là tốt thay
Tham lang ngộ Hỏa sánh tầy
Gặp sao Tả Hữu chiếu rày Mão cung
Ngôi cao phát đến công khanh
Hào hoa phong nhã nổi danh trong ngoài
Ấy là Giáp Kỷ mấy người
Gặp sao Thương khổ tiền rời bạc muôn?
Tý Ngọ mệnh thượng Cự môn
Thạch trung ẩn ngọc quan phong đời đời
Cơ Lương đóng ở Sửu Mùi
Lại thêm tứ sát suốt đời long đong
Tử vi Phụ Bật đồng cung
Nhất hô bách nặc quan phong hơn người
Thổ cục Bính Đinh mấy người
Tham Vũ thủ Mệnh một đời giàu sang
Sửu Mùi Tham Vũ đồng hương
Thiếu niên bất phát thời thường bôn ba
Giáp Nhật giáp Nguyệt ái qua
Giáp Xương giáp Khúc thực là tốt thay
Giáp Bát tọa giáp Tam thai
Thiếu niên sớm dự lầu đài nghênh ngang
Giáp Tả giáp Hữu khác thường
Giáp Long giáp Phượng vẻ vang hơn người
Giáp Quyền giáp Lộc tốt tươi
Ấy là quý cách hơn đời
Canh gia cát hóa chiếu vào Mệnh Thân
Tam giáp hung mới kể lần
Giáp Không giáp Kiếp phi yễu tắc bần
Giáp Kình giáp Đà đa chuân
Giáp Linh giáp Hỏa mười phân khó thêm
Mấy người phú quý nan toàn
Lưỡng Hao Hóa kỵ chiếu miền tài quan
Mấy người dự bậc quan sang
Hợi Tý Tuớng ấn cùng làng cát tinh
(Dịch bản nôm cốt tủy phú)

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Tử vi với tình duyên hôn nhân

Chọn người hôn phối có lợi:
+Dùng phương pháp thái tuế nhập quái và tứ hóa phi nhập,lưu ý phương pháp này chỉ áp dụng với những người có giá trị người thân, vợ chồng hoặc những người có mối quan hệ lâu dài mới có giá trị. xem vị trí thái tuế của họ nhập cung nào, nhập vào cường cung và nơi có các sao tốt là tốt nhất, còn lại thì kém hơn, sau đó lấy can niên của tuổi người đó phi hóa trong lá số bản thân nếu mệnh tài quan phúc điền hóa ra lộc khoa quyền là tốt, hóa kỵ là xấu, ngoài ra bạn có thể dùng can và chi của người đó để an một số sao quan trọng như lộc tồn, khôi việt xem nhập vào cường cung hay nhược cung trong lá số bạn là tốt nhất. Ví dụ mệnh cự môn tại tị, thân thái dương tại thiên di hợi đều hãm lấy vợ tuổi tân mùi nhập cung phúc đức tại mùi là điểm tốt thứ nhất, can tân tứ hóa là cự nhật khúc xương nên mệnh được hóa lộc do cư môn, thân được hóa quyền..., can tân thì lộc tồn tại dậu, khôi việt tại dần ngọ vậy lộc tồn nhập tại quan lộc, khôi việt nhập tại phụ mẫu tử tức, suy ra nếu lấy được vợ tuổi tân mùi là rất hợp tương đối tốt, có thể phù ứng giúp cuộc sống gia đình con cái tốt, sinh được nối dõi. với các tuổi khác bạn cũng cứ như vậy mà tính mà suy. có thể an thêm các sao của can và chi nếu cần thiết.
+Một phương pháp nữa là trồng lá số lên nhau, sau đó xem tương tác xem các cung, các sao của 2 lá số tác động nhau như thế nào, sau đó dùng can chi của cung của lá số muốn xem sau đó phi tứ hóa sang lá số người xem tương tác thế nào là biết được đại cục cát hung mà lựa chọn.
Ví dụ mệnh cự môn tại tị, thân thái dương tại hợi nếu trồng một lá số bất kỳ muốn xem nhân duyên lên lá số mà mệnh thân người đó ở trục tị hợi, hoặc cung bất kỳ của lá số đó có sao không kiếp, hóa kỵ, sát hãm tinh của họ tại cung tị hợi thì bất luận là nam hay nữ, là già hay trẻ trước sau gì thì nhân duyên không bao giờ có thể tồn tại ở mức lâu dài hoặc tốt đẹp dc,ngược lại còn là gánh nặng, nghiệp duyên,bị phản trắc..vv... nữa là dùng can chi của cung của lá số họ đè lên cung mệnh thân, cung bất kỳ trong lá số của bạn mà phi hóa vị dụ người đó là tân thì đến cung tị là can quý tị, tuổi ất đến cung tị là cung tân tị (dùng ngũ hổ độn) thì bạn có thể phi hóa của can quý, can tân nhập vào mệnh bạn tốt xấu thế nào, phi vào cường hay nhược cung và có thể an thêm khôi việt, lộc tồn và các sao nếu cần thiết. và áp dụng với các tuổi, các lá số bất kỳ từ đó sẽ rút ra tuổi nào, số nào, người nào hợp nhân duyên hơn, tốt hơn.
Lê Quang Đạo: Hội trưởng Hội Kinh dịch - Phong thủy Nghệ An
ĐT: 0983225079
Mail: lequang306@gmail.com

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Phép luận chủ và khách

Phép luận Chủ Khách trong môn Tử vi

Ở bước này, đề xuất xét các bước như đã làm ở mục 6., nhưng không chỉ xét với Chính Tinh mà phải xét cả các Phụ tinh. Ý nghĩa của phép luận Chủ Khách là để phân định mức độ cát hung, tính chủ động hay bị động trong diễn biến cát hung đó.
Phép luận này không chỉ áp dụng cho cung Mệnh mà còn có thể áp dụng cho các cung còn lại, đặc biệt là dùng khi xét đoán hạn.

* Phép phân chia Chủ-Khách của người xưa có ứng dụng rất lớn, trong nhiều môn và thuật khác nhau. Bản chất là dựa vào sự đối đãi của Động-Tĩnh, đó là cái Lý được suy từ quá trình vận động của Âm-Dương mà ra. Phàm cái gì Động (hoặc Động trước) thì coi là Khách, cái gì Tĩnh (hoặc Động sau) thì coi là Chủ. Bên Trong làm chủ mà bên Ngoài làm khách. Thâm sâu làm Chủ mà Nông cạn ấy là Khách,... Bởi vì Động-Tĩnh tuần hoàn thay đổi liên miên bất tuyệt, khi thì Dương động Âm tĩnh, khi thì Âm động Dương tĩnh, đó là do cái thế ta quán xét vậy, hay nói cách khác thì là tùy thuộc vào hệ quy chiếu vậy. Lão Tử cũng nói, Thấp-Cao, Trước-Sau, Ngắn-Dài, Dễ-Khó ấy là tùy vào người ta trông nó ngược hay xuôi vậy.
Đem vận dụng vào môn Tử Vi Đẩu Số thì ta thấy rằng:

* Hi Di tiên sinh nói:
Môn xem Đẩu Số này đây, luôn xét đến động tĩnh của cơ trời.
Trước tiên phân biệt Chủ-Khách mà xét,
Động-Tĩnh, tuần hoàn không dứt,
Chủ-Khách luân phiên thay đổi chứ không gò bó cố định,
Chủ (nếu) mà vô tình, lẽ nào Khách lại có tình cho được,
Khách mà không thường xuyên ứng đối, thì sao đủ xứng mà dùng làm Khách được!
...
Chủ cường Khách nhược, thì có thể đảm bảo là chẳng có gì phải lo ngại.
Chủ nhược Khách cường, thì thấy ngay được là hung hiểm nguy hiểm.
(Phải xem) Chủ-Khách, chỗ hay chỗ dở, đôi đàng tương ứng đối đãi lẫn nhau,
vận hạn Mệnh-Thân cũng đối đãi tương hỗ lẫn nhau.

* Bạch Ngọc Thiềm tiên sinh viết:
Xét tứ chính thấy cát tinh thì định là quý,
Tam phương mà sát tinh vây chiếu thì kém đẹp.
Cung đối chiếu cho biết hung, biết cát,
Cung hợp chiếu cho biết tiện hay là vinh.
Cát tinh nhập mệnh viên (miếu đắc) thì sẽ được cát lợi,
Hung tinh mà hãm địa thì chắc chắn sẽ hung.

* Hung hay cát của các Sao cũng như Cách cục của chúng không chỉ cứ chăm chăm nhìn vào tính chất của chúng, mà còn phải xem nó đi vào triền độ nào, đóng ở cung nào, thế đứng ra sao, miếu vượng hay lạc hãm, có gặp khắc chế hay không.

Hung sát tinh mà đắc địa thì đó là hư hung, đã là hư hung thì không đáng ngại, nếu như hãm địa thì đó là thực hung, đã là thực hung thì nguy hiểm. Hung sát tinh gặp khắc / chế của chúng thì không đáng ngại. Như Hỏa Linh mà gặp Tử Vi hoặc Tham Lang ở chỗ mà Tử hay Tham miếu đắc vượng thì Hỏa Linh có hãm cũng không phải thực hung (ví dụ tại Mùi cung gặp Tham, tại Thân cung gặp Tử Phủ).
Cát tinh mà đắc địa thì mới là thực cát, đã là thực cát thì nhất định có lợi lộc tốt lành vui vẻ, nếu như cát tinh lạc hãm thì là hư cát mà đã là hư cát thì chẳng có gì hay ho thậm chí còn có hại. Ví dụ Thiên Đồng là Phúc tinh, nếu lạc đến chỗ cung Tuất thì nam phiêu lãng ham chơi, nữ thời đa dâm.
* Trên lá số, lấy Bản cung (cung ta đang xét) để mà coi các Sao ở đó làm Chủ, các sao ở Xung cung làm chính Khách Tam hợp cung làm thứ Khách. Vì rằng Xung ấy là khởi nguồn của Động vậy. Giả như Bản cung vô chính diệu thì mượn chính diệu của Xung cung làm Chủ, xem các sao ở Tam Hợp chiếu làm Khách.

Chủ có chính tinh hãm, có sát hung tinh hãm tọa thủ Bản cung thì Chủ nhược yếu:
- nếu tam phương tứ chính có nhiều hung sát mạnh, tức là Khách hung mạnh thì cực kỳ nguy hiểm.
- nếu tam phương tứ chính có cát tinh trợ thì ấy là Khách hiền tới giúp chiếu về thì tuy nguy hiểm nhưng có thể thoát được, có người khác trợ giúp trong lúc ta gặp khó khăn.

Chủ có chính tinh miếu, đắc cách, thành bộ, không có sát tinh, ấy là Chủ cường:
- nếu tam phương tứ chính sát hung tinh đắc địa vây chiếu, ấy là Khách hư hung, thì như xông pha giữa chiến trường lập đại công mà vẫn chẳng mũi tên hòn đạn nào xâm phạm được.
- nếu tam phương tứ chính sát hung hãm, ấy là Khách thực hung, thì giống như là tự lực đối chọi lại với ngoại cảnh khó khăn, hay giống như cảnh ông Khổng Tử có tài mà hoàn cảnh thời vận không ủng hộ vậy.

Chủ cát, cung đối xung hung, 2 cung tam hợp chiếu cát, vậy là đương đầu với khó khăn, với kẻ địch mạnh nhưng được vây cánh trợ giúp ắt sẽ vượt qua vậy.

Nếu như Chủ cát mà tam phương tứ chính cũng toàn cát tinh thì như rồng gặp mây, như hổ mọc thêm cánh. Ấy là tại sao mà cách Tử Phủ Dần Thân đắc Tả Hữu Xương Khúc Khôi Việt ở tam phương chiếu về lại được gọi là quân thần khánh hội (vua tôi mừng tụ hội) vậy.
...
Cứ thế mà phân tích diễn giải cho từng trường hợp chi tiết sẽ thấy rõ rằng khắp 12 cung đều có thể là Ta cũng đều có thể là Địch, đừng bao giờ lậm vào cái suy nghĩ rằng tốt mới là Ta và xấu mới là Địch.

Sách còn viết:

Cát hung tối yếu tế phân minh
bản đối hợp lân hữu trọng khinh
tứ diện sở ca chung tất bại
thiên tường vân tập tự nhiên hanh

(Cát hung phân biệt, xét cho tinh
Bản, đối, hợp, lân, có trọng khinh
Gặp địch bốn bề, cục tất bại
Mây lành tụ tập, tự nhiên vinh).

Tự cường tài thị hảo nhân gia
lân xá duy thiêm cẩm thượng hoa
nhược đáo phùng nguyên chân cảnh địa
xuân phong chích khả cảm tương soa

(Tự cường mới xứng kẻ tài ba
Hàng xóm chỉ như gấm thêm hoa
Nếu được gặp nguồn cảnh địa tốt
Gió Xuân cũng thẹn bởi kém xa)

Lưỡng lân tương vũ khởi vi tai
tự phạt tài giáo đại khả ai
dịch đóa đương đầu nhất côn bổng
nan phòng tả hữu tập binh lai

(Hàng xóm khinh nhờn khởi họa tai
Tự nhiên tốn sức thật bi ai
Đương đầu ác bổng còn dễ né
Tập kích đôi bên khó thoát hoài)

Bản phương cát vị chi do nội tự cường.
Bản phương hung vị chi tòng căn tự phạt.

(Bản phương được cát lợi ấy là do bên trong tự đã có lực mạnh mẽ
Bản phương hung ấy là do nguồn cơn tự phạt chính mình)

Đối phương cát vị chi nghênh diện xuân phong.
Đối phương hung vị chi đương đầu ác bổng.

(Đối phương cát như ngẩng mặt đón gió Xuân
Đối phương hung như đương đầu với cây ác bổng)

Hợp phương cát vị chi tả hữu phùng nguyên.
Hợp phương hung vị chi tả hữu thụ địch.

(Hợp phương cát ấy là hai cánh trái phải gặp được nguồn cội
Hợp phương hung ấy là hai cánh trái phải gặp kẻ địch)

Lân phương cát vị chi lưỡng lân tương phù.
Lân phương hung vị chi lưỡng lân tương vũ.

(Lân phương cát ấy là đôi bên kề cận tương trợ
Lân phương hung ấy là đôi bên kề cận khinh nhờn).

Phương cung giai cát vị chi thiên tường vân tập.
Phương cung giai hung vị chi tứ diện sở ca.

(Cung ở các phương đều cát ấy là ngàn mây lành tụ hội
Cung ở các phương đều hung ấy là bốn bề thọ địch).

Đó chính là yếu quyết để phân định nặng nhẹ chủ khách cát hung theo Bản (bản cung), Đối (cung đối xung), Hợp (2 cung tam hợp chiếu), Lân (2 giáp cung).

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Hiểu về Thế quái và Kiêm hướng



Thế Quái 
Khi lập tinh bàn (hay trạch vận) của 1 căn nhà thì người ta thường hay gặp phải những căn nhà không thuần hướng (hay chính hướng, tức là hướng nhà nằm tại tâm điểm của 1 trong 24 hướng), mà lại lệch sang bên phải hoặc bên trái. Những trường hợp này còn được gọi là kiêm hướng.
Đối với Huyền không phái, nếu những căn nhà (hay phần mộ) tuy bị kiêm hướng, nhưng nếu kiêm dưới 3 độ thì vẫn có thể áp dụng phương pháp lập tinh bàn như bình thường, tức là vẫn lấy những vận tinh tới tọa và hướng, rồi tùy Tam nguyên long của nó là dương hay âm mà xoay chuyển thuận hay nghịch mà thôi. Nhưng nếu một khi mà hướng của căn nhà (hay ngôi mộ) đó kiêm quá 3 độ so với tâm của chính hướng (dù là kiêm sang bên phải hay bên trái) thì cần phải dùng Thế quái (hay số thay thế). Cho nên Thế quái thật ra chỉ là phương pháp dùng số thế cho nhửng trường hợp kiêm hướng nhiều (trên 3 độ).

Tưởng đại Hồng, một danh sư Phong thủy Huyền không dưới thời nhà Minh đã từng nói:  “Xử dụng phép kiêm hướng thì cần phải dùng bí quyết KHÔN-NHÂM-ẤT”. Nhưng bí quyết KHÔN-NHÂM-ẤT là gì? Nó chính là 4 câu khẩu quyết trong “Thanh nang áo Ngữ” mà Dương quân Tùng đã viết để nói về cách dùng Thế quái như sau:

      KHÔN-NHÂM-ẤT, Cự môn tòng đầu xuất,
      CẤN-BÍNH-TÂN, vị vị thị Phá Quân,
      TỐN-THÌN-HƠI, tận thị Vũ Khúc vị,
      GIÁP-QUÝ-THÂN, Tham Lang nhất lộ hành.

Có nghĩa là:

-Với 3 hướng KHÔN-NHÂM-ẤT (xin coi lại phần 24 sơn hướng và TAM NGUYÊN LONG) thì dùng sao Cự môn (tức số 2) khởi đầu (tức nhập trung cung rồi xoay chuyển thuận, nghịch).

-Với 3 hướng CẤN-BÍNH-TÂN thì vị trí nào cũng dùng sao Phá Quân (tức sồ 7) nhập trung cung thay thế.

-Với 3 hướng TỐN-THÌN-HỢI thì dùng sao Vũ Khúc (tức số 6) nhập trung cung thay thế.

-Với 3 hướng GIÁP-QUÝ-THÂN thì dùng sao Tham Lang (tức số 1) nhập trung cung thay thế.

Lấy thí dụ như nhà hướng 185 độ tức là tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ-ĐINH 5 độ, nhà xây và vào ở trong vận 8, nên khi an vận bàn thì có số 3 đến hướng, số 4 đến tọa. Vì kiêm quá 3 độ nên khi an sơn bàn thì không thể lấy số 4 nhập trung cung, nhưng vì số 4 có 3 sơn là THÌN-TỐN-TỴ, đem áp đặt lên phương tọa của căn nhà thì thấy sơn TỐN của số 4 trùng với tọa (tức sơn TÝ) của căn nhà này. Mà theo khẩu quyết của Dương quân Tùng thì nếu sơn TỐN kiêm độ thì phải dùng sao Vũ Khúc tức số 6 thay thế. Do đó khi lập sơn bàn thì phải lấy số 6 nhập trung cung (thay vì số 4). Kế đó mới xét vì TỐN là dương trong TAM NGUYÊN LONG, nên đem 6 vào trung cung rồi xoay theo chiều thuận là 7 tới TÂY BẮC, 8 tới TÂY, 9 tới ĐÔNG BẮC... để có được sơn bàn cho căn nhà này.

Tuy nhiên, vì trên la kinh có tới 24 sơn, trong khi khẩu quyết của Dương quân Tùng chỉ đưa ra 12 sơn trong trường hợp bị kiêm hướng, tức là ông chỉ biên ra có một nửa, còn một nửa không nhắc đến mà chỉ truyền khẩu cho hậu thế. Vì vậy, người nào được truyền đều tự cho là gia bảo, là “bí mật của mọi bí mật” của Phong thủy Huyền Không. Đến cuối đời nhà Minh, khi Khương Diêu đưa cho Tưởng đại Hồng hai ngàn lượng bạc để Tưởng đại Hồng mai táng cho cha, ông mới được họ Tưởng truyền hết khẩu quyết. Nhưng Khương Diêu cũng dấu kín bí mật này, nên không ai có thể biết hay hiểu được những khẩu quyết của Dương quân Tùng, trừ khi được chân truyền mà thôi. Mãi đến cuối đời nhà Thanh, danh sư Chương trọng Sơn được đích truyền của Huyền không phái mới biên sách để truyền lại cho con cháu, trong đó có nói đến cách dùng Thế quái. Việc này đến tai Thẩm trúc Nhưng, lúc đó cũng đang cố công tìm kiếm, học hỏi về Huyền KHông. Ông bèn bỏ ra một ngàn lạng bạc mượn sách của Chương trọng Sơn trong 1 đêm để ghi chép hết lại. Nhờ vậy mà ông mới biết hết bí quyết của Thế quái mà đặt ra bài “Thế quái ca quyết” sau đây:

      "TÝ, QUÝ tịnh GIÁP, THÂN, Tham Lang nhất lộ hành,
      NHÂM, MÃO, ẤT, MÙI, KHÔN, ngũ vị vi Cự Môn,
      CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ, liên TUẤT Vũ Khúc danh,
      DẬU, TÂN, SỬU, CẤN, BÍNH, thiên tinh thuyết Phá Quân,
      DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH thượng, Hữu Bật tứ tinh lâm,
      Bản sơn tinh tác chủ, phiên hướng trục hào hành,
      Liêm Trinh quy ngũ vị, chư tinh thuận, nghịch luân,
      Hung, cát tùy thời chuyển, Tham-Phụ bất đồng luận,
      Tiện hữu tiên hiền quyết, không vị kỵ lưu thần,
      Phiên hướng phi lâm BÍNH, thủy khẩu bất nghi ĐINH,
      Vận thế tinh bất cát, họa khởi chí diệt môn,
      Vận vượng tinh cách hợp, bách phúc hựu thiên trinh,
      Suy, vượng đa bằng thủy, quyền ngự giá tại tinh,
      Thủy kiêm tinh cộng đoán, diệu dụng cánh thông linh."

Tạm dịch:

      TÝ, QUÝ cùng GIÁP, THÂN, đi 1 đường với Tham Lang (số 1),
      NHÂM, MÃO, ẤT, MÙI, KHÔN, 5 vị trí dùng sao Cự Môn (số 2),
      CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ, TUẤT liên tiếp dùng sao Vũ Khúc (số 6),
      DẬU, TÂN, SỬU, CẤN, BÍNH là những vị trí của sao Phá Quân (số 7),
      DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH sẽ được sao Hữu Bật bay tới (số 9),
      Sao của bản sơn làm chủ, sao của hướng vận hành,
      Liêm Trinh (số 5) mà tới 5 vị trí này thì phải tính sự thuận, nghịch của các sao.
      Hung, cát chuyển vận tùy theo thời, Tham-phụ sẽ di chuyển trái ngược nhau,
      Theo khẩu quyết của tiên hiền, phải xa lánh tuyến vị Không vong,
      Nếu hướng tinh không ở vị trí BÍNH, thì thủy khẩu không thể ở vị trí ĐINH.
      Gặp lúc thế tinh xấu có thể làm tan cửa nát nhà,
      Lúc thế tinh là vượng tinh thì trăm điều lành sẽ tới,
      Suy hay vượng là căn cứ vào thủy, quyền hành đều do sao quyết định,
      Hợp thủy với sao mà đoán là cách hay nhất để đoán biết mọi việc.

Dựa vào bài “Thế quái ca quyết” đó của Thẩm trúc Nhưng, chúng ta có thể tóm lược lại như sau:

- TÝ, QUÝ, GIÁP, THÂN dùng số 1 nhập trung.
- KHÔN, NHÂM, ẤT, MÃO, MÙI dùng số 2 nhập trung.
- TUẤT, CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ dùng số 6 nhập trung.
- CẤN, BÍNH, TÂN, DẬU, SỬU dùng số 7 nhập trung.
- DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH dùng số 9 nhập trung.

Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì ta sẽ thấy trong 24 sơn thì chỉ có 13 sơn là dùng Thế quái, còn lại 11 sơn không dùng, cụ thể là:

- Cung KHẢM “NHÂM-TÝ-QUÝ” thuộc Nhất Bạch (Tham Lang), trừ NHÂM dùng Thế quái thành Nhị Hắc (Cự Môn), TÝ-QUÝ vẫn dùng Nhất bạch, tức không dùng Thế quái.

- Cung KHÔN “MÙI-KHÔN-THÂN” thuộc Nhị Hắc (Cự Môn), trừ THÂN dùng Thế quái thành Nhất Bạch (Tham Lang), MÙI-KHÔN vẫn dùng Nhị Hắc, tức không dùng Thế quái.

- Cung CHẤN “GIÁP-MÃO-ẤT” thuộc Tam Bích (Lộc Tồn), nhưng GIÁP dùng Nhất Bạch làm Thế Quái, còn MÃO-ẤT thì dùng Nhị Hắc làm Thế quái.

- Cung TỐN “THÌN-TỐN-TỴ” thuộc Tứ Lục (Văn Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch (Vũ Khúc) làm Thế quái.

- Cung CÀN “TUẤT-CÀN-HỢI” thuộc Lục bạch (Vũ Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch tức không dùng Thế quái.

- Cung ĐOÀI “CANH-DẬU-TÂN” thuộc Thất Xích (Phá Quân), trừ CANH dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái, còn DẬU-TÂN vẫn dùng Thất Xích (Phá Quân), nên không dùng Thế quái.

- Cung CẤN “SỬU-CẤN-DẦN” thuộc Bát Bạch (Tả Phù), nhưng SỬU-CẤN dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn DẦN dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái.

- Cung LY “BÍNH-NGỌ-ĐINH” thuộc Cửu Tử (Hữu Bật), trừ BÍNH dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn NGỌ-ĐINH vẫn dùng Cửu Tử (Hữu Bật) tức không dùng Thế quái.

Cho nên với bài “Thế quái ca quyết” của Thẩm trúc Nhưng, chúng ta có thể biết sơn nào (trong 24 sơn) có thể dùng Thế quái. Do đó, trở về với thí dụ ở trên, nhà hướng 185 độ (tức tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ-ĐINH 5 độ), nhập trạch trong Vận 8 nên có Vận tinh số 3 tới phía trước (hướng). Nếu chỉ dựa vào 4 câu khẩu quyết của Dương quân Tùng trong “Thanh nang Áo Ngữ” thì chúng ta không biết Vận tinh này có thể dùng Thế quái hay không. Nhưng với bài “Thế quái ca quyết” thì chúng ta thấy số 3 gồm có 3 sơn là GIÁP-MÃO-ẤT, nếu đem áp đặt lên 3 sơn BÍNH-NGỌ-ĐINH nơi đầu hướng của căn nhà này thì sẽ thấy sơn MÃO của số 3 trùng với Hướng (tức sơn NGỌ) của căn nhà. Theo ca quyết thì sơn MÃO dùng Nhị Hắc làm Thế quái, nên lấy số 2 (tức sao Nhị Hắc) nhập trung cung. Vì MÃO thuộc âm (trong Tam nguyên Long), cho nên lấy số 2 nhập trung cung rồi xoay theo chiều “Nghịch” , tức 1 tới TÂY BẮC, 9 tới TÂY, 8 tới ĐÔNG BẮC... Cũng chính vì điều này mà trong ca quyết mới có câu “sao của bản sơn làm chủ, sao của hướng vận hành”. Chữ “làm chủ” ở đây có nghĩa là quyết định sự di chuyển Thuận hay Nghịch, còn “sao của hướng” tức là Thế quái vận hành.

Một trường hợp khác là khi an vận bàn thì vận tinh số 5 sẽ đến tọa hay hướng của 1 căn nhà. Vì số 5 không có phương hướng, cũng không có Thế quái, cho nên khi gặp những trường hợp này thì chỉ cần coi xem phương tọa hay hướng của căn nhà thuộc sơn gì, và là dương hay âm trong Tam nguyên long, rồi vẫn lấy số 5 nhập trung cung mà xoay chuyển THUẬN hay NGHỊCH theo với sơn tọa hoặc hướng của căn nhà mà thôi. Lấy thí dụ như nhà hướng 185 độ tức là tọa TÝ hướng NGỌ kiêm ĐINH-QUÝ 5 độ, xây xong và vào ở trong vận 1. Nếu an Vận bàn thì lấy số 1 nhập trung cung, xoay theo chiều thuận thì 2 đến TÂY BẮC, 3 đến TÂY, 4 đến ĐÔNG BẮC, 5 đến NAM... Vì nhà này kiêm hướng, nhưng do 5 không có Thế quái, cũng không có phương hướng, nên vẫn dùng hướng chính của căn nhà là hướng NGỌ, thuộc âm trong Tam nguyên Long, nên vẫn lấy số 5 nhập trung cung xoay NGHỊCH mà an Hướng bàn cho căn nhà này.

Một điềm quan trọng khác là có những căn nhà tuy kiêm hướng nhiều, nhưng những vận tinh tới tọa và hướng đều không dùng Thế quái. Về vấn đề này thì nhiều nhà Phong thủy cho là cách cục không tốt, nên dù nhà có đắc vượng tinh tới hướng cũng vẫn có tai họa. Họ cho rằng vì nhà đã kiêm hướng tức là cần phải có Thế quái, nếu như không có thì dù có đắc vượng tinh tới hướng cũng chỉ là miễn cưỡng, hoặc vượng tinh không có đủ uy lực phù trợ cho căn nhà đóï. Nhưng qua thực tế kiểm chứng thì lại thấy những nhà này vẫn phát phúc, công việc và tài lộc của người sống trong nhà vẫn tốt đẹp. Điều này có thể dẫn đến kết luận là dù nhà kiêm hướng, nhưng nếu không có Thế quái mà đắc vượng tinh tới hướng cũng vẫn tốt đẹp như những nhà đắc vượng tinh khác mà thôi. Lấy thí dụ như nhà hướng 320 độ, tức tọa TỐN hướng CÀN kiêm TỴ-HỢI 5 độ, xây và vào ở trong vận 8. Nếu lập Vận bàn thì 8 nhập trung cung, 9 tới TÂY BẮC tức hướng nhà. Bây giờ nếu muốn an Hướng bàn thì trước tiên xem hướng nhà trùng với sơn nào của số 9. Vì nhà hướng CÀN, trùng với sơn NGỌ của số 9. Mà theo bài “Thế quái ca quyết” thì NGỌ vẫn dùng Cửu Tử (tức số 9), tức là không dùng Thế quái. Vì NGỌ thuộc âm trong Tam nguyên Long nên lấy số 9 nhập trung cung xoay NGHỊCH thì 8 đến TÂY BẮC tức đến hướng. Vì đang trong vận 8 mà được hướng tinh 8 tới Hướng nên nhà này thuộc cách đắc vượng tinh tới hướng. Đây là 1 cách tốt, mặc dù là nhà kiêm hướng nhiều mà vẫn không có Thế quái để dùng.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Mấy ngày khảo sát phong thủy trên đất Lam Hồng

Mấy ngày khảo sát phong thủy trên đất Lam Hồng
Kế tiếp đợt khảo sát phong thủy vùng đất Thanh Chương giữa Hội Kinh dịch Phong thủy Nghệ An cùng các thầy trong Viện nghiên cứu và ứng dụng Kiến trúc Phong thủy Việt Nam, trực thuộc Bộ Khoa học & công nghệ cách đây mấy tháng. Sau đợt mưa lũ dài ngày vừa qua, hội Kinh dịch – Phong thủy và Hán nôm Nghệ An, lại tiếp tục phối hợp với một số thầy Phong thủy ở Hà Nội thuộc Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã dành mấy ngày giao lưu và đi khảo sát phong thủy, kết hợp Kinh dịch tìm long mạch trên các dãy núi thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh như dãy Hồng Lĩnh, dày Thiên Nhẫn, dãy núi Đại Huệ và một số địa chỉ văn hóa tâm linh khác.
Nhớ lời người xưa:
“Hoan Châu văn khí thiên niên trụ
Học đạo chính tâm vạn cổ truyền”.
(Hoan Châu văn khí ngàn năm vững;
Học đạo chính tâm muôn thuở còn).
Hoan Châu - xứ Nghệ (Nghệ An - Hà Tĩnh) được người xưa coi là vùng đất "Địa linh nhân kiệt"; là đất có khí thiêng sông núi và sinh ra nhiều hào kiệt, Phan Huy Chú đã có nhận xét:
"Nghệ An núi cao sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả ở Nam Châu. Người thì thuận hòa mà chăm học... được khí tốt của sông núi, nên sinh ra nhiều bậc danh hiền".
Trước hết đoàn chúng tôi vào vùng Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Sau khi dâng hương xin phép, các thành viên của đoàn chia nhau thành các nhóm, nhóm khảo sát văn bia trên các di tích cổ, nhóm đo đạc khảo sát chất đất, cấu tạo địa tầng, xác định long mạch, đo chỉ số Bovis, chỉ số Tesla.v.v.. trên vùng đất quê hương Đại thi hào Nguyễn Du; Danh nhân Đặng Thái Bàng, người từng xin triều đình cho cáo quan để dành thời gian dịch và giải nghĩa bộ sách Kinh Dịch và diến ra bằng thơ truyền lại cho đời sau dễ đọc dễ thuộc; Danh nhân văn võ kiêm toàn Nguyễn Công Trứ, Đền thờ và giếng nước Thánh địa lý Tả Ao nắm sát chân dãy núi Hồng Lĩnh 99 ngọn..
Tiếp theo đoàn quay sang khảo sát vùng Chín Nam dưới chân dãy Thiên Nhẫn 999 ngọn xa trông như đàn ngựa ruổi quanh nhấp nhô nối liền kéo dài mấy chục cây số như vùng Nam Lộc, Khánh Sơn, sang cả Đức Thọ, Hà Tĩnh, cả một vùng non nước hữu tình, dân cư đông đúc, cây cối hoa màu tươi tốt, khí tượng tươi sáng. Trong quá trình đo đạc khảo sát chúng tôi có vào một số nhà dân, tiếp xúc với các bậc cao niên để tìm hiểu thêm tình hình đời sống, sức khỏe, tuổi thọ của cư dân trong vùng, đặc biệt chú trọng những nhà nhìn bề ngoài có khí tượng và đặc điểm nổi trội, chưa cần dùng thiết bị đo đạc, chưa vào nhà, các thầy đã vọng khí và biết được tình hình sức khỏe, sự thịnh vượng của gia chủ. Vào nhà trò chuyện xác minh quả có sự trùng khớp kỳ diệu với thực tế. Xác định long mạch, nguồn nước tốt xấu.v.v.. đều cho kết quả rất khả quan.
Tiếp tục hành trình qua một số vùng dưới chân dãy núi Đại Huệ, trên đỉnh có chùa Đại Tuệ và khu mộ Bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Càng đi sâu vào núi chúng tối phát hiện nhiều vùng có địa khí rất tốt, chỉ số Bovis và Micro Tesla rất cao, có nơi đến 20.000 Bovis. Đang lúc mệt mỏi các thầy liền lại chỗ ấy ngồi nghỉ, chỉ một lúc sau nhờ hấp thu nguồn năng lượng từ lòng đất, mọi người thấy nhẹ nhõm, khoan khoái và hết luôn cả mệt nhọc. Kỳ diệu hơn chúng tôi còn phát hiện ra một loại quặng đá quý có khả năng cản phá ngăn chặn các tia bức xạ xấu do địa mach hoặc do môi trường phát tác, do kiến tạo địa tầng và sự đứt gãy tự nhiên tạo nên.
Sau khảo sát từng vùng chúng tôi lại tổ chức tọa đàm tại chỗ để cùng nhau rút kinh nghiệm và làm sâu sắc hơn những kiến thức thực tiễn để giúp cho những lần khảo sát sau đạt kết quả cao hợn.
Chuyến đi tuy phần lớn di chuyển bằng ô tô nhưng cũng khá vất vả, khá mệt, do leo núi nhiều nhưng điều mà chúng tôi thu được còn lớn hơn cả sự mong đợi, nên cả đoàn ai cũng vui vẻ. Qua khảo sát, chúng tôi càng hiểu hơn về vùng đất quê hương nơi mình sinh ra, một vùng đất địa linh nhân kiệt đầy tiềm năng, để từ đó có những đề xuất hợp lý góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa xã hội tỉnh nhà ngày càng phát triển bền vững.
Cảm ơn các bác cao tuổi trong hội, cảm ơn các thầy từ Hà Nội đã phối hợp rất tích cực, nhiệt tình và hiệu quả!
Quang Lê, tức Lê Quang Đạo. Hội trưởng hội Kinh dịch - Phong thủy NA.
ĐT: 0983225079.
Dưới đây mời các bạn tìm hiểu chỉ số Bovis, tức chỉ số năng lượng đối với sức khỏe con người:
- Từ 0 đến 1.000 đất đai nằm trên giao điểm địa từ trường họăc giao điểm của mạch nước ngầm (còn gọi là căn nhà ung thư, căn nhà có tử khí).
- Từ 1.000 đến 3.000 vùng đất có tử khí là giao điểm của mạng lưới địa từ trường - đũa dạt ra - con lắc quay ngược chiều kim đồng hồ (con gọi là căn nhà vùng đất sinh bệnh nặng).
- Từ 3.000 đến 5.000 vùng đất có âm khí, đây là giao điểm của mạng lưới từ trường - đũa dạt ra - con lắc quay thuận (còn gọi là căn nhà bệnh tật, đất gây ra sự hao hụt năng lượng, sinh mệt mỏi thường xuyên).
- Từ 5.000 đến 6.500 có mức độ năng lượng vật lý dưới trung bình.
- Từ 6.500 là năng lượng vật lý trung bình. tương đối tốt khỏe mạnh
- Từ 6.500 đến 9.000 có mức độ năng lượng vật lý khá tốt, sinh khí khá vượng, địa điểm đạt yêu cầu.
- Từ 9.000 đến 12.000 đất rất tốt
- Từ 12.000 đến 18.000 đất vượng khí
- Từ 18.000 đến 20.000 đất long mạch, năng lượng vật lý thật tốt vượt lên tỷ lệ này thì có khả năng sinh tồn rất cao.

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Một bài luận lục hào

BÀI LUẬN KINH ĐIỂN THỂ HIỆN THIÊN TÀI DỤNG TƯỢNG CỦA BỐC SƯ VƯƠNG HỔ ỨNG

Chào các bạn. Bản thân tôi nghiên cứu lục hào đã nhiều năm, đến bây giờ vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện kiến thức cơ sở. Tôi nhận thấy rất nhiều người đã xem nhẹ những kiến thức cơ bản, cho rằng những kiến thức cơ bản đó bản thân đã sớm lĩnh hội được rồi, cho nên muốn truy cầu những kiến thức cao cấp hơn. Tuy nhiên, từ thể nghiệm của bản thân tôi thì những kiến thức cao cấp chẳng qua là những lý giải ở mức độ sâu hay góc nhìn khác đối với những kiến thức cơ bản mà thôi.

Rất nhiều luận đoán căn bản cũng không có thoát ly khỏi kiến thức cơ bản, rất nhiều người luận quẻ không được, thường thường là do kiến thức căn bản không vững chắc, lại thêm tư duy không linh hoạt, vẫn thường dừng lại ở vấn đề nhỏ, cho nên trong phán đoán thường thường do dự bất quyết.

Hôm nay tôi sẽ nói về 1 ví dụ, quẻ không nhất định phải giảng giải thật nhiều mới có thể học được nhiều, chỉ cần lý giải 1 quẻ rõ ràng cũng có thể đạt được một thu hoạch lớn.

Mấy ngày hôm trước tôi có tham gia hôn lễ của một học viên tại BK, trong thời gian ấy có người nữ xin xem về bệnh của người anh trai, các bạn xem quẻ này nắm bắt, nhập thủ như thế nào, sử dụng kiến thức căn bản nào.

Ngày Canh Thân tháng Mão được quẻ Sư biến Quy Muội. Không vong Tý Sửu.

ĐỊA THUỶ SƯ
- - Phụ Quý Dậu  (Ứng)
- - Huynh Quý Hợi
- - Quan Quý Sửu ------------------ Tài Ngọ
- - Tài Mậu Ngọ  (Thế)
--- Quan Mậu Thìn
- - Tử Mậu Dần ------------------- Tài Tỵ

Quẻ này nói khó cũng khó mà nói không khó cũng là không khó, chủ yếu là lý giải kiến thức căn bản như thế nào. Trước tiên là chọn dụng thần, trong quẻ chỉ có 1 hào huynh đệ, ta chọn làm Dụng Thần.

Huynh đệ Hợi thủy ở hào 5, trước tiên ta xem nhật nguyệt tác động như thế nào, nguyệt không sinh nhưng nhật sinh. Từ nhật nguyệt mà nói thì Dụng Thần không thể xem là nhược.

Nhật nguyệt cũng như là một tiêu chuẩn so sánh cũ mới, vượng suy. Từ góc độ sinh khắc mà nói tác dụng của nhật nguyệt là tương đồng, mà quẻ này không bị nguyệt khắc lại được nhật sinh là rất tốt. Nhưng ta chỉ nhìn nhật nguyệt để đoán định suy vượng. Để phán đoán cát hung còn cần xem sự động biến các hào trong quẻ.

Các bạn cần nhớ, đoán quẻ đầu tiên là đoán định cát hung. Sau đó mới xem đến các chi tiết cụ thể, không nên làm ngược lại. Quẻ này Quan Quỷ là kỵ thần phát động khắc hào huynh đệ, hơn nữa Quan Quỷ hóa hồi đầu sinh, cho nên Quan Quỷ tự bản thân có lực lượng khắc hào huynh đệ. Có thể có người cho rằng huynh đệ đắc nhật sinh mà Quan Quỷ tuần không bị nguyệt khắc, lại bị hào động dần mộc khắc, căn bản không có lực lượng khắc hào huynh đệ, hiểu như thế là sai.

Vì sao? Bởi vì hào huynh đệ là hào tĩnh, mà Quan Quỷ hào động, hào động dù suy nhược cũng có thể khắc hào tĩnh, cổ nhân nói là thần cơ tại hào động. Hào động dù suy nhược cũng có khả năng khắc chế hào tĩnh, đây là pháp tắc của lục hào. Bây giờ khắc bất động, tương lai đến thời điểm vượng có thể khắc, hiện tại không, lúc xuất không có thể khắc. Bởi vì thời không biến hóa thì lực lượng Ngũ Hành cũng theo thời gian mà biến đổi. Nhật sinh Dụng Thần chỉ có thể nói trước mắt bệnh tình tương đối ổn định, nhưng không thể nói không có nguy hiểm, trong quẻ nguyên thần bất động mà kỵ thần động là điều không hay.

Chúng ta nhìn kỹ lại quẻ, Quan Quỷ động khắc huynh đệ, hào sơ dần mộc cùng tương hợp với huynh đệ, sự hợp này bên trong ẩn tàng rất nhiều tin tức, dần mộc đối với Dụng Thần huynh đệ Hợi thủy mà nói, là bệnh địa của Dụng Thần, lâm Bạch Hổ động, Bạch Hổ cũng chủ bệnh, như vậy Tử Tôn dần mộc chính là tin tức về bệnh tình, hợp hào huynh đệ chính là huynh đệ bệnh tật triền thân. Hào sơ là cái gì? Hào sơ chân, bị hợp là không thể đi lại. Cho nên tôi đoán là người anh này không thể đi lại.

Nhìn lại nguyên thần dậu kim bị nguyệt phá, dậu có thể đối ứng năm ngoái, năm ngoái là năm nguyên thần thực phá, cho nên phán đoán người này năm ngoái không thể đi lại.

Vậy Quan Quỷ Sửu thổ có ý nghĩa gì? Quan Quỷ là thổ, hào 4 là dạ dày, thổ là tì vị, lại là hào khắc huynh đệ, là xảy ra vấn đề tại dạ dày. Huynh đệ lâm Câu Trần, Câu Trần là sưng trướng, là tin tức về u nhọt, cho nên phán đoán là có khối u trong dạ dày.

Có thể có người cho là Quan Quỷ Sửu thổ tuần không nên không thể khắc huynh đệ, trên thực tế cái này là vấn đề về tư duy. Từ vượng suy mà nói, Sửu thổ tuần không mà suy nhược nên không thể khắc được hợi thủy, nhưng ở chỗ này có tượng ám tàng, là thổ không tới khắc, thổ nếu là dạ dày, vậy thổ không chính là trong dạ dày có lỗ, dạ dày có lỗ tất nhiên là xuất huyết, cho nên là xuất huyết dạ dày cộng với ung thư dạ dày.

Như vậy ta dùng Sửu để định bệnh là không dùng hợi thủy? Hợi thủy không phải là bị khắc sao, bị khắc cùng với bên khắc cũng có thể dùng để luận bệnh. Huynh đệ Hợi thủy đắc nhật sinh, bây giờ còn có lực lượng, cho nên tôi phán đoán bệnh của người anh tương lai sẽ lan đến lồng ngực, bởi vì hào 5 là lồng ngực, trên thực tế bệnh đã lan đến lồng ngực, hơn nữa lan đến tuyến dịch lim-pha.

Tử Tôn dần mộc ta vừa mới dùng để luận bệnh, bây giờ chúng ta hãy thay đổi tư duy một chút, bởi vì Lý, Tượng là mâu thuẫn, mà xem quẻ đều dùng cả Lý và Tượng. Tử Tôn là y dược, lâm Bạch Hổ, Bạch Hổ chủ phẫu thuật, huynh đệ năm ngoái bị bệnh, hợp chính là ổn định, cho nên Tử Tôn dần mộc lâm Bạch Hổ chính là giải phẫu, hợp hào huynh đệ, bệnh lâu gặp hợp đương nhiên tốt, cho nên phán đoán là vào tháng 1 người này làm giải phẫu, bây giờ bệnh tình ổn định. Phán đoán này còn tham khảo Quan Quỷ, bởi vì Quan Quỷ bị nguyệt khắc, dụng đắc sinh, đắc nhật sinh, thuyết minh trước mắt tương đối tốt, nhật biểu thị hiện tại, nhưng Quan Quỷ động hóa hồi đầu sinh, lực lượng phía sau rất lớn, cho nên xu thế phát triển không tốt. Tôi phán đoán tháng Thìn bắt đầu không tốt. Đến tháng Mùi là xảy ra vấn đề.

Tại sao như vậy? Tháng Thìn Quan Quỷ lực lượng lớn, Dụng Thần bị khắc nhập mộ, nhưng chỉ là bất lợi đối với Dụng Thần mà thôi, không phải là ứng kỳ, ứng kỳ phán đoán từ Quan Quỷ Sửu thổ, hiện tại Sửu thổ tuần không, động tới khắc, Tuần Không khắc không được huynh đệ, các bạn xem, lúc này tôi nói Sửu thổ Tuần Không không thể khắc huynh đệ, đây là phương pháp sử dụng Lý, mới vừa rồi phán đoán bệnh chính là dụng Tượng, tháng Mùi xung sửu, xung không thành thực, mà huynh đệ cũng bị khắc, về quái lý dần mộc động khắc Quan Quỷ, tháng Mùi dần mộc nhập mộ cũng không có thể khắc Quan Quỷ nên Quan Quỷ Sửu thổ rất mạnh, cho nên tháng này rất không tốt, đây chính là từ góc độ sinh khắc suy vượng mà phán đoán. Cũng chính là phán đoán trên Lý.

Từ những phán đoán ở trên, các bạn có thể thấy được tầm quan trọng của Lý Tượng trong dự đoán lục hào, cũng cần phải nhìn ra mâu thuẫn của lý tượng, nhưng lại là thống nhất. Cho nên nếu không nắm bắt chính xác và nhận thức đúng về lý tượng, thì không thể nâng cao được trình độ dự đoán. Đây là một sự chuyển biến tư duy lớn.
Hỏi: Vương lão sư, dần mộc bị nhật xung là tượng gì?

Đáp: Nhật là nguyên thần, cũng có thể hiểu là bệnh viện và phương pháp chữa trị, nhật là kim, chủ tây phương, chính là Tây y, sinh huynh đệ chính là dùng Tây y xem bệnh và trị liệu. Mà Tử Tôn dần mộc là thảo dược, mộc thảo, nguyên thần lâm nhật, nói rõ là hiện tại đang dùng Tây y, xung Tử Tôn dần mộc, chính là bệnh viện loại bỏ không dùng Trung y, không cần trị liệu bằng thảo dược, những nội dung này này đều là nhìn từ góc độ Tượng.

Hỏi: Dần mộc bị nhật xung liệu có thể lý giải là đã làm suy yếu lực lượng của Tử Tôn trong việc chế quỷ.
Đáp: Có thể, đây cũng là chỗ mâu thuẫn. Tử Tôn mộc, bởi vì Tử Tôn khắc kỵ thần chính là thảo dược, cho nên dùng Trung y có thể trị liệu.
Hỏi: động phùng xung không phải là càng thêm vượng sao.

Đáp: Động gặp xung càng động, cái này cũng đúng, vấn đề này thể hiện một mặt mâu thuẫn giữa lý tượng, vì sao? Bởi vì Tử Tôn dần mộc là bệnh địa của huynh đệ, kim xung Tử Tôn dần mộc, chính là không để cho Tử Tôn dần mộc hợp huynh đệ, cũng chính là đem bệnh diệt trừ, nhưng lại xung khiến cho Tử Tôn động càng lợi hại hơn, mà Tử Tôn động lại hợp huynh đệ, kim sinh dụng cũng có thể hiểu giải phẫu, nói rõ là giải phẫu khiến cho bệnh chuyển dời, cũng nói là người này bị ung thư không thể phẫu thuật.

Hỏi: Vậy có thể hiểu là dùng Trung y gần như sẽ có hiệu quả.

Đáp: Không phải, phẫu thuật tạm thời ổn định, nhưng phẫu thuật cũng khiến cho ung thư di căn, đây đều là những mâu thuẫn trong dự đoán, đều là từ góc độ của mâu thuẫn mà xem tượng và lý, nhưng đều là những lập luận vững chắc.

Hỏi: Cái này có quá nhiều chỗ mâu thuẫn, thật khó mà ứng dụng trong thực tế.

Đáp: Vấn đề này cần thay đổi tư duy, nếu như có thể đột phá được tư duy này trình độ sẽ tăng lên một tầm cao. Trước kia tôi trong vô thức đã dùng đến lý tượng, nhưng có lúc cũng cảm thấy trên lý lẽ luận cũng không thông, bởi vì có rất nhiều khái niệm cản trở, bốn năm trước đột nhiên mới ngộ ra sự khác nhau giữa lý và tượng trong lục hào.

Bởi vì chúng ta đang sống trong 1 thế giới tồn tại bằng mâu thuẫn, mọi chuyện đều có mâu thuẫn, mà chúng ta dự đoán sự vật đều trong trạng thái mâu thuẫn, nếu như chúng ta chỉ dùng một nhãn quan cô lập để luận quẻ thì sẽ nhìn không ra được chỗ mâu thuẫn trong quẻ Bởi vì tất cả sự vật đều có mâu thuẫn, cho nên nó mới dùng tới quẻ để biểu hiện, cũng là dùng hình thức mâu thuẫn để biểu hiện, chỉ có đột phá qua tầng tư duy mới có thể nhìn thấu quẻ.

Về biến chuyển tư duy cần phải có một quá trình, không phải là một hai ngày là có thể chuyển. Các bạn nên đọc Tăng San Bốc Dịch, mục đích là nắm vững kiến thức về Lý, có như vậy lúc học về Tượng sẽ không rối loạn tư duy, bởi vì Lý là căn bản, Tượng chỉ dùng để phục vụ cho Lý, tượng phân làm 7 tầng thứ, nội dung trong cổ thư rất tản mạn không có hệ thống. Học tốt Lý có thể cứu người, học tốt Tượng có thể phục người.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Phong thủy phạm sát và cách hóa giải

MỘT SỐ "BỆNH" VỀ PHONG THỦY TRONG NHÀ Ở VÀ CÁCH HÓA GIẢI


Trong quan niệm phong thủy, nhà cửa tốt hay xấu trước hết là do tổng thể môi trường xung quanh quyết định, tức vị trí tọa lạc của ngôi nhà ấy ra sao; nền nhà của khu đất ấy có sạch sẽ, bố cục phương hướng của ngôi nhà có hợp lí hay không (phù hợp với nguyên tắc, đạo lí của Kinh dịch); tiếp đó mới đến môi trường bố cục thiết kế nhỏ có tác dụng bổ trợ cho sự phát triển trên các phương diện của gia chủ.

Phong thủy xấu sẽ ảnh hưởng không tốt đến chủ nhân và các thành viên ngôi nhà đó. vốn dĩ có thể nói như vậy là do, điều kiện môi trường tự nhiên như thủy thổ, địa chất, ánh sáng, nhiệt độ, khí hậu, từ trường, cảnh quan…đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến cơ thể người, những ảnh hưởng này tùy từng mức độ mà biểu hiện rõ ràng hoặc không rõ ràng.

Ngoài ra, môi trường thay đổi có thể khiến sinh vật biến đổi, sự đa dạng của môi trường cũng khiến sinh vật trở lên đa dạng, vì vậy mà có những giống cây chỉ trồng ở một địa phương nào đó thì mới cho ra quả ngọt, đem đi nơi khác thì quả lại chua, thực tế trên chính là minh chứng cho sự tác động của điều kiện môi trường tự nhiên.
Con người cũng vậy, nếu sống trong một môi trường hài hòa, phù hợp thì khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, mọi việc đều thuận lợi, nếu sống trong môi trường có nhiều tác động xấu thì dễ sinh bệnh tật, thể xác tinh thần đều mỏi mệt nên ảnh hưởng đến công việc, gia vận đi xuống…

Để chứng minh môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến con người, các chuyên gia phong thủy khi thuyết giảng về môi trường học thường lấy một ví dụ trực quan để củng cố quan điểm của mình: Họ cho một nhóm học viên đứng dậy, nhắm mắt và thả lỏng, giơ một tay lên, lòng bàn tay hướng về phía chuyên gia phong thủy, sau đó người này cầm một cây bút vẽ một hình tròn ngược hoặc thuận kim đồng hồ, tuy ở cách xa nhưng các học viên vẫn cảm giác và phân biệt được cây bút đang quay thuận hay nghịch.

Đây là bài học để các học viên dễ dàng cảm nhận được năng lượng mà các vật thể sắc nhọn phát ra khiến họ có thể hiểu tại sao những góc nhọn trong kiến trúc ảnh hưởng đến con người. Thông thường, chúng ta không cảm nhận được là do không để ý đến hoặc cơ thể không được thả lỏng.

Cũng trong một vài sách cổ có ghi chép, khi ở vị trí của hướng nào đó của khu đất thì đàn dê liên tục kêu gào không ngớt, sau đó thì chết dần chết mòn, khi làm thịt những con dê bị chết này người ta phát hiện trong nội tạng của chúng có nhiều u tật. Sau đó, đem chó mèo buộc ở vị trí này thì chúng cũng kêu cả đêm, đem sang vị trí khác thì không còn hiện tượng ấy nữa. Hoặc khi đặt một bình hoa tại vị trí nào đó trong nhà, bình hoa nhanh chóng bị khô héo, đặt ở chỗ khác thì tươi lâu hơn, những chỗ như vậy được coi là hung trong phong thủy. Phong thủy cổ đại dựa trên những quan sát và kinh nghiệm tổng kết truyền từ đời này sang đời khác để nói về những cái xấu ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Nhưng, do người xưa không thể dùng ngôn ngữ mang tính logic và thực tiễn khoa học để chứng thực mà chỉ có thể dùng những từ ngữ huyền hoặc như “tà khí”, “thanh long”, “bạch hổ”, “huyền vũ”…để diễn đạt nên nhiều người coi là mê tín dị đoan.

Tuy vậy, ngày nay cũng không ít người tin rằng, phong thủy nhà ở tốt hay xấu có liên quan, ảnh hưởng đến cuộc sống, sự nghiệp, tài vận của gia chủ. Nên trước khi mua nhà người ta thường xem nhà ấy có hợp với mình hay không, có phạm phải điều cấm kị trong nhà ở hay không rồi mới quyết định mua, nếu chẳng may mua phải căn nhà không phù hợp sẽ rất khó sửa chữa để theo ý mình.

Nhưng đôi khi, không phải tất cả mọi người đều biết những điều kiêng kị của nhà ở theo quan niệm phong thủy hoặc mua xong nhà người ta mới nghĩ đến phong thủy, hoặc nhà cửa đã có sẵn do cha mẹ để lại, mà trong đó lại có những cái xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lí gia chủ. Khi ấy môi trường tổng thể xung quanh căn nhà đã định hình không thể thay đổi được nữa nên chỉ có thể thay đổi điều chỉnh bố cục nhỏ, tức chữa “bệnh” hay vấn đề về phong thủy, nhằm xua đuổi những năng lượng, khí trường, từ trường không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe gia chủ mà môi trường xung quanh đem lại. Những cái không tốt ấy trong phong thủy được gọi là “tà”.

Một số bệnh trong nhà ở và cách hóa giải theo quan niệm phong thủy

Nhà ở được coi là thành trì để con người tránh mưa nắng gió bão, là nơi ít nhất 1/3 thời gian con người nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, phục hồi năng lượng cho cơ thể. Nếu vị trí, hướng nhà không tốt lại thêm môi trường xung quanh bất lợi sẽ tạo thành năng lượng, dòng khí xấu không phù hợp với chủ nhân. Tức tà khí gây ảnh hưởng sức khỏe và vận mệnh gia đình. Nó được ví giống như một cây gỗ lớn, cành lá xum xuê khỏe mạnh nay bị sâu mọt xâm hại, nếu không được chữa trị và bảo vệ một cách hữu hiệu, lâu dần cây sẽ mục ruỗng từ trong thân mà ra rồi khô héo mà chết đi.

Tà khí được coi là những vấn đề hay bệnh trong phong thủy, nó có tác hại và gây bất lợi rất nghiêm trọng, giống như một sát thủ mai phục bên cạnh, tạo thành sự uy hiếp vô hình đối với tinh thần, sức khỏe và tiền tài, có thể ra tay sát hại gia chủ bất kì lúc nào. Nó tồn tại một cách khách quan nên không thể xem nhẹ. Có thể chúng ta chưa chú ý, nhưng cũng đôi khi có thể cảm nhận được tính nguy hại của nó. Vì vậy, muốn chữa bệnh trước hết cần hiểu về bệnh sau đó mới có thể trị được bệnh, tức hóa giải tà khí tránh bị ảnh hưởng. Trong phong thủy nhà ở thường gặp một số vấn đề sau:
   
Nhất kiếm xuyên đường:

Thông thường kiểu “nhất kiếm xuyên đường” này thường do ba yếu tố tạo thành. Thứ nhất là cửa vào, thứ hai là phòng khách (còn gọi là đường), thứ ba là lan can của nhà tạo thành một đường thẳng, khi mở cửa vào nhà thì lập tức nhìn thấy phòng khách, tiếp theo đó có thể trực tiếp có thể nhìn ra lan can, giống như một mũi kiếm nhọn đâm xuyên qua phòng khách. Trong phong thủy, điều quan trọng nhất là có thể cất giữ được gió và hội tụ được khí, chỉ có tồn được khí thì mới vượng tài, sự nghiệp phát triển.

Cửa vào là nơi người trong nhà thường xuyên qua lại, cũng là cửa nạp khí chính của gia đình đưa vào phòng khách được coi là bụng hồ lô dùng để chứa khí có chức năng tồn giữ khí. Nhưng ở đây khí từ cửa lớn đi vào lưu chuyển nhanh rồi đi thẳng ra hành lang khiến khí bị thất thoát đi nên gia đình không thể thịnh vượng được. Trên thực tế, nhà có kiểu bố trí này khiến dòng khí lưu chuyển nhanh, mất đi sự ấm cúng cần thiết trong gia đình, dòng khí lưu chuyển nhanh cũng khiến nhiệt độ trong phòng thay đổi nhanh dễ sinh bệnh tật, bị thương hoặc phải phẫu thuật cũng là chuyện bình thường.

Khi gặp những trường hợp như thế này, người xưa thường sử dụng loại bùa gọi là “hải thần môn phúc” dán lên trên cửa phía ngoài để hóa giải tà khí, tức chỉ cho khí may mắn vào và chặn tà khí lại, vì nếu tà khí đi vào phòng thì mức độ phá hoại sẽ rất lớn. Sau đó, phía trong trên cánh cửa treo một xâu tiền ngũ đế để vượng tài. Cuối cùng, treo tranh “phú quý hữu dư” ở cửa sau, tức tranh cá chép phối với hoa mẫu đơn để thu khí lại, có tác dụng tránh khí bị thất thoát ra ngoài. Ngoài ra, cũng có thể dùng tủ tường hoặc lắp thêm vách ngăn để cải tạo cho luồng khí di chuyển theo hình chữ S là được.

Tà khí góc nhọn:

Góc nhỏ hơn 90 độ hình thành từ điểm cuối hai bức tường, tức góc tường, nếu chiếu vào mặt trước hoặc sau nhà, đặc biệt là chiếu thẳng vào cửa chính gọi là tà khí góc nhọn hoặc tà khí hình ngọn lửa. Nếu nhà ở phạm phải tà khí góc nhọn thì theo quan niệm phong thủy, sức khỏe người trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là bệnh mãn tính, bệnh khó chữa thậm trí những bệnh có triệu chứng đau đớn, chảy máu, dễ bị lặp đi lặp lại nhiều lần, đồng thời dễ bị thương tật do trật xương, dao kiếm. Cách hóa giải trong trường hợp này là sử dụng một đôi sư tử ngậm kiếm đặt ở hướng tà khí để hóa giải; dùng thấu kính bát quái lồi để hóa giải, chú ý, theo chuyên gia phong thủy mỗi nhà chỉ được lắp thấu kính bát quái lồi ở 3 mặt, nếu nhiều hơn 3 mặt sẽ có hại; ngoài ra có thể đặt một chậu cây to, sức sống khỏe, cành lá rậm rạp ở hướng góc nhọn chiếu vào cũng có tác dụng làm giảm bớt ảnh hưởng, do cây có thể hấp thu một phần năng lượng mà góc nhọn phát ra.

Tà khí miệng hổ:

Thường để chỉ cửa nhà ở đối diện với cửa tầng hầm để xe, cửa thang máy, nhà có thế này thường khiến chủ nhà có tính cách dễ bị kích động, dễ khiến tài lộc không được ổn định, dễ gặp phải tai nạn không ngờ tới, gia vận không tốt, không giữ được tiền tài, người trong gia đình thường xuyên đau ốm vặt. Gặp trường hợp này thường sử dụng sư tử ngậm kiếm kết hợp với treo hai xâu “ngân nguyên cẩm nang” để hóa giải; hoặc có thể đặt một đôi sư tử bằng đồng, thiên thú ngậm kiếm ở trước cửa hướng vào cửa thang máy hoặc cửa hầm để hóa giải.

Tà khí thiên trảm:

Cửa nhà đối diện với hai tòa nhà cao đứng cạnh nhau, ở giữa có một khe hẹp chạy dài về phía sau nhà, khe hở giữa hai tòa nhà này tạo ra luồng khí lưu chuyển xấu gọi là “thiên trảm tà”, nếu hai tòa nhà càng cao, khe hở càng nhỏ, khoảng cách càng gần với nhà gia chủ thì mức độ gây hại càng lớn. Trừ khi đằng sau khe hở này có một tòa nhà khác chắn giữ khiến gió không thể lưu thông, đồng thời đằng trước cửa nhà mình có đường cái, có vỉa hè người đi lại hoặc có vật cản che chắn thì mới không được coi là phạm “thiên trảm tà”. Nếu nhà ở vào trường hợp này, lâu dần dễ khiến sức khỏe người trong nhà xuy yếu, bệnh tật liên miên, dễ bị sự cố tàu xe và phạm điều tiếng thị phi.

Cách hóa giải trong trường hợp phạm “thiên trảm tà” có rất nhiều, ví dụ trồng thực vật cây cảnh có cành lá cứng cáp khỏe mạnh, quanh năm xanh tốt, ít rụng trước cửa tầng 1 và ở lan can các tầng trên. Có thể chọn các cây họ lá chuối, cọ, trúc, tùng bách, cây lạc Mỹ; dùng đèn chiếu hắt từ dưới lên các tầng trên, có thể đẩy tà khí đi lên phía trên, hoặc có thể chiếu đèn sang phía đối diện, cần chú ý cũng phải chiếu hắt lên; đặt viên đá hình trụ vuông, rộng khoảng 30x30cm, độ cao tùy ý nhưng không cao quá mắt người lớn, bốn mặt có viết chữ “Thái Sơn thạch cảm đang”, ý vững như núi Thái Sơn có thể chịu được tà khí không lay chuyển, tốt nhất nên tìm người “ngũ toàn”, tức người còn cha mẹ khỏe mạnh, vợ hoặc chồng, có con trai và con gái, dùng sơn đỏ để viết, ngoài ra có thể treo thêm một chiếc gương lồi giữa cửa; đặt kì lân hoặc sư tử đá cũng có hiệu quả chắn thiên trảm tà, sư tử đặt trước cửa phía ngoài, kì lân đặt phía trong cửa có tác dụng đón cái may mắn ngăn chặn cái hung; dùng con thần thú đầu rồng mình rùa và hai xâu kim nguyên cẩm nang cũng có tác dụng hóa giải rất tốt.

 Tà khí phản quang:

Ý nghĩa truyền thống của tà khí phản quang là chỉ nhà ở cạnh bờ biển, bờ hồ mà ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt nước có thể phản chiếu vào trong nhà, trường hợp này dễ gây chậm chạp trong tư duy, tinh thần mất tập trung, khó ngủ. Ý nghĩa hiện đại của phản quang tà là sự phán chiếu của cửa kính các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại khiến ánh nắng mặt trời đi vào nhà ở dễ gây tai nạn đổ máu, thương tích do va đập mạnh. Cách hóa giải trong trường hợp này, có thể dùng gương lồi hoặc sử dụng “bát quái kì lân” tức con thần thú kì lân dẫm chân lên bát quái để hóa giải.

Tà khí xuyên tâm:

Hay còn gọi “nhất tiễn xuyên tâm”, mũi tên xuyên qua tim, vị trí trên cửa chính của nhà có xà xuyên từ ngoài vào trong, từ cửa chính nhìn vào có thể thấy cửa sổ ở phía sau nhà hoặc trước cửa nhà có trụ điện, cột đèn tín hiệu, cây cổ thụ, vừa mở cửa ra đã thấy. Theo phong thủy, nhà phạm phải “xuyên tâm tà” sẽ chịu hậu quả tàn phá rất mạnh, tài vận kém, sức khỏe yếu dễ bị tai nạn đổ máu, cửa lớn của nhà là đại diện cho sự nghiệp, khi phạm xuyên tâm tà dễ khiến gia chủ có nỗi khổ mà không nói ra được, cố gắng nhưng không đem lại thành quả, lực bất tòng tâm.
Phương pháp hóa giải trong trường hợp này, đặt bình hồ lô bằng đồng trong nhà, trong phong thủy bình hồ lô bằng đồng có tác dụng hóa giải bệnh tật và dán bùa ngũ đế minh chú, tiền cổ ngũ đế có tác dụng chuyển đổi vận mệnh.

Tà khí bích đao:

Đối diện với nhà có nhà cao tầng, tòa nhà này lại không đối diện hoàn toàn mà lệch về một bên, nhìn từ phía nhà của gia chủ, bức tường của tòa nhà giống như một lưỡi dao cắt đôi cửa chính hoặc cửa sổ, kiểu tà khí này cũng có năng lượng tương đương như kiểu tà khí góc nhọn, ảnh hưởng đến sức khỏe gia chủ rất lớn, dễ gây ra tai nạn bất thường, nếu phát hiện sớm nên nhanh chóng cải thiện.

Phương pháp hóa giải kiểu tà khí này, dùng gương cầu treo ở đúng vị trí đối diện với bức tường là có thể hóa giải, nếu trường hợp tòa nhà đối diện lớn, bức tường tương đối dài thì phải treo tranh “sơn hải trấn” để hóa giải. Gương cầu và tranh sơn hải trấn có tác dụng như một tấm khiên che chắn hóa giải tà khí của bức tường đó, đẩy năng lượng của bức tường đó theo hướng ngược lại.

Tà khí phản cung:

Phản cung tà theo ý nghĩa truyền thống là trước cửa nhà có dòng sông hoặc con đường uốn cong theo hình cây cung ngược, phần cong của cánh cung đúng vào vị trí nhà, theo phong thủy cổ đại thì dòng sông hình phản cung có tác tại lớn hơn so với đường phản cung. Phản cung tà theo ý nghĩa hiện đại là trước cửa nhà có kiến trúc lớn hình tròn, ví dụ siêu thị lớn, nhà thi đấu thể thao, phần cong nhô ra của tòa nhà tương đương với hình cánh cung, nếu các tòa kiến trúc này lại được lắp kính toàn bộ thì sức phá hoại càng lớn do sức phản xạ năng lượng lớn. Nhà ở phạm phải phản cung tà dễ khiến gia chủ bị tai nạn đổ máu, tai nạn bất ngờ, hao tốn tiền tài.

Phương pháp hóa giải trong trường hợp này, có thể dùng một đôi kì lân đặt ở vị trí phạm tà khí.

Thương tà:

Trước cửa nhà là con ngõ cụt hoặc con đường thẳng tắp đâm vào giống như hình cây thương xuyên thấu. Nhà phạm phải thương tà dễ khiến gia chủ bất lợi trong sự nghiệp, sức khỏe kém, dễ phạm tai nạn đổ máu. Phương pháp hóa giải trong trường hợp này, treo rèm cửa dạng hạt tròn hoặc che bình phong, cửa sổ đặt “kim nguyên bảo” hoặc chuông gió kì lân để thúc đẩy phát triển sự nghiệp.

Tà khí hình cây thương xiên:

Bên cạnh nhà có con đường hoặc ngõ dài đâm xiên, dễ khiến chủ nhà gặp sự cố bất thường, nếu ở bên trái thì nam chủ nhân bị phạm, nếu ở bên phải thì nữ chủ nhân bị phạm. Phương pháp hóa giải, treo rèm cửa hoặc bình phong.
Trước cửa có công trường đang thi công: đặc biệt công trường thi công này đang đóng cọc, có nhiều chân giá thép, giống như hàng trăm mũi tên xuyên tim gây ảnh hưởng sức khỏe gia chủ. Cách hóa giải, dùng gương bát quái lồi để phản xạ lại.

Nhà bị khuyết góc:

Thông thường nhà được vuông vắn là đẹp nhất, nhưng đôi khi có những mảnh đất không như ý muốn, nếu khuyết ở hướng tây bắc hoặc đông bắc thì không có lợi cho sự nghiệp của nam giới, không có lợi cho sức khỏe con cháu, nếu khuyết ở góc đông nam, tây nam thì không có lợi cho nữ chủ nhân. Phương pháp hóa giải, dùng viên đá hoa cương hình trụ vuông đặt ở góc khuyết của nhà.

Ô khẩu tà:

Cửa nhà vệ sinh là nguồn của xú khí, cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa chính, cửa phòng ngủ, cửa bếp dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia chủ, đặt biệt là bệnh dạ dày, đường ruột, mũi họng. Cách hóa giải, dùng đầu thú ôm hình bát quái bằng gỗ cây đào treo trên bệ xí hoặc tường phía đông của nhà vệ sinh.

Cửa nhà có cầu thang:

Vào cửa nhà có cầu thang khiến luồng khí lưu chuyển mạnh, nếu mở cửa mà có cầu thang đi lên thì chủ nhà phải làm việc vất vả, nếu cầu thang đi xuống thì dễ hao tổn tiền bạc. Nếu cầu thang càng gần cửa chính, độ dốc càng lớn thì dòng khí lưu chuyển càng mạnh, nếu chỗ cầu thang lại tối tăm ảm đạm, có mùi ẩm mốc, tủ giày lộn xộn nhiều đồ phế thải thì tà khí càng nặng. Nhà phạm kiểu tà này dễ khiến gia chủ vất vả nhưng không được đền đáp xứng đáng, tiền tài khó giữ dễ mất mát, gia vận đi xuống không ổn định, sức khỏe ngày càng kém.

Phương pháp hóa giải: dùng thực vật vật, chậu cảnh để làm sạch; dùng đèn chiếu sáng cửa chính; đặt một đôi sư tử hoặc sư tử ngậm kiếm hoặc dưới cửa làm thêm một bệ cửa thấp.

(ST)