Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có sự bứt phá?

Sau nhiều tháng lình xình, đi ngang, đi xuống, bất ngờ đến tháng 12/2010 thị trường chứng khoán Việt Nam dã có sự bứt phá đi lên.Chỉ số Vn-Index cũng như HNX-Index đều phục hồi và có sự tăng điểm mạnh. Ngày 18/11 Vn-Index đóng cửa 425 điểm, ngày 1/12 đã tăng lên 451 điểm, đến 15/12 đã tăng lên mức 493,5 điểm và đang tiến đến mốc 500 điểm - mốc của những ngày cuối năm 2009, và đến ngày 30/12/2010 chỉ số Vn-Index vẫn xoay quanh mốc 480 đến 485 điểm điểm. Tính  thanh khoản được cải thiện rõ, có ngày như ngày 14/12/2010 cả 2 sàn có trên  245 trăm triệu cổ phiếu được giao dịch thành công, và giá trị lên đến trên 5552 tỷ đồng, một con số kỷ lục kể từ đầu năm 2010. Trong mấy ngày này, dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán ngày càng nhiều, nhất là các ngày 12, 13 và 14/12/2010.
Các nhà đầu tư khấp khởi mừng thầm và cho rằng thị trường sẽ có sự bứt phá. Nguồn tiền của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang rất dồi dào và luôn sẵn sàng “nhả đạn” khi thời cơ đến. Đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài thời gian gần đây đã liên tục mua ròng với giá trị lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Đúng là thị trường chứng khoán luôn có sự hấp dẫn và lôi cuốn và cũng thật khó đoán định. Sự biến động và khởi sắc mấy ngày qua trên thị trường chứng khoán có nhiều nguyên nhân, đó là xu thế chung của thị trường thế giới và khu vực; Mỹ và các nước Tây âu đã vượt qua khủng hoảng và suy giảm kinh tế, đang có bước phục hồi vững chắc; thị trường chứng khoán Mỹ, Châu âu đã có nhiều phiên tăng điểm liên tiếp; kinh tế trong nước phát triển, các doanh nghiệp đã trụ vững, phục hồi và làm ăn có lãi; Nhà nước giãn việc cho các ngân hàng thương mại tăng vốn lên 3000 tỷ đồng thêm 1 năm nữa đến (31/12/2012); các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng, đô la, đều bấp bênh và đang kém hấp dẫn… chính vì những lẽ đó mà có nhiều nhà đầu tư đã chuyển kênh đầu tư sang chứng khoán. Anh H, một nhà đầu tư của VNS, có đại lý tại đường Phan Bội Châu, TP Vinh cho biết, mấy ngày qua anh đã huy động tất cả nguồn tiền có thể để đổ vào chứng khoán, kể cả vay đối ứng và sử dụng đòn bẩy. Là nhà đầu tư mạo hiểm, anh cho biết nhờ vậy mà có những ngày tiền đổ vào tài khoản tăng ngùn ngụt. Anh cười rạng rỡ: Nói thật với bác là mấy ngày nay vui quá, ngày làm tháng ăn, chưa có bao giờ đẹp như hôm nay, cứ ngủ dậy mở tài khoản ra xem là đã thấy tăng hàng chục triệu. Sướng. Tôi hỏi thăm dò: biết đâu có những đội lái đang cố tình đẩy thị trường lên để nhân cơ hội đó họ giải phóng số lượng cổ phiếu đang mắc kẹt bấy lâu nay, không chừng thị trường sẽ đảo chiều đột ngột thì làm sao mà trở tay cho kịp? Ơi bác ơi, em đã lường trước cả rồi, đã đầu tư chứng khoán là phải biết lo lường bác ạ, ít nhất thì mình cũng sẽ thoát được số cổ phiếu vừa mới mua xong trước khi có biến, còn cổ phiếu cũ em mua được giá thấp để đầu tư trung và dài hạn, đi hai chân mà bác. Chẳng riêng gì em mà nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm đều thế cả.
Quả thế thật, những nhà đầu tư có kinh nghiệm luôn lường trước đựợc sự biến động của thị trường và có cách ứng xử linh hoạt. Trong thời điểm thị trường lình xình hiện nay, chỉ lo cho những nhà đầu tư mới chập chững vào nghề, kinh nghiệm chưa có lại hám lợi lớn thì dễ bị trắng tay sau vài đêm ngủ dậy, ở TP Vinh đã có nhà đầu tư chứng khoán bị thua lỗ nặng nhảy lầu tự tử thời gian qua đó thôi. Mong sao cho các nhà đầu tư luôn tỉnh táo, giữ được cái đầu luôn luôn lạnh, nhạy bén ứng phó với tình hình, kể cả khi gặp tình huống xấu nhất, để có thể biến thị trường chứng khoán thành con gà đẻ trứng vàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần làm cho thị trường chứng khoán Việt nam bứt phá đi lên và luôn sôi động.
                                                           Quang Đạo: ĐT-0983225079

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

Xứ Nghệ

Nh¾n ng­ưêi xø NghÖ

                                                                                    Huy CËn

Xø NghÖ:
Ai ¬i !  cµ xø NghÖ
Cµng mÆn l¹i cµng dßn
ưíc chÌ xanh xø NghÖ
Cµng ch¸t l¹i cµng ngon
            Khoai lang vµng xø NghÖ
            Cµng nhai l¹i cµng bïi
            Cam X· §oµi xø NghÖ
            Cµng chÝn l¹i cµng th¬m
¤ng ®å x­a xø NghÖ
Cµng d¹y ch÷ cµng nhiÒu
TÝnh t×nh ngư­êi xø NghÖ
Cµng biÕt l¹i cµng yªu
            Ai ®i v« n¬i ®©y
            Xin dõng ch©n xø NghÖ
            Ai ®i ra n¬i nµy
            Xin ch©n dõng xø NghÖ
Nghe c©u vÌ vÝ dÆm
Cµng l¾ng l¹i cµng s©u
Như­ s«ng Lam ch¶y chËm
§äng bao thña vui sÇu
            ¡n xø NghÖ ¨n ®Æm
            §· nãi nãi hÕt lêi
            §Êt nµy bÒn nghi· b¹n
            §Êt nµy t×nh thuû chung
§Êt nµy mÑ d¹y con
Yªu anh hïng nghÜa khÝ
Gi÷ lßng ®á nh­ son
Mèi thï s©u tùa bÓ
            §Êt nµy ®Êt X« ViÕt
            §· më héi cê hång
            Tõ tuæi vµng ®· biÕt
            MÆn m·i t×nh c«ng n«ng
T×nh xø NghÖ kh«ng mau
Nh­ưng bÐn råi s©u l¾ng
Quen xø NghÖ quen l©u
Như­ng t×nh s©u nghÜa nÆng
            ¤i ! Xø NghÖ xø NghÖ
            §Êt cæ n­ưíc non nhµ
            §· ngh×n n¨m thÕ hÖ
            VÉn ư ­a nhót ư­a cµ
D©n thêi ®¹i B¸c Hå
Sèng x· héi chñ nghÜa
VÉn d¸ng dÊp «ng §å
Hay ch÷ l¹i hay nghÜa
            ¤i t©m hån xø NghÖ
            Trong hån ViÖt Nam ta
            Cã g× tùa «ng cha
            RÊt x­a vµ rÊt trÎ
            Gièng như­ B¸c cña ta
            Mét ng­ưêi con xø NghÖ
            Mét con ng­ưêi xø NghÖ./.

Quang Đạo: Câu chuyện cảm động về bộ đội Cụ Hồ với 2 em bé Lào năm ấy

Chuyện cảm động về Bộ đội Cụ Hồ với 2 em bé Lào
Cập nhật lúc 10:58, Thứ ba, 21/12/2010 (GMT+7); Bài của Quang Đạo, Trường Chính trị Nghệ An
NDĐT-Hai em bé Lào, cặp song sinh ngày ấy giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ nay đã là hai người đàn ông trưởng thành  có vợ và có con hiện đang sống tại Việt Nam, Tổ quốc thứ hai vô vàn yêu quý của các em. Người anh tên là Quang, làm con nuôi của ông Đỗ Thế Nhung, cựu chiến binh, nguyên Chính uỷ Viện 48, Binh đoàn Trường Sơn, quê ở Thái Bình. Người em tên là Trung, làm con nuôi của ông Lâm Văn Chiến, cựu chiến binh, nguyên Chủ nhiệm khoa Nội, Viện 48, Binh đoàn Trường Sơn, quê ở Ninh Bình.

Chuyện xảy ra vào cuối năm 1973, tại chiến trường Nam Lào ác liệt đầy máu lửa, nằm ngoài mọi dự kiến, mọi tình huống thường xảy ra ở chiến trường hồi đó.
Cán bộ chiến sĩ Đội điều trị Binh trạm 37, thuộc Đoàn 559 bộ đội Trương Sơn đang chuẩn bị ăn cơm trưa thì nhận được một ca cấp cứu, do một bộ đội Pha thét Lào cùng mấy người dân chuyển đến. Bệnh nhân là một sản phụ đang tím tái và thoi thóp thở. Với lời khẩn cầu gấp gáp: “Các đồng chí bộ đội Việt Nam ơi, xin các đồng chí cứu vợ con tôi”.
Bỏ bữa cơm, rất khẩn trương các bác sĩ, y tá vội vàng bắt tay vào việc cấp cứu. Mặc dù đã hết sức cố gắng chạy chữa nhưng người mẹ đã không qua khỏi, vì chị đã bị kiệt sức, các bác sĩ chỉ kịp phẫu thuật cứu được hai bé trai từ trong bụng mẹ.
Anh bộ đội Lào có tên là Bun-Ma đau đớn, khóc ròng nói qua nước mắt: “Cám ơn các đồng chí bộ đội Việt Nam đã rất nhiệt tình giúp đỡ, tuy không thể cứu được mẹ, nhưng còn hai đứa bé, tuy cứu được nhưng bây giờ biết nuôi nấng chăm sóc làm sao đây, bố thì chinh chiến nay chiến trường này, mai chiến trường khác, gia đình chẳng còn ai thân thích, nếu tôi đem các cháu về thì chúng nó cũng chết mất thôi, trăm sự, vạn sự nhờ các đồng chí chăn sóc nuôi nấng hộ, ơn này tôi không bao giờ quên”.
Trước tình hình đó, ban chỉ huy hội ý và điện báo cáo xin ý kiến cấp trên. Chỉ huy Đoàn điện xuống yêu cầu Binh trạm hãy nhận hai cháu bé và cử người chăm sóc các cháu thật chu đáo. Binh trạm đã phân công hai cô y tá giỏi trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng hai cháu. Trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn của chiến trường, nhưng các cháu đều được đơn vị dành cho những chế độ ưu tiên đặc biệt với tinh thần cái gì tốt nhất đều dành cho các cháu.
Với sự quan tâm chăm sóc tận tình của các y bác sĩ, của hai cô y tá và của toàn đơn vị, ngày qua ngày các cháu đã cứng cáp hơn, nhìn các cháu ngoan, chúm chím cười, các cô chú trong binh trạm ai cũng như nở từng khúc ruột. Tên các cháu ban đầu được đặt là Ba và Bảy (Vì các cháu được sinh ra tại Binh trạm 37).
Sau đó hai cháu được chuyển ra Viện 45, thuộc Đoàn 559 lại được đổi thành Quang và Trung. Quang và Trung là tên của Đoàn vận tải Quang Trung, mật danh của Đoàn 559 hồi đó. Do khí hậu núi rừng ẩm thấp, các cháu hay ốm đau, nhiều khi bị bệnh mà thuốc tây chữa mãi không khỏi, phải tìm thuốc nam trong rừng chữa cho các cháu. Tuy vất vả gian khổ nhưng các cô, các chú trong Viện 45 luôn dành cho các cháu tình thương yêu trìu mến nhất.
Cô y tá Hoàng Thị Cúc, quê Hoàng hoá, Thanh Hoá được phân công chăm sóc cháu Quang và cô Nguyễn Thị Thập, quê Đan Phượng, Hà Tây chăm sóc cháu Trung. Cả hai cô tuy chưa có gia đình, chưa có kinh nghiệm chăm nuôi trẻ, nhưng với tấm lòng của người phụ nữ Việt Nam, các cô đã là những người mẹ tuyệt vời và đã dành trọn tình thương yêu với hai cháu.
Sau hơn một năm trời dằng dặc, các cháu đã chập chững tập bước những bước đi đầu tiên, nhìn các cháu tập đi, cả đơn vị đều vui mừng. Các bác, các cô, các chú tranh nhau bồng bế nâng niu, ai cũng xem các cháu như là ruột thịt của mình vậy, kể cả các thương bệnh binh mới vào điều trị tại Binh trạm. Giữa rừng già Trường Sơn, trong khói lửa đạn bom được nghe tiếng trẻ thơ sao mà thân thương làm vậy. Các cháu đã trở thành những đứa con cưng, là niềm vui chung của cả đơn vị.
Nhưng đến đầu năm 1975, cục diện chiến trường thay đổi, Binh trạm 37 đã di chuyển vào sâu hơn, Viện 45 cũng di chuyển, bom đạn càng nhiều. Ta chuẩn bị mở chiến dịch lớn, tình thế khẩn trương không thể cùng mang các cháu đi theo được nữa.
Trước tình hình đó Ban chỉ huy Viện điện báo cáo cấp trên xin ý kiên chỉ đạo, cấp trên chỉ thị nếu tình huống khó khăn quá thì trả các cháu cho phía bạn. Thời gian quá gấp, và điều quan trọng hơn các cháu còn quá bé, mới chưa đầy tuổi rưỡi, nếu chăm sóc không khéo thì có thể nguy đến tính mạng các cháu, phải xa các cháu ai cũng thương xót, nhất là hai bà mẹ nuôi, các cô nghẹn ngào nói các cháu đã hai lần mất mẹ, bây giờ lại mất mẹ lần nữa, thương và tội nghiệp các cháu quá, trả về Lào rồi sau này làm sao tìm gặp lại được các cháu. Các cô và chỉ huy đơn vị đã đề nghị chuyển các cháu ra Bắc.
Cấp trên nhất trí, nhưng vấn đề là ai bảo lãnh các cháu, ra Bắc rồi giao cho ai. Sau một đêm suy nghĩ, Chính uỷ Đỗ Thế Nhung xin nhận cháu Quang làm con nuôi, và bàn với Chủ nhiệm khoa Nội, bác sĩ Lâm Văn Chiến cũng nhận cháu Trung làm con nuôi. Đồng chí Lâm Văn Chiến đồng ý. Chỉ huy đơn vị mừng quá, liền điện báo cáo lên cấp trên, chỉ huy Binh đoàn phấn khởi cho phép điều động ngay một xe ô tô chở hai ông bố nuôi, cùng hai cô y tá, một quân y sĩ đi kèm để chăm sóc và giải quyết mọi tình huống bất trắc có thể xẩy ra trên suốt cả chặng đường dài ra Bắc.
Sau mấy ngày đêm vật lộn trên các cung đường, đoàn hộ tống cũng đã về được đến Ninh Bình và Thái Bình, quê hương của hai ông bố nuôi, làm mọi thủ tục giấy tờ, khai sinh lại cho các cháu, bàn giao với hai gia đình và chính quyền địa phương, để lại một ít đường sữa, thuốc men cho các cháu. Sau mấy ngày thăm nhà, thăm người thân, đoàn cán bộ lại lên đường trở lại chiến trường tiếp tục nhiệm vụ.
Trong suốt quá trình 37 năm ấy, các cháu luôn được sống trong tình thương yêu chăm sóc của các ông bố, các bà mẹ Việt Nam, sống trong tình thương yêu đùm bọc của các bác, các cô, các chú cựu chiến binh Binh trạm 37, cựu chiến binh Viện 45, Đoàn vận tải Quang Trung - Binh đoàn Trường Sơn, của bà con nhân dân, họ hàng làng xóm. Các cháu ngày một khôn lớn trưởng thành và luôn luôn tự hào về đất nước Việt Nam, tự hào về những người lính Cụ Hồ đã chăm sóc nuôi dạy các cháu, luôn tự răn mình sống sao cho xứng đáng với tình thương yêu chăm sóc vô bờ ấy.
Cách đây mấy năm, qua sự chỉ dẫn của bác Nguyễn Phương Thoan, Cựu chiến binh bộ đội Trường Sơn, là nhân chứng lịch sử quê ở Nghệ An, đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp với đài Truyền hình quốc gia Lào lập chương trình cầu truyền hình trực tiếp về cuộc hội ngộ đầy cảm động giữa hai cháu, hai gia đình và các đồng đội, các nhân chứng lịch sử của hai đất nước Việt Lào và đã cho xe chở hai gia đình Quang và Trung cùng một số cựu chiến binh sang Lào để gặp lại gia đình và người thân của hai em mà các em chưa hề một lần biết mặt.
Câu chuyện cảm động trên là một trong rất nhiều câu chuyện cảm động về hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ, là hình ảnh sinh động trong những hình ảnh sinh động nhất về tình đoàn kết chiến đấu Việt Lào, tình hữu nghị thuỷ chung son sắt hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa cùng sát cánh bên nhau chiến đấu đánh đuổi kẻ thù chung, giành độc lập tự do cho mỗi dân tộc trước đây cũng như mối quan hệ gắn bó đặc biệt Việt Lào trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Tình cảm thiêng liêng và tình hữu nghị keo sơn gắn bó ấy sẽ được giữ gìn, phát huy và nhân lên mãi mãi qua những việc làm tình nghĩa của các cấp uỷ đảng, chính quyền, của cán bộ chiến sĩ và nhân dân hai nước.

                                                                                                                          Quang Đạo
Link tin bài:
http://www.nhandan.org.vn/cmlink/nhan-dan-i-n-t/th-i-s/i-s-ng/phong-s-k-s/k-s/chuy-n-c-m-ng-v-b-i-c-h-v-i-hai-em-be-lao-1.278785
Tổng biên tập ĐINH THẾ HUYNH. © Báo Nhân Dân thiết kế và giữ bản quyền. Mong bạn đọc góp ý kiến, phê bình.
Trụ sở Bộ biên tập: 71 Hàng Trống - Hà Nội. Tel: (84 4) 38254231/38254232 Fax:(84 4) 38255593/38289432 E-mail: toasoan@nhandan.org.vn

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

Vài nét về Kinh dịch

CHƯƠNG I
NGUỒN GỐC KINH DỊCH VÀ NỘI DUNG PHẦN KINH

NGUỒN GỐC.
Một sách bói mà thành một sách triết.
Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch.
Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung Hoa, sau kinh Thi và kinh Thư, nhưng nguồn gốc của nó – tức bát quái – thì có thể sớm hơn và cuối đời ân, 1.200 năm trước Tay lịch.
Nó không do một người viết mà do nhiều người góp sức trong 1000 năm, từ Văn Vương Nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán nó mới có hình thức gần như hình thức ngày nay chúng ta được biết. Từ Tây Hán đến nay, trên 2000 năm nữa, thời nào cũng có người tìm hiểu nó thêm, đem ý iêng của mình và tư tưởng của thời đại giọi vào nó, khiến cho ý nghĩa và công dụng của nó mỗi ngày một nhiều và một xa nguồn gốc.
Do đó, không thể gọi nó là tác phẩm của một nhà nào cả, không phải của Khổng gia cũng không phải của Lão gia, và Vũ Đồng, tác giả bộ Trung Quốc triết học đại cương ( Thương vụ ấn thư quán ) gọi nó là tá`c phẩm chung của một phái, phái dịch học, mà những người trong phái gồm những triết gia xu hướng khác nhau.
Mới đầu nó chỉ là sách bói, tới cuối đời Chu thành một sách triết lý tổng hợp những tư tưởng về vũ trụ quan, nhân sinh quan của dân tộc Trung Hoa thời Tiên tần; qua đời Hán nó bắt đầu có màu sắc số học, muốn giải thích vũ trụ bằng biểu tượng và số mục, tới đời Ngũ Đại nó được dùng trong môn lý số, đời Tống nó thành lý học; ngày nay một số bác học phương Tây như C.G Jung tâm lý gia nổi danh của Đức và Raymond de Becker ( Pháp ) muốn dùng nó để phân tích tiềm thức con người, coi nó là một phương pháp phân tâm học.
Điều kỳ dị nhất là cả môn “ dịch học ” đó chỉ dựng trên thuyết âm dương, trên một vạch liền tượng trưng cho dương, một vạch đứt – tượng trưng cho âm, hai vạch đ1o chồng lên nhau, đổi chổ lẫn nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình bát quái này lại chồng lên nhau thành 64 hình mới: lục thập tứ quái. Dùng 64 hình này, người trung Hoa diễn được tất cả các quan niệm của họ về vũ trụ, về nhân sinh, từ những hiện tượng trên trời, dưới đất, những luất thiên nhiên tới những đồ dùng, những công việc thường nàgy như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi, ăn uống, xử thế…
Các ông “ Thánh “ Trung Hoa đó quả thực có một sáng kiến mới mẻ, một sức tưởng tượng, suy luận lạ lùng, khiến người phương T6ay ngạc nhiên và có người Aâu ( J.Lavier ) đã dùng một vài quẻ để giải thích một vài hiện tượng khoa học, sự tiến triển của khoa học.
Sự kiện dùng hai vạch để giảng vũ trụ, xã hội đó thật ít ai quan niệm nổi, cho nên ngay người Trung Hoa đã tạo ra nhiều truyền thuyết để giải thích nguồn gốc Kinh Dịch.

Truyền thuyết về Kinh Dịch.
Những truyền thuyết đó nhiều khi mâu thuẫn, vô lý, như huyền thoại, nhưng vì có nhiều người tin chắc hoặc đành phải chấp nhận vì không có thuyết nào hơn cho nên chúng ta cần biết qua, chứ đi sâu thì theo tôi chỉ mất thì giờ vô ích.
1. Truyền thuyết vua Phục Hi tạo ra bát quái:
Theo Từ Hải thì Phục Hi còn có tên là Bào Hi, Tháo Hạo…là một trong ba ông vua thời tái Cổ. Hai ông kia là Toại Nhân, Thần Nông. Phục Hi dạy dân săn bắn, đánh cá, nuôi súc vật, tạo ra bát quái và thư khế ( văn tự, khế ước )
Không hiểu Phục Hi ở thế kỷ nào có sách nói là thế kỷ 43, có sách nói là thế kỷ 34 trước Tây Lịch ông làm vua được 115 năm, truyền được 15 đời, rồi tới đời Toại Nhân dạy dân dùi cây hay cọ hai miếng gỗ với nhau mà lấy lữa, Thần Nông dạy dân làm ruộng. ( 1 )
Như vậy thì Phục Hi không phải là một tên người ( cũng như Sào Thị, Toại Thị, Thần Nông Thị ), chỉ là t6en người đời sau đặt ra để tượng trưng một thời đại, thời đại dân tộc Trung Hoa còn ăn lông ở lỗ, sống bằng săn bắn hái lượm, chưa có văn tự được muôn ghi chép việc gì thì dùng cách buột nút ( kết thằng ) hoặc lấy đá nhọn gạch những vạch lên một khúc cây như một số dân tộc lạc hậu hiện nay còn sống thưa thớt ở giữa Phi Châu, úc Châu, Nam Mỹ Châu.
Nói bát quái có từ thời đó cách thời chúng ta năm sáu ngàn năm, thì nó chỉ có thể là những vạch để đánh dấu cho dễ nhớ, như những con số thôi, chứ không có gì khác ( chúng tôi sẽ trở lại điểm này ở đoạn sau ).


( 1 ) Theo W.eberhard trong Histoire de la Chine, Tr.38 ( Payot 1952 ) thì vào khoảng 450 tr.T.L. Hoàng Đế còn là một vị thần trong một miền của tỉnh Sơn tây, sau có một nhà nho nào đùó đưa vị thần đó làm ông vua đầu tiên của dân tộc Trung Hoa, và một lãnh chúa tự nhận mình là dòng dõi của Hoàng đế để tỏ rằng tổ tiên mình còn cao quí hơn tổ tiên nhà Chu, mình cũng xứng đáng làm thiên tử. Do đó, lần đầu Hoàng Đế được hầu hết các quí tộc Trung Hoa kể cả nhà Chu thờ làm thủy tổ.
Đã có ông thủy tổ rồi thì phải kiếm thêm hoặc làm thêm một vài ba vị vua khác như Toại Nhân, Thần Nông, Phục Hi,… thành hệ thống tam hoàng ngũ đế, nhưng mỗi nhà sắp đặt một khác, cho nên hiện nay có
Hai thuyết về tam hoàng:
a) Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhân hoàng.
b) Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế
Hai thuyết về ngũ đế:
a) Thái Hiệu, Hoàng Đế, Thần Nông, Thiếu Hiệu, Chuyên Húc.
b) Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế, Thiếu Hiệu, Chuêyn Húc. Đó chỉ là một giả thuyết của Eberhard, nhưng cho ta hiểu được tại sao Khổng Tử 9 551 – 479 ) không nói đến Hoàng đe:á ở thời ông Hoàng Đế chỉ là một vị thần nhỏ ở miền Sơn tây thôi.
2. Hà đồ, Lạc Thư
Nhưng Phục Hi phỏng theo cái gì mà vẽ ra bát quái và vẽ để làm gì? Bộ sách đầu tiên nói đến điểm này chính là Kinh Dịch. Có hai chỗ nói tới:
a) Thiên Hệ từ thượng truyện – Chương 11:
“…. Ở sông Hà hiện ra bức đồ, ở sông Lạc hiện ra trang chữ, thánh nhân phỏng theo” ( Hà Xuất Đồ, Lạc Xuất Thư, Thánh Nhân Tác Chi ).
Tuy đoạn đó không nói rõ, nhưng đặt nó vào toàn thiên thì phải hiểu rằng Phục Hi phỏng theo bức đồ hiện ở sông Đà, trang chữ hiện ra ở Sông Lạc để vạch ra bát quái.
b) Thiên hệ từ hạ truyện, Chương 2 chép rõ hơn:
“ Ngày xưa họ bào Hi ( tức Phục Hi ) cai trị thiên hạ, ngửng lên xem các hình tượng trên trời, cúi xuống thì xem các phép tắc ở dưới đất, xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi với trời đất ( của từng miền ), gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vật, rồi làm ra bát quái, để thông suốt cái đức thần minh và điều hòa cái tình của vạn vật ( Cổ giả Bào – có người đọc là BAO- Hi thị chi vương thiên hạ dã, ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa, quan điểu thú chi văn dữ thiên địa chi nghi, cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật, ư thị thủy tác bát quái dĩ thông thần minh chi đức, dĩ loại vạn vật chi tình ).
Như vậy là ngay trong Kinh Dịch đã có hai thuyết mâu thuẫn nhau rồi, Au Dương Tư, một văn hào đời Bắc Tống đã vạch ra chỗ mâu thuẫn đó trong tập Dịch Đồng Tử Vấn. Đại ý ông bảo: đoạn trên ( chương 11 thượng truyện ) nói rằng bát quái là do trời sai long mã ở sông Hà đội lên mà giao cho Phục Hi, không phải là do người làm ra ( phi nhân chi sở vi, thị thiên chi sở giáng dã ), đoạn dưới ( chương 2 hạ truyện ) lại bảo bát quái là do người làm ( Phục Hi xem các hiện tượng trên trời dứơi đất mà vạch ra ), bức đồ hiện ra trên sông Hà không dự gì tới ( thị nhân chi sở vi, hà đồ bát dự yên ), vậy thì biết tin thuyết nào?
Câu “ hà xuất đô, Lạc xuất thư, thánh nhân đắc chi” dẫn trên lại mù mờ nữa, vì chữ thánh nhân đó không rõ là ai, một ông thánh hay nhiều ông thánh ?
Có nhiều người hiểu là 2 ông thánh. Phục Hi và vua Vũ nhà Hạ ( 2.205 – 2.197 ).
Do đó phát sinh ra tới 4 thuyết:
- Phục Hi xem xét hiện tượng trên trời mà vạch ra bát quái ( người đời sau gọi là tiên thiên bát quái ).
- Phục Hi phỏng theo hà Đồ ( bức đồ hiện ở sông hà ) mà vạch ra bát quái.
- Phục Hi phỏng theo hà Đồ lẫn Lạc Thư ( trang chữ xuất hiện ở sông Lạc ) mà vạch ra bát quái, Hà Đồ và lạc Thư vậy là cùng xuất hiện trong đời Phục Hi ( thuyết này của Du Diễm đời tống ).
- Lạc Thư không xuất hiện ở đời Phục Hi mà xuất hiện trong đời Vũ nhà Hạ, nghĩa là khoảng một hai ngàn năm sau, và vua Vũ phỏng theo nó để vạch ra bát quái ( người đời sau gọi là hậu thiên bát quái ). Bát quái này cũng y hệt bát quái trên, chỉ có vị trí các hình thức là khác thôi ( tôi sẽ xét trong một đoạn sau ) và để đặt ra Cửu trù hồng phạm, tức chín loại qui phạm lớn của trời đất, nói cho dễ hiểu là chín phương pháp đễ cai trị thiên hạ. Nhưng Cửu trù hồng phạm chẳng liên quan gì tới Kinh dịch cả.
Về Hà Đồ, truyền thuyết bảo rằng đời Phục Hi có một con Long mã 9 loài ngựa thần, hình thù như con rồng mình xanh lục có vằn đỏ, xuất hiện trên sông Hoàng Hà, đội một bản đồ, bản đồ đó là sách mệnh trời ban cho Phục Hi để trị thiên hạ. Những đời sau mỗi khi có thánh vương xuất hiện như đời vua Nghiêu, vua Thuấn….đều được trời ban cho hà Đồ.
Còn về Lạc Thư thì trong khi vua Vũ trị thủy, thấy một con rùa thần cũng do trời sai xuống xuất hiện lên ở sông lạc – một chi nhánh của Sông Hoàng Hà – trên lưng có những nét đếm từ 1 – 9
Thuyết Hà Đồ chắc khá phổ biến ở đời Chu, chính Khổng Tử cũng tin. Luận Ngữ; Thiên Tử hản, bài 8, ông than thở với môn đồ: “ Chim phượng chẳng đến, bức đồ chẳng hiện trên sông ( Hoàng ) hà, ta hết hy vọng rồi” . ( Phượng điểu bất chí, Hà bất xuất đồ, ngô dĩ hĩ phù!” Chim Phụng và Hà Đồ mà xuất hiện là điềm thánh vương ra đời, Khổng Tử không thấy hai vật đó, cho rằng thánh vương không ra đời, đạo của ông không sao thi hành được. Có thể ông cũng tin rằng đời Phục Hi có hà Đồ xuất hiện, còn như ông có cho rằng Phục Hi phỏng theo hà đồ mà vạch ra bát quái hay không thì không có gì làm chắc ( trong một chương sau, chúng tôi sẽ chỉ rõ hệ từ truyện thượng và hạ không phải của ông viết).
Hình hà Đồ và Lạc Thư hồi mới xuất hiện ra sao, không ai biết. Người ta bảo nó mất từ thế kỷ thứ VII trước TL. ( nghĩa là trước thời Khổng Tử hơn 100 năm 0, mãi tới thời Hán Vũ Đế 9 140-86 ) tức 5 thế kỷ sau, một người cháu đời thứ 12 của Khổng Tử, là Không An Quốc, một học giả, đại thần của Vũ Đế không hiểu căn cứ vào đâu để lập 2 hình đó, truyền lại đời sau, rồi lại mãi đến đời Tống Huy Tôn ( 1101 – 1125) khoảng 12 thế kỷ sau Không an Quốc, hai hình đó mới được in trên sách ( 1 ) như chúng ta đã thấy dưới đây.
Cả trên hai hình đó ( gọi chung là tắt đồ thư ), những vòng tròn trắng đều là số dương 9 (lẻ ), những vòn tròn đen đều là số âm ( chẵn ).
- Trên hình hà Đồ, hàng a và b, mỗi hàng có 5 vòng đen, công với nhau thành 10, 10 là số âm.
Chúng ta nhận thấy có những số lẻ: 1,3,5,7,9 cộng lại là 25, và những số chẵn: 2, 4, 6, 8 cộng cả lại là 30.
Cộng 25 ( lẻ ) với 30 ( chẵn ) được 55


( 1 ) theo James Legge trong The L Ching – dover Publications New York ( Second Edition ) P.15

- Trên hình Lạc Thư, có những số lẻ: 1,3,5,7,9 cộng cả lại là 25, y như Hà Đồ, còn số chẵn thì chỉ có 2,4 ,6, 8 cộng lại là 20
Cộng 25 ( lẻ ) và 20 ( chẵn ) được 45.
Những vòng tròn ( có người gọi là nét ) trên Lạc Thư được bố trí trên mình con rùa thần như sau: đầu đội chín, dưới một hai vai ( hay 2 chân trước ) 2 và 4, hai chân sau 6 và 8, giữa lưng 5.
Chúng tôi xin độc giả để ý: long mã là một con vật trong huyền thoại, con rùa thần mà mang trên lưng những vòng tròn đen trắng như vậy cũng là một huyền thoại nữa! Sao 2 hình đó giống nhau thế: Số dương ( lẻ ) đều là 25, ở giữa đều có số 5, những vòng tròn y hệt nhau mà sao hình bên phải không gọi là đồ như hình bên trái, lại gọi là thư, nhất là so sánh những hình đó với hình bát quái thì dù có giàu tưởng tượng tới mấy cũng không thể bảo rằng bát quái phỏng theo 2 hình đó được.
Điều này cũng đáng để ý nữa. Trên hình Lạc Thư, đếm từ trái qua phải ta thấy:
- hàng trên có những số: 4 ( vòng đen ), 9 ( vòng trắng ), 2 ( vòng đen ).
- Hàng giữa có những số: 3 ( vòng trắng ), 5 ( vòng trắng ), 6 ( vòng đen 0.
Ta thử sắp những con số đó thành một hình vuông như dưới đây ( gọi là hình ma phương ).
4
9
2
3
5
7
8
6
6

Rồi cộng những số theo hàng ngang:
Hàng trên : 4 = 9 + 2 : 15
Hàng giữa : 3 + 5 + 7 : 15
Hàng dưới : 8 + 1 + 6 : 15
Cộng theo hàng dọc:
Hàng bên trái: 4 + 3 + 8 : 15
Hàng giữa : 9 + 5 + 1 : 15
Hàng bên phải: 2 + 7 + 6 : 15
Cộng theo hai đường chéo của hình vuông cũng được 4 + 5 + 6 : 15 và 2 + 5 + 8 : 15
Hình vuông kỳ dị đó, người phương Tây cũng đã tìm thấy từ thời cổ, dùng nó để làm bùa, cho nên gọi nó là ma phương.
Trong thiên nhiên đâu có hình như vậy, phải là do ốc sáng tạo của loài người.
Rõ ràng là Khổng An Quốc hay một người nào khác đã bịa ra để cố giảng vũ trụ bằng những con số, tạo nên môn tượng số học cực kỳ huyền bí.
Do đó mà đời sau có người lớn tiếng mắng Khổng an Quốc là kẻ có tội năng nhất với thánh nhân ( ám chỉ Khổng Tử, cụ tổ 12 đời của Khổng An Quốc ), đã làm cho Kinh Dịch mất ý nghĩa triết lý sâu xa đi mà biến nó thành một tác phẩm vô ý nghĩa. Thực ra, người đầu tiên có tội là kẻ viết Chương 9 hệ từ thượng truyện kia ( coi phần dịch ở sau . Không An Quốc đã căn cứ vào đó chứ không hoàn toàn bịa ra.
Nhưng bị người này mắng thì lại được người khác khen là có công với Dịch học, làm cho ý nghĩa Kinh dịch thêm phong phú và Kinh Dịch nhờ đó một phần đã thành một kỳ thư.

Ý kiến một số học giả ngày nay.
Thuyết Phục Hi phỏng theo Hà Đồ, Lạc Thư mà vạch bát quái nhất định là không thể tin được, mà thuyết ông xem xét các hình tượng trên trời, các phép tắc dưới đất, các văn vẻ của chim muông thì cũng rất khó chấp nhận.
Từ đầu thế kỷ đến nay, người ta đã đào được ở An Dương ( tỉnh Hà Nam ngày nay ) hằng vạn hằng ức giáp cốt (mai, yếm rùa và xương vai, xương chậu của trâu, bò, ngựa,…) đời Thương ( 1766-1401 ), trên thấy khắc nhiều quẻ bói.
Đây là một quẻ trích trong cuốn East Asia- The Great tradition ( Morden Asia éditions – Tokyo 1962 ).
Ba chữ bên trái là : ba chữ ở giữa là : , hai chữ bên phải là :, hai chữ ở dưới cũng là :.

Ý nghĩa là : Ngày Tân mão hỏi quỉ thần ( bói ) : ngày hôm nay, ngày Tân, cũng mưa hay không mưa ?
Chúng ta thấy, chữ thời nay còn phảng phất như chữ thời đó, nhất là những chữ :
Nhưng trên những giáp cốt đó và cả trên những đồng thời Thương, tuyệt nhiên không thấy hình bát quái. Sự thực là từ đời Thương về trước chưa có bát quái. Người đời Thươngchỉ mới biết lối bói bằng yếm rùa gọi là bốc, người ta lấy yếm chứ không phải mai con rùa ( vì yếm mềm hơn, dễ nứt hơn mai ), dùng mũi nhọn đâm vào những chỗ lõm, rồi hơ trên lửa những chỗ lõm đó nứt ra, rồi tùy vết nứt có hình ra sao mà đoán quẻ tốt hay xấu.
Cuối đời ân hay qua đời Chu người ta mới tìm được cách bói bằng cỏ thi ( Tiếng khoa học gọi là Achillea sibirica ),một thứ cây nhỏ cao khoảng một thước như cây cúc, có hoa trắng hoặc hồng nhạt. Cách bói đó gọi là phệ và dùng bát quái mà đoán, giản dị hơn cách bói bằng yếm rùa, vì hình ( nét đứt ) trên yếm rùa đã không có hạn lại khó biện giải, còn những quẻ và hào trong phép bói bằng cỏ thi đã có hạn, lại dưới mỗi quẻ, mỗi hào có lời đoán sẵn, nhất định, khi bói gặp quẻ nào, hào nào, cứ theo lời đoán sẵn đó mà suy luận, công việc dễ dàng hơn nhiều. Vì vậy mà phép đó mới đầu gọi là dị : dễ dàng. Chữ dị này với chữ dịch ( biến dịch ) là một. Về sau, không biết từ thời nào mới gọi là dịch.
Theo thuyết đó của Dư Vĩnh Lương trong tập san Nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ của Trung Ương nghiên cứu viện ( Phùng Hữu Lan dẫn trong Trung Quốc Triết học sử – chương 15 ), thì bát quái chỉ có thể xuất hiện ttrong đời Aân, từ cuối đời Thương đến đầu đời Chu, và bát quái tạo ra chỉ để bói.
Lại còn một thuyết mới nữa của Trần Thực Am trong tập Tiểu Học thức tự Giáo bản do Nghiêm Linh Phong dẫn trong tập Dịch học Tân luận ( Chính trung thư cục ấn hành- Đài Bắc 1971 ). Trần Thực Am cho rằng bát quái chỉ là những con số thời xưa Trung Hoa chưa dùng thập tiến pháp ( numération décimale ) , chưa đếm đến mười chỉ có 7 số thôi, tức chỉ dùng thất tiến pháp :
Số 7 ngược lại với số 1 và địa vị của nó như địa vị số 10 trong thập tiến pháp, còn quẻ

ngược lại với quẻ số 2 , là số mấy thì tôi không biết. (1)
(1) : So sánh thuyết này với thuyết của Libnitz ở sau.
Họ Trần còn bảo vì dùng thất tiến pháp cho nên thời đó gọi bảy ngày là một tuần, cúng người mới chết thì 7 tuần tức 49 ngày gọi là mãn thất; từ đời Aân, đời Chu trở đi mới dùng thập tiến pháp, và truy niệm người chết khi được 10 tuần ( mỗi tuần 10 ngày) tức 100 ngày. Đời sau, người Trung Hoa truy niệm theo cả hai cách đó.
Thuyết này mới quá, ngược lại với thuyết trên- vì nếu vậy thì bát quái phải có từ đời Thương, trở về trước, sao không thấy trên các giáp cốt ? Vả lại nếu hình trên giáp cốt chúng tôi đã sao lại ở trang trên đúng là ở đời Thương thì đời đó, người Trung Hoa đã biết kết hợp thập can ( giáp, ất, bính, đinh,…., quí ) với thập nhị chi ( tí, sửu, dần, mão,…., hợi ) để chỉ ngày,tháng và năm thì lẽ nào lại không biết đến thập tiến pháp ? Vì những lẽ đó mà chúng tôi chưa dám tin Trần Thực Am.
Do lưỡng nghi thành Tứ tượng rồi thành Bát quái
Tóm lại, Bát quái do ai tạo ra, từ thời nào, tới nay vẫn còn là một bí mật, sau này cũng không chắc gì tìm ra được manh mối.
Bây giờ chúng ta cứ hãy tạm cho rằng nó có trước đời Văn Vương nhà Chu ( thế kỷ XII tr. T.L ) và do một hay nhiều bộ óc siêu quần vô danh nào đó dùng hai vạch liền và đứt chồng lên nhau, thay đổi lẫn nhau mà tạo nên.
Trong Đại Cương Triết Học Trung Quốc- Thượng – tr.451, chúng tôi đã chỉ một cách chồng cách vạch trích trong Kinh thế chỉ yếu của Sái Trầm.
Dưới đây là một cách nữa.
Mới đầu chỉ có lưỡng nghi là dương ( vạch liền ) và âm ( vạch đứt ) (1)
Chúng ta lấy dương chồng lên dương rồi lấy âm chồng lên dương, được hai hình tượng :

Như vậy được bốn hình tượng gọi là tứ tượng.
Tứ tượng có tên là thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm.
Chúng tôi theo Vũ Đồng gọi hình 1 là thái dương, hình 2 là thiếu dương, hình 3 là thái âm, hình 4 là thiếu âm, do lẽ chúng tôi đã dẫn trong Đại Cương Triết Học Trung Quốc- Thượng , tr.171, nhiều sách cho hình 4 là thiếu dương, hình 2 là thiếu âm.
Tứ tượng tượng trưng cho nhật, nguyệt, tinh, thần ( mặt trời, mặt trăng, định tinh và hành tinh ) (2)
Vì trong tập này chúng tôi chỉ chú trọng đến Bát quái, đến phần Triết học nên không xét về tứ tượng thuộc thiên văn học.

Sau cùng chúng ta lấy dương lần lượt
chồng lên cả bốn hình trên, theo thứ
tự 1,2,3,4 được :
Rồi lấy âm lần lượt chồng lên cũng cả bốn hình đó,theo thứ tự 3,4,1,2 được :

(1) Vì là vạch đứt, khuyết ở giữa, cho nên hào âm cũng gọi là hào “hư” ( khuyết), hào dương ttrái lai gọi là hào “thực” ( đặc, dầy ).
(2) Thời xưa, người ta chưa biết mặt trăng là một vệ tinh của trái đất.
Như vậy được hết thảy 8 hình gọi là Bát quái, tám quẻ. Mỗi quẻ có 3 vạch gọi là 3 hào, xuất hiện lần lần từ dưới lên... (Theo Nguyen Hien Le).

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Đạo Dịch: Trích lời tựa Nguyễn Hiến Lê:

Tôi viết tập này chủ ý để hướng dẫn các bạn muốn tìm hiểu triết lý trong Kinh Dịch, tức vũ trụ quan, nhất là nhân sinh quan, cách sử thế trong Kinh Dịch mà tôi gọi là Đạo Dịch, đạo của bậc chính nhân quân tử thời xưa .
Vì vậy tôi bỏ bớt phần bói tóan, huyền bí và rán trình bày một cách có hệ thống, sáng sủa tư tưởng của cố nhân.
Mặc dầu vậy, sách vẫn khó đọc, và để cho các bạn đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn dưới đây.
Việc đầu tiên là đọc Bảng Mục Lục để biết qua ba nội dung của sách .
Sách gồm 2 phần:
- Phần 1: Giới thiệu, có 6 chương, từ I đến VI.
- Phần II: Kinh và truyện: Kinh thì tôi dịch tròn 64 quẻ, Truyện thì chỉ dịch Hệ từ truyện.
Phần I - Chương I và II quan trọng, bạn nên đọc kỹ:
- Chương III đọc để nhớ và hiểu được ý nghĩ Kinh Dịch.
- Chương IV rất quan trọng, nên đọc rất kỹ, chỗ nào không hiểu thì đánh đấu ở ngòai lề để sau coi lại.
Đọc xong Chương IV rồi, nên hãy tạm nhảy chương V và VI mà đọc tiếp ngay bản dịch 64 quẻ trong phần II.
Mỗi ngày chỉ đọc 2,3 quẻ thôi, đọc kỹ cho hiểu . Đọc được độ mươi quẻ thì những quẻ sau sẽ thấy dễ hiểu.
Chương IV giúp bạn hiểu 64 quẻ, mà 64 quẻ cũng giúp bạn hiểu thêm chương IV, vì vậy trong khi đọc 64 quẻ bạn nên thường tra lại chương IV, lúc đó bạn sẽ hiểu những chỗ đã đánh dấu ở ngoài lề mà lần đầu tiên bạn chưa hiểu .
Công việc đó xong rồi, bạn đọc kỹ Chương V và VI Phần I và lúc này bạn hiểu được ý nghĩa trong hai chương quan trọng đó, nhất là Chương VI. Đọc lần đầu dù kỹ tới đâu cũng chưa gọi là hiểu hết, nhất là chưa nhớ được gì nhiều .
Nghĩ một thời gian, bạn nên đọc lại lần thứ nhì, lần nầy mau hơn lần trước.
Rồi lâu lâu bạn nên coi lại những chỗ bạn cho là quan trọng cần nhớ .
Muốn hiểu thêm Kinh Dịch, bạn nên tìm đọc những sách tôi đã giới thiệu trong cuốn sách nầy.
Cách tìm một quẻ.
Mỗi quẻ có số thứ tự của nó trong kinh, thành phần và tên.
Ví dụ: Quẻ (hình quẻ hai âm, hai dương, hai âm) số thứ tự là 62, thành phần là Lôi (hai âm, một dương) ở trên, Sơn (một dương hai âm) ở dưới, tên là Tiểu Quá.

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Bài văn cúng tổ tiên bằng thơ rất hay và ý nghĩa

Cúi nghĩ rằng: Vầng nhật nguyệt, mười phương rạng rỡ, Đức Tổ tông muôn thuở sáng ngời, Ngưỡng trông phúc ấm nối đời, “Tế thần thần lại” ngự nơi Từ đường, Để con cháu lửa hương phụng sự, Nghìn năm sau, xuân Tự Thu Thường, Băn khoăn tự chỉ phế hoang, Hôm nay con cháu sửa sang kính mời, Kính thiết lễ chiêu nghênh Tiên Tổ, (Đến nay đồng tộc sửa sang khánh thành. Kính thiết lễ : Chiêu nghênh, yên vị) Nước Thần thông tẩy uế khai quang, Mừng ngày (xuân, hạ, thu, đông) tiết vừa sang, Gần xa tụ hội họ hàng đông vui. Ơn trời đất cao dày che chở, Ơn tổ tiên phù hộ độ trì, Ơn nhờ đức Phật từ bi, Ơn nhờ Thánh chúng thần kỳ chứng soi, Cây vững, cội vững, chồi xanh lá. Nước trong nguồn bể cả sông sâu. Chữ Trung chữ Hiếu làm đầu, Ai không tâm niệm vì đâu có mình, Nhờ Tiên Tổ anh linh phù hộ Dìu cháu con tiến bộ trưởng thành, Trẻ già trai gái yên lành Học hành thịnh vượng gia đình thêm xuân, Buổi sơ khai một ngôi Thủy tổ, Đời nối đời chia nhánh chia chi, Cây cao bóng cả xum xê, Lá rơi về cội người về Tổ Tông, Nghìn thu sau nối dòng mãi mãi, Ai trồng cây ta hái quả ngon, Vậy nên dạy cháu khuyên con, Vun về Tổ trạch giữ tròn gia thanh, Trong gia đình trên hoà dưới thuận, Trong họ hàng bách nhẫn thái hòa, Xuân về thắm trổ muôn hoa, Non sông gặp hội ơn ca thái bình, Nhân buổi lễ kính thành bái tạ, Chư Tiên linh trở lại Từ đường, Tả chiêu hữu mục theo hàng, Tinh anh hội tụ khói nhang phụng thờ, Tuy nén hương đơn sơ lễ nhỏ, Xin lượng trên thấu tỏ lòng thành, Nguyện cầu Tứ phủ Vạn linh, Thập phương Tam bảo chứng minh hộ trì, Cầu Tiên Tổ uy linh giám cách, Bảo tử tôn xuân vĩnh, thọ trường. Gia gia không mắc tai ương Phúc lộc cùng đắc vinh xương, danh tài Không vướng bát nạn, tam tai Cắt đoạn nghiệp chướng an khang tứ thời. Khẩn thiết chí thành chí tâm, Tử tôn thành bái tạ. Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh: Quán tự tại, cố tâm vô quải ngại, việt siêu khổ hải. Đại minh thần chú, diệt trừ tai. Ngũ uẩn không, pháp thể chu sa giới, ngũ uẩn không, pháp thể chu sa giới. Hồi hướng công đức: Phụng hiến cúng Tổ tiên đức thù thắng hạnh, Vô biên thắng giai hồi hướng, Phổ nguyện trầm nịch chư chúng sinh, tốc vãng vô lượng quang Phật sái, Thập phương Tam thế nhất thiết chư Phật, chư tôn Bồ tát Ma ha tát. Ma ha Bát nhã Ba la mật đa, Tứ sinh cửu hữu đồng đăng, hoa tạng huyền môn bát nạn, tam đồ cộng nhập tỳ lô tính hải. Nam mô Sa bà thế giới, Tam giới đại sư, Tứ sinh từ phụ, Nhân thiên giáo chủ, Thiên bách ức hóa thân, Bản sư Hòa thượng Thích ca Mâu ni Phật (3 lần) Nguyện dĩ thử công đức, Phổ cập ư nhất thiết, Dữ phúc lộc Tử tôn, Đắc bình an khang thái. Tử tôn kiền thành tạ lễ cúng Gia tiên. Ngũ bái. Nam mô A Di đà Phật (5 vái)

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

MẤY LỜI TÂM SỰ VÀ THÔNG BÁO THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ DỊCH HỌC NGHỆ AN

"Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ. Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương. Khi ta ở đất chỉ là đất ở. Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn." (Chế Lan Vien) Chào các bạn! Thật là tuyệt vời. Đọc mấy câu thơ của Chế Lan Viên, ta càng thêm yêu quê hương đất nước, yêu con người Việt Nam, những con người mang trong mình dòng máu Lạc Hồng ngoan cường, dũng cảm, rất anh hùng và cũng tràn đầt tình yêu thương, tràn đầy lòng vị tha nhân ái, bất khuất trước kẻ thù và thuỷ chung với bè bạn. Càng yêu đất nước, càng yêu con người lại càng muốn làm một việc gì đó để góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá mà cha ông ta đã truyền lại. Bởi vậy, tôi lập Bloger "NGHIÊN CỨU KINH DỊCH" này cũng không ngoài mục đích nhằm bảo tồn và phát huy vốn cổ của cha ông, và cũng để lưu truyền tiếp đến các thế hệ sau. Tôi cũng xin trân trọng thông báo với các bạn gần xa rằng ở Nghệ An đã có một Câu lạc bộ Kinh dịch để quy tụ những người có cùng sở thích. CLB cũng sẽ là nơi giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về Kinh dịch, dự đoán bằng kinh dịch và các bộ môn huyền học khác. Công việc hiệp thương đã hoàn thành vào ngày 09/9/2009, một ngày rất đẹp và ý nghĩa với một dãy ngày tháng năm đều mang số 9. Ý nghĩa của sự chín chắn, lâu dài và trường cửu. Rất mong mọi người ủng hộ! Câu lạc bộ Dịch học Nghệ An được hình thành trên cơ sở sáp nhập hai nhóm Kinh dịch của ông Lê Quang Đạo ở thành phố Vinh và nhóm Kinh dịch của ông Nguyễn Quốc Dân ở huyện Diễn Châu. Chúng tôi đã thống nhất phân công: ông Lê Quang Đạo đảm trách vai trò Chủ nhiệm CLB; ông Nguyễn Quốc Dân đảm trách nhiệm vụ Phó Chủ nhiệm CLB. Chúng tôi cũng đã thống nhất soạn thảo Quy chế hoạt động của CLB, và đang tìm cơ quan bảo trợ cho các hoạt động của CLB Dịch học Nghệ An, nhằm bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của các thế hệ cha ông truyền lại trên đất Nghệ An, một vùng Địa Linh Nhân Kiệt, vùng đất được mệnh danh là "Phên dậu của nước nhà". Trân trọng! Lequang306@gmail.com (tức Lê Quang Đạo). Số Điện thoại liên hệ: 0983225079

BÀI SỐ 1! TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO CÁC BẠN!

Vui quá các bạn ạ, như vậy là qua nhiều ngày mơ ước mày mò, hôm nay tôi đã có một trang blogger, một trang thông tin điện tử cá nhân đầy thú vị, lấy tên là NGHIÊN CỨU KINH DỊCH. Xin mời mọi người ghé thăm! Mở đầu trang NGHIÊN CỨU KINH DỊCH, tôi xin giới thiệu sơ lược về Kinh Dịch, lịch sử hình thành; Dịch lý và phương pháp luận của tác giả Quảng Đức! DỊCH LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN I. Thay lời Tựa Tập Dịch lý và phương pháp luận đoán được tóm soạn vào năm 1980 mới đầu dùng để làm tài liệu hướng dẫn các lớp Dịch học tại Việt Nam, tổ chức riêng lẻ tại NhaTrang. Thành phần tham dự đều là các tu sĩ Phật Giáo cho nên phần đầu căn bản về Âm Dương, Ngũ hành sinh khắc hầu hết đã thấu triệt, chỉ đi thêm sâu vào phần phương pháp luận đoán. Số lượng tham dự hết sức giới hạn vì sự cấm đoán nghiêm ngặt của chính quyền. Sau khi được định cư tại Hoa kỳ, vào đầu thu năm 1994 một số ít người Việt tại Virginia đề nghị tổ chức tiếp các lớp Dịch Học mổi tuần vào tối thứ 5 và trọn ngày chủ nhật Các lớp tiếp theo được mở liên tục cho đến nay. Tại Hoa kỳ, các vị tham dự lớp Dịch hầu hết tuổi đời còn trẻ, đều dưới 40, đã qua chương trình đại học, trung bình là cao học; một số ít có học vị tiến sĩ. Tập Dịch lý và phương pháp luận được thêm nhiều lần sắp xếp lại cho phù hợp với trình độ người tiếp thu. Mặc dù người hướng dẫn đã qua một quá trình hơn 30 năm đọc Dịch nhưng vốn liếng hiểu biết chỉ đủ trình bày vỏn vẹn trong vòng 3 tháng. Một phần do kiến thức, am tường Dịch học của người hướng dẫn còn non, một phần do các người tham dự đã qua 5, 7 năm làm quen với Kinh dịch và có 1 trình độ văn hóa khá vững chắc. Nội dung thuyết giảng cho các lớp Dịch học trở thành chỉ là chìa khóa để người tham dự đi vào “khu rừng mênh mông Dịch học” mà thôi. Vì Kinh Dịch vốn là 1 bộ sách quá khó như nhận định của Học giả Nguyễn Hiến Lê: “Dịch học quả là 1 khu rừng mênh mông!” (Kinh Dịch, Đạo Của Người Quân Tử). Tập sách này mới đầu viết cho các lớp Dịch đó. Hầu hết các vị đã tham dự các khóa học đều liên tục bổ sung thêm phần phương pháp luận cho nên tập sách này có thể nói là công trình tóm soạn của tập thể nhóm nghiên cứu Dịch lý vùng Hoa Thịnh Đốn. Cho dù đã đắn đo, cẩn thận, sữa chữa, bổ sung nhiều lần vẫn không tránh khỏi nhiều thiếu sót và thiễn cận. Gần đây, Liên Hiệp Quốc đã thành lập “Hội Nghiên Cứu Kinh Dịch” và đã qua 4 lần Đại Hội, đồng thời các Hội Kinh Dịch cũng đã hình thành và phát triển tại các nước Anh, Pháp, Đức, Hoa kỳ, v.v... Tại Trung Quốc sau 40 năm bị ngăn cấm, các Trung Tâm CHU DỊCH với Dự Đoán Học Thiệu Vĩ Hoa lần lượt được chính thức thành lập. Giáo trình Dịch học đưa vào dạy tại các trường Đại Học Nhân Dân và ngay tại trường Trung Ương Đảng, các Học viện... Tại Việt Nam, các Bộ CHU DỊCH của Phan Bội Châu, Bộ Kinh Dịch của Ngô Tất Tố, Kinh Dịch với Vũ Trụ Quan Đông Phương của Nguyễn-Hữu-Lương, đặc biệt gần đây Bộ Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử của Nguyễn Hiến Lê đã chính thức cho phép phổ biến qua nhiều lần tái bản. Năm 1995 Nhà Xuất Bản Giáo Dục Hà Nội cho xuất bản tập “Tích Hợp Đa Văn Hóa Đông Tây cho 1 chiến lược Giáo Dục tương lai” của Tác giả Nguyễn Hoàng Phương với kỳ vọng dùng Kinh Dịch làm cơ sở căn bản tiêu biểu cho sự tiếp nối, gặp gỡ hai nền văn minh Đông Tây, như là 1 kỳ tích mới của thế kỷ 21 sắp đến và Kinh Dịch trở thành yếu tố tâm linh căn bản cho một hành trình văn học trở về nguồn, rập y khuôn Bản Thệ “Duy Tuệ Thị Nghiệp” của viện Đại Học Vạn Hạnh từ ba mươi năm về trước. Không riêng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Kinh Dịch cũng đã đưa vào dạy trước đây tại các viện Đại Học Sài Gòn, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ, Minh Đức gắn liền tên tuổi của các học giả, giáo sư như Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hữu Lương, linh mục Kim Định, Bửu Cầm, Nguyễn Đăng Thục, Nghiêm Thẩm, Tuệ Sỹ, Toan Ánh, Nguyễn Mạnh Bảo, Lê Chí Thiệp, Nguyễn Duy Tinh... Tuy vậy, cho đến nay ở nước ta, theo nhận định của Học giả Nguyễn Hiến Lê, chưa có ai có thể gọi là nhà Dịch Học được [1] và vì thế, tập sách nầy không đi sâu vào phần kinh. Độc giả có thể tham khảo; để tìm hiểu thêm triết lý trong Kinh Dịch tức vũ trụ quan, nhân sinh quan, cách xử thế mà Học giả Nguyễn Hiến Lê gọi là Đạo Dịch, Đạo của Bậc chính nhân quân tử ở các tác phẩm của các Học giả, Giáo sư nêu trên. Chúng tôi chỉ chú trọng phần phương pháp luận đoán tóm gọn và hệ thống hóa từ các tài liệu của Chu Công, Khổng Tử, Giác Tử, Tôn Tẩn, và Dã Hạc Tiên Sinh... Riêng phần chiêm gia trạch được tổng hợp từ các tài liệu: - Hồng Vũ Cấm thư của Dương Quân Tùng (Dịch giả Nguyễn Văn Minh-Bộ Quốc Gia Giáo Dục xuất bản 1962) - Dương Trạch Tam Yếu và Địa lý Ngũ Quyết của Triệu Cữu Phong (nguyên tác) - Qủy Cốc biện hào Pháp của Qủy Cốc Tiên Sinh (tài liệu chép tay) - Phép Bốc Dịch của Trương Cảnh Tùng (Vọng Chi dịch-roneo) - Dịch học của Dã Hạc Tiên Sinh và của Vương Hạo (Bản dịch của Tú Tài Phan Đình Tuần-tài liệu chép tay) II. Sơ Lược Truyền rằng, xưa thật xưa, không biết mấy ngàn năm trước Tây lịch. Vua Phục Hy-còn gọi là Bào Hy- là vị vua thời Thái cổ, có thuyết cho rằng khoảng 2850 năm trước Tây lịch, nhìn thấy các khoáy phân ra từng đám, chẳn, lẻ từ 1 đến 9 hiện trên lưng con Long-Mã trên Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa không cùng của vũ trụ. Vua bèn vạch 1 nét liền ( ) tượng cho lẻ: Dương, vạch 1 nét đứt ( ) tượng cho chẳn: Âm. Vua thấy rằng đầy trong trời đất không có gì không ngoài lẽ: một Âm một Dương. Có Âm có Dương thì có Tượng, có Tượng thì tự bên trong đã có số. Lúc đầu Phục Hy vạch một vạch lẻ để hình dung cho khí Dương, vạch 1 vạch chẳn để hình dung cho khí Âm. Nhưng hể có 2 thì liền có 4, có 4 liền có 8... Âm Dương lên xuống, đầy vơi, qua lại, biến hóa không ngừng. Thái cực sinh ra Hai Nghi, Hai Nghi sinh ra Bốn Tượng, Bốn Tượng sinh ra Tám quẻ. Quẻ nọ chồng lên quẻ kia qua lại thành 64 quẻ. Thiệu Tử nói: “Thái cực đã chia, Hai Nghi đã dựng, Dương giao lên với Âm, Âm giao xuống với Dương mà bốn Tượng sinh ra. Dương giao với Âm, Âm giao với Dương sinh ra bốn tượng của trời; cứng giao với mềm, mềm giao với cứng sinh ra bốn tượng của Đất. Tám quẻ cọ nhau mà sau muôn vật mới sinh ra”. Kinh Dịch là bộ sách tối cổ của Trung Hoa giải thích được toàn vẹn lý vận hành của vũ trụ. Chỉ 8 quẻ và mấy nét liền, đứt, sắp xếp qua lại, lên xuống mà bao quát hết lẽ muôn vật, làm căn bản cho một nền Triết học Đông Phương. Lúc đầu Dịch chỉ một mớ vạch liền, đứt do Phục Hy vạch ra. Cho đến đầu nhà CHU, vua Văn Vương mới đem các quẻ PHỤC HY ra đặt tên và diễn lời. CHU CÔNG con trai của Văn Vương chia quẻ làm 6 phần, mổi phần là một hào. Sau KHỔNG TỬ soạn thêm Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ Từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái. Thoán truyện, Tượng truyện, Hệ Từ Truyện đều chia làm 2 Thiên thượng hạ vị chi tất cả 10 Thiên gọi là Thập Dực làm cho ý nghĩa của Kinh Dịch sâu rộng thêm. Mặc dù vậy, những thiên của Khổng Tử vẫn tách riêng không phụ hẳn vào quái từ của Văn Vương và hào từ của Chu Công. Lúc này Dịch chỉ là 1 cuốn sách Triết lý tổng hợp những tư tưởng của nhiều Triết gia có nhiều xu hướng khác nhau gọi chung là Phái Dịch Học. Đến đời Hán, Phi Trực mới đem các truyện của Khổng Tử vào chú thích cho Kinh Dịch của Văn Vương và Chu Công sâu rộng thêm. Lúc này Dịch đã có thêm sắc thái của Tượng số học, giải thích vũ trụ bằng biểu tượng và số mục. Sau Phi Trực là Trịnh Huyền làm cho Dịch học phát triển và hình thành nhiều trường phái nghiên cứu khác nhau nhưng Dịch lý của các phái này vẫn chủ yếu bàn về Tượng số. Đến đời Tam Quốc, nhà Dịch học Vương Bật nêu lên luận thuyết tách rời hẳn, bài trừ thuyết Tượng số, chuyên bàn về nghĩa lý trong Dịch. Về sau, cho đến đời Tống, bộ CHU DỊCH BẢN NGHĨA mới ra đời. Đến đây các nhà Dịch học đều thống nhất là: “Quẻ do vua Phục Hy đặt ra Tượng âm dương lên xuống, qua lại gọi là Dịch. Lời của Chu Công thêm vào nên gọi là Chu Dịch.” Đến Triều Đại Hồng Võ năm thứ 3, Minh Thái Tổ bắt đầu mở khoa thi kén chọn nhân tài qui định Dịch thư dùng chú bản của Trình Di [2] và Chu Hy [3]. Từ đó Dịch học của họ Trình, Chu trở thành Dịch học chích thống. Đời Vĩnh Lạc (1403-1424), Minh Thành Tổ cho biên soạn “Chu Dịch Đại Toàn” cũng trên căn bản Dịch học của Trình, Chu. Sau đó (1662-1722) triều đại Khang Hy đời Thanh biên soạn “Chu Dịch Chiết Trung”. Triều đại Càn Long (1736-1795) biên soạn Chu Dịch Thuật Nghĩa cũng đều dựa trên chú bản của Trình Di và Chu Hy. CHU DỊCH là một trong ba bộ sách của Kinh Dịch còn tồn tại mặc dù còn nhiều thiết sót, cắc cớ, không rõ ràng. Sau nhiều biến chuyển của thời gian, đổi thay của các triều đại, hai bộ Liên Sơn (bộ Dịch thư cuối nhà Hạ) và Quy Tàng (bộ Dịch thư đời nhà Thương) thất truyền. Thể của Dịch là Biến, ngay trong ba bộ Liên Sơn, Quy Tàng và chính Chu Dịch cũng không thoát ra ngoài quy luật biến hóa của âm dương. CHU DỊCH tồn tại được nhờ Vương Bật chấp nối, ráp vá, hợp lại cho nên không thể nào toàn vẹn, đầy đủ và rõ ràng được. Dịch thuyết truyền rằng, Kinh Dịch vốn khởi từ số (tại một số di chỉ ở Giang Tô, Hồ Bắc, các nhà khảo cổ gần đây cho biết đã đào được một số công cụ bằng đồng phát hiện thấy một loại phù hiệu gồm 6 chữ số được coi là hình thức quái hào của Dịch nguyên thủy [4]). Nhưng có Lý rồi mới có Tượng, có Tượng rồi mới có Số. Nhân Tượng mới biết được số, hể hiểu được Lý của nó thì sẽ biết Số sẽ ở bên trong. Lại nói Lý là vật vô hình cho nên phải xem Tượng mới rõ được Lý. Lý hiện ở Lời thì có thể do lời để biết được Tượng. Cho nên hể hiểu được Nghĩa thì sẽ biết được số vậy. Không như các bộ kinh khác như Kinh Thư, Kinh Thi... Dịch nói về sự biến hóa vô cùng của vũ trụ toàn khắp, vô tận. Đọc Dịch phải nên giữ Tâm tự nhiên, mình trống rỗng, lặng yên. Tìm Nghĩa không bỏ Ý, tìm Ý thì không quên đạo lý lưu thông biến đổi thì mới hiểu được Dịch. Trân trọng!