Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

TÁM CUNG TƯỢNG HÀO 64 QUẺ DÙNG TRONG MÔN BỐC DỊCH

TÁM CUNG TƯỢNG HÀO 64 QUẺ Phần 1: I. CUNG CÀN: có 8 quẻ đều thuộc Kim (nên đọc thuộc lòng) 1. Càn Vi Thiên 2. Thiên Phong Cấu 3. Thiên Sơn Độn 4. Thiên Địa Bĩ 5. Phong Địa Quan 6. Sơn Địa Bác 7. Hỏa Địa Tấn 8. Hỏa Thiên Đại Hữu CÀN VI THIÊN --- Phụ Mẫu Tuất Thổ (Thế) --- Huynh Đệ Thân Kim --- Quan Quỷ Ngọ Hỏa --- Phụ Mẫu Thìn Thổ (Ứng) --- Thê Tài Dần Mộc --- Tử Tôn Tí Thủy THIÊN PHONG CẤU --- Phụ Mẫu Tuất Thổ --- Huynh Đệ Thân Kim --- Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Ứng) --- Huynh Đệ Dậu Kim --- Tử Tôn Hợi Thủy - - Phụ Mẫu Sửu Thổ (Thế) THIÊN SƠN ĐỘN --- Phụ Mẫu Tuất Thổ --- Huynh Đệ Thân Kim (Ứng) --- Quan Quỷ Ngọ Hỏa --- Huynh Đệ Thân Kim - - Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Thế) - - Phụ Mẫu Thìn Thổ THIÊN ĐỊA BĨ --- Phụ Mẫu Tuất Thổ (Ứng) --- Huynh Đệ Thân Kim --- Quan Quỷ Ngọ Hỏa - - Thê Tài Mão Mộc (Thế) - - Quan Quỷ Tỵ Hỏa - - Phụ Mẫu Mùi Thổ PHONG ĐỊA QUAN --- Thê Tài Mão Mộc --- Quan Quỷ Tỵ Hỏa - - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Thế) - - Thê Tài Mão Mộc - - Quan Quỷ Tỵ Hỏa - - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Ứng) SƠN ĐỊA BÁC --- Thê Tài Dần Mộc - - Tử Tôn Tí Thủy (Thế) - - Phụ Mẫu Tuất Thổ - - Thê Tài Mão Mộc - - Quan Quỷ Tỵ Hỏa (Ứng) - - Phụ Mẫu Mùi Thổ HỎA ĐỊA TẤN --- Quan Quỷ Tỵ Hỏa - - Phụ Mẫu Mùi Thổ --- Huynh Đệ Dậu Kim (Thế) - - Thê Tài Mão Mộc - - Quan Quỷ Tỵ Hỏa - - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Ứng) HỎA THIÊN ĐẠI HỮU --- Quan Quỷ Tỵ Hỏa (Ứng) - - Phụ Mẫu Mùi Thổ --- Huynh Đệ Dậu Kim --- Phụ Mẫu Thìn Thổ (Thế) --- Thê Tài Dần Mộc --- Tử Tôn Tí Thủy Đó là 8 quẻ thuộc cung Càn. Cung Càn ngũ hành thuộc Kim, nên: Thân Dậu là hào Huynh Đệ vì giống nhau; Thìn Tuất Sửu Mùi là Phụ Mẫu vì Thổ sinh Kim; Tỵ Ngọ là hào Quan Quỷ vì là hào khắc (khắc mình là bệnh tật, hay quan lộc); Dần Mão là hào Tài vì mình khắc (sai khiến hay xài) là Thê Tài (vợ và tiền bạc); Nhâm Quý là hào Tử Tôn vì mình sinh ra là con cháu (cũng là phúc đức vì do mình tạo ra). 2. CUNG ĐOÀI ĐOÀI VI TRẠCH - - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Thế) --- Huynh Đệ Dậu Kim --- Tử Tôn Hợi Thủy - - Phụ Mẫu Sửu Thổ (Ứng) --- Thê Tài Mão Mộc --- Quan Quỷ Tỵ Hỏa TRẠCH THỦY KHỐN - - Phụ Mẫu Mùi Thổ --- Huynh Đệ Dậu Kim --- Tử Tôn Hợi Thủy (Ứng) - - Quan Quỷ Ngọ Hỏa --- Phụ Mẫu Thìn Thổ - - Thê Tài Dần Mộc (Thế) TRẠCH ĐỊA TỤY - - Phụ Mẫu Mùi Thổ --- Huynh Đệ Dậu Kim (Ứng) --- Tử tôn Hợi Thủy - - Thê Tài Mão Mộc - - Quan Quỷ Tỵ Hỏa (Thế) - - Phụ Mẫu Mùi Thổ TRẠCH SƠN HÀM - - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Ứng) --- Huynh Đệ Dâu Kim --- Tử Tôn Hợi Thủy --- Huynh Đệ Thân Kim (Thế) - - Quan Quỷ Ngọ Hỏa - - Phụ Mẫu Thìn Thổ THỦY SƠN KIỀN - - Tử Tôn Tí Thủy --- Phụ Mẫu Tuất Thổ - - Huynh Đệ Thân Kim (Thế) --- Huynh Đệ Thân Kim - - Quan Quỷ Ngọ Hỏa - - Phụ Mẫu Thìn Thổ (Ứng) LÔI SƠN TIỂU QUÁ - - Phụ Mẫu Tuất Thổ - - Huynh Đệ Thân Kim --- Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Thế) --- Huynh Đệ Thân Kim - - Quan Quỷ Ngọ Hỏa - - Phụ Mẫu Thìn Thổ (Ứng) ĐỊA SƠN KHIÊM - - Huynh Đệ Dậu Kim - - Tử Tôn Hợi Thủy (Thế) - - Phụ Mẫu Sửu Thổ --- Huynh Đệ Thân Kim - - Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Ứng) - - Phụ Mẫu Thìn Thổ LÔI TRẠCH QUY MUỘI - - Phụ Mẫu Tuất Thổ (Ứng) - - Huynh Đệ Thân Kim --- Quan Quỷ Ngọ Hỏa - - Phụ Mẫu Sửu Thổ (Thế) --- Thê Tài Mão Mộc --- Quan Quỷ Tỵ Hỏa Đó là 8 quẻ của cung Đoài. Cung Đoài cũng thuộc hành Kim như cung Càn, nên vẫn lấy Kim làm Huynh Đệ và lục thân giống như cung Càn ở trên. 3. CUNG LY LY VI HỎA --- Huynh Đệ Tỵ Hỏa (Thế) - - Tử Tôn Mùi Thổ --- Thê Tài Dậu Kim --- Quan Quỷ Hợi Thủy (Ứng) - - Tử Tôn Sửu Thổ --- Phụ Mẫu Mão Mộc HỎA SƠN LỮ --- Huynh Đệ Tỵ Hỏa - - Tử Tôn Mùi Thổ --- Thê Tài Dậu Kim (Ứng) --- Thê Tài Thân Kim - - Huynh Đệ Ngọ Hỏa - - Tử Tôn Thìn Thổ (Thế) HỎA PHONG ĐỈNH --- Huynh Đệ Tỵ Hỏa - - Tử tôn Mùi Thổ (Ứng) --- Thê Tài Dậu Kim --- Thê Tài Dậu Kim --- Quan Quỷ Hợi Thủy (Thế) - - Tử Tôn Sửu Thổ HỎA THỦY VỊ TẾ --- Huynh Đệ Tỵ Hỏa (Ứng) - - Tử Tôn Mùi Thổ --- Thê Tài Dậu Kim - - Huynh Đệ Ngọ Hỏa (Thế) --- Tử Tôn Thìn Thổ - - Phụ Mẫu Dần Mộc SƠN THỦY MÔNG --- Phụ Mẫu Dần Mộc - - Quan Quỷ Tí Thủy - - Tử Tôn Tuất Thổ (Thế) - - Huynh Đệ Ngọ Hỏa --- Tử Tôn Thìn Thổ - - Phu Mẫu Dần Mộc (Ứng) PHONG THỦY HOÁN --- Phụ Mẫu Mão Mộc --- Huynh Đệ Tỵ Hỏa (Thế) - - Tử Tôn Mùi Thổ - - Huynh Đệ Ngọ Hỏa --- Tử Tôn Thìn Thổ (Ứng) - - Phụ Mẫu Dần Mộc THIÊN THỦY TỤNG --- Tử Tôn Tuất Thổ --- Thê Tài Thân Kim --- Huynh Đệ Ngọ Hỏa (Thế) - - Huynh Đệ Ngọ Hỏa --- Tử Tôn Thìn Thổ - - Phụ Mẫu Dần Mộc (Ứng) THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN --- Tử Tôn Tuất Thổ (Ứng) --- Thê Tài Thân Kim --- Huynh Đệ Ngo Hỏa --- Quan Quỷ Hơi Thủy (Thế) - - Tử Tôn Sửu Thổ --- Phụ Mẫu Mão Mộc Đó là 8 quẻ của cung Ly. Cung Ly ngũ hành thuộc Hỏa, nên lấy Hỏa làm hành chính mà phối với lục Thân, như sinh ra Hỏa là Mộc Dần Mão là cha mẹ. Hỏa sinh ra Thổ nên Thìn Tuất Sửu Mùi là Tử Tôn... 4. CUNG CHẤN CHẤN VI LÔI - - Thê Tài Tuất Thổ (Thế) - - Quan Quỷ Thân Kim --- Tử Tôn Ngọ Hỏa - - Thê Tài Thìn Thổ (Ứng) - - Huynh Đệ Dân Mộc --- Phụ Mẫu Tí Thủy LÔI ĐỊA DỰ - - Thê Tài Tuất Thổ - - Quan Quỷ Thân Kim --- Tử Tôn Ngọ Hỏa (ứng) - - Huynh Đệ Mão Mộc - - Tử Tôn Tỵ Hỏa --- Thê Tài Mùi Thổ (Thế) LÔI THỦY GIẢI - - Thê Tài Tuất Thổ - - Quan Quỷ Thân Kim (Ứng) --- Tử Tôn Ngọ Hỏa - - Tử Tôn Ngọ Hỏa --- Thê Tài Thìn Thổ (Thế) - - Huynh Đệ Dần Mộc LÔI PHONG HẰNG - - Thê Tài Tuất Thổ (Ứng) - - Quan Quỷ Thân Kim --- Tử Tôn Ngọ Hỏa --- Quan Quỷ Dậu Kim (Thế) --- Phụ Mẫu Hợi Thủy - - Thê Tài Sửu Thổ ĐỊA PHONG THĂNG - - Quan Quỷ Dậu Kim - - Phụ Mẫu Hợi Thủy - - Thê Tài Sửu Thổ (Thế) --- Quan Quỷ Dậu Kim --- Phụ Mẫu Hợi Thủy - - Thê Tài Sửu Thổ (Ứng) THỦY PHONG TĨNH - - Phụ Mẫu Tí Thủy --- Thê Tài Tuất Thổ (Thế) - - Quan Quỷ Thân Kim --- Quan Quỷ Dậu Kim --- Phụ Mẫu Hợi Thủy (Ứng) - - Thê Tài Sửu Thổ TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ - - Thê Tài Mùi Thổ --- Quan Quỷ Dậu Kim --- Phụ Mẫu Hợi Thủy (Thế) --- Quan Quỷ Dậu Kim --- Phụ Mẫu Hợi Thủy - - Thê Tài Sửu Thổ (Ứng) TRẠCH LÔI TÙY - - Thê Tài Mùi Thổ (Ứng) --- Quan Quỷ Dâu Kim --- Phụ Mẫu Hợi Thủy - - Thê Tài Thìn Thổ (Thế) - - Huynh Đệ Dần Mộc --- Phụ Mẫu Tí Thủy Đó là 8 quẻ thuộc cung Chấn. Cung Chấn ngũ hành thuộc Mộc, nên dựa theo Mộc mà phối lục thân. 5. CUNG TỐN TỐN VI PHONG --- Huynh Đệ Mão Mộc (Thế) --- Tử Tôn Tỵ Hỏa - - Thê Tài Mùi Thổ --- Quan Quỷ Dậu Kim (Ứng) --- Phụ Mẫu Hợi Thủy - - Thê Tài Sửu Thổ PHONG THIÊN TIỂU SÚC --- Huynh Đệ Mão Mộc --- Tử Tôn Tỵ Hỏa - - Thê Tài Mùi Thổ (Ứng) --- Thê Tài Thìn Thổ --- Huynh Đệ Dần Mộc --- Phụ Mẫu Tí Thủy (Thế) PHONG HỎA GIA NHÂN --- Huynh Đệ Mão Mộc --- Tử Tôn Tỵ Hỏa (Ứng) - - Thê Tài Mùi Thổ --- Phụ Mẫu Hợi Thủy - - Thê Tài Sửu Thổ (Thế) --- Huynh Đệ Mão Mộc PHONG LÔI ÍCH --- Huynh Đệ Mão Mộc (Ứng) --- Tử Tôn Tỵ Hỏa - - Thê Tài Mùi Thổ - - Thê Tài Thìn Thổ (Thế) - - Huynh Đệ Dần Mộc --- Phụ Mẫu Tí Thủy THIÊN LÔI VÔ VỌNG --- Thê Tài Tuất Thổ --- Quan Quỷ Thân Kim --- Tử Tôn Ngọ Hỏa (Thế) - - Thê Tài Thìn Thổ - - Huynh Đệ Dần Mộc --- Phụ Mẫu Tí Thủy (Ứng) HỎA LÔI PHỆ HẠP --- Tử Tôn Tỵ Hỏa - - Thê Tài Mùi Thổ (Thế) --- Quan Quỷ Dậu Kim - - Thê Tài Thìn Thổ - - Huynh Đệ Dần Mộc (Ứng) --- Phụ Mẫu Tí Thủy SƠN LÔI DI --- Huynh Đệ Dần Mộc - - Phụ Mẫu Tí Thủy - - Thê Tài Tuất Thổ (Thế) - - Thê Tài Thìn Thổ - - Huynh Đệ Dần Mộc --- Phụ Mẫu Tí Thủy (Ứng) SƠN PHONG CỔ --- Huynh Đệ Dần Mộc (Ứng) - - Phụ Mẫu Tí Thủy - - Thê Tài Tuất Thổ --- Quan Quỷ Dậu Kim (Thế) --- Phụ Mẫu Hợi Thủy - - Thê Tài Sửu Thổ Đó là 8 quẻ của cung Tốn. Cung Tốn ngũ hành thuộc Mộc. 6. CUNG KHẢM KHẢM VI THỦY - - Huynh Đệ Tí Thủy (Thế) --- Quan Quỷ Tuất Thổ - - Phụ Mẫu Thân Kim - - Thê Tài Ngọ Hỏa(Ứng) --- Quan Quỷ Thìn Thổ - - Tử Tôn Dần Mộc THỦY TRẠCH TIẾT - - Huynh Đệ Tí Thủy --- Quan Quỷ Tuất Thổ - - Phụ Mẫu Thân Kim (Ứng) - - Quan Quỷ Sửu Thổ --- Tử Tôn Mão Mộc --- Thê Tài Tỵ Hỏa (Thế) THỦY LÔI TRUÂN - - Huynh Đệ Tí Thủy --- Quan Quỷ Tuất Thổ (Ứng) - - Phụ Mẫu Thân Kim - - Quan Quỷ Thìn Thổ - - Tử Tôn Dần Mộc (Thế) --- Huynh Đệ Tí Thủy THỦY HỎA KÝ TẾ - - Huynh Đệ Tí Thủy (Ứng) --- Quan Quỷ Tuất Thổ - - Phụ Mẫu Thân Kim --- Huynh Đệ Hợi Thủy (Thế) - - Quan Quỷ Sửu Thổ --- Tử Tôn Mão Mộc TRẠCH HỎA CÁCH - - Quan Quỷ Mùi Thổ --- Phụ Mẫu Dậu Kim --- Huynh Đệ Hợi Thủy (Thế) --- Huynh Đệ Hợi Thủy - - Quan Quỷ Sửu Thổ --- Tử Tôn Mão Mộc (Ứng) LÔI HỎA PHONG - - Quan Quỷ Tuất Thổ - - Phụ Mẫu Thân Kim (Thế) --- Thê Tài Ngọ Hỏa --- Huynh Đệ Hợi Thủy - - Quan Quỷ Sửu Thổ (Ứng) --- Tử Tôn Mão Mộc ĐỊA HỎA MINH DI - - Phụ Mẫu Dậu Kim - - Huynh Đệ Hợi Thủy - - Quan Quỷ Sửu Thổ (Thế) --- Huynh Đệ Hợi Thủy - - Quan Quỷ Sửu Thổ --- Tử Tôn Mão Mộc (ứng) ĐỊA THỦY SƯ - - Phụ Mẫu Dậu Kim (Ứng) - - Huynh Đệ Hợi Thủy - - Quan Quỷ Sửu Thổ - - Thê Tài Ngọ Hỏa (Thế) --- Quan Quỷ Thìn Thổ - - Tử tôn dần mộc Đó là 8 quẻ thuộc cung Khảm. Cung Khảm ngũ hành thuộc Thủy. 7. CUNG CẤN CẤN VI SƠN --- Quan Quỷ Dần Mộc (Thế) - - Thê Tài Tí Thủy - - Huynh Đệ Tuất Thổ --- Tử Tôn Thân Kim (Ứng) - - Phụ Mẫu Ngọ Hỏa - - Huynh Đệ Thìn Thổ SƠN HỎA BÔN --- Quan Quỷ Dần Mộc - - Thê Tài Tí Thủy - - Huynh Đệ Tuất Thổ (Ứng) --- Thê Tài Hợi Thủy - - Huynh Đệ Sửu Thổ --- Quan Quỷ Mão Mộc (Thế) SƠN THIÊN ĐẠI SÚC --- Quan Quỷ Dần Mộc - - Thê Tài Tí Thủy (Ứng) - - Huynh Đệ Tuất Thổ --- Huynh Đệ Thìn Thổ --- Quan Quỷ Dần Mộc (Thế) --- Thê Tài Tí Thủy SƠN TRẠCH TỔN --- Quan Quỷ Dần Mộc (Ứng) - - Thê Tài Tí Thủy - - Huynh Đệ Tuất Thổ - - Huynh Đệ Sửu Thổ (Thế) --- Quan Quỷ Mão Mộc --- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa HỎA TRẠCH KHUÊ --- Phụ Mẫu Tỵ Hoả - - Huynh Đệ Mùi Thổ --- Tử Tôn Dậu Kim (Thế) - - Huynh Đệ Sửu Thổ --- Quan Quỷ Mão Mộc --- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa (Ứng) THIÊN TRẠCH LÝ --- Huynh Đệ Tuất Thổ --- Tử Tôn Thân Kim (Thế) --- Phụ Mẫu Ngọ Hoả - - Huynh Đệ Sửu Thổ --- Quan Quỷ Mão Mộc (Ứng) --- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa PHONG TRẠCH TRUNG PHU --- Quan Quỷ Mão Mộc --- Phụ Mẫu Tỵ Hoả - - Huynh Đệ Mùi Thổ (Thế) - - Huynh Đệ Sửu Thổ --- Quan Quỷ Mão Mộc --- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa (Ứng) PHONG SƠN TIỆM --- Quan Quỷ Mão Mộc (Ứng) --- Phụ Mẫu Tỵ Hoả - - Huynh Đệ Mùi Thổ --- Tử Tôn Thân Kim (Thế) - - Phụ Mẫu Ngọ Hoả - - Huynh Đệ Thìn Thổ Đó là 8 quẻ thuộc cung Cấn. Cung Cấn thuộc Thổ. 8. CUNG KHÔN KHÔN VI ĐỊA - - Tử Tôn Dậu Kim (Thế) - - Thê Tài Hợi Thủy - - Huynh Đệ Sửu Thổ - - Quan Quỷ Mão Mộc(Ứng) - - Phụ Mẫu Tỵ Hỏa - - Huynh Đệ Mùi Thổ ĐỊA LÔI PHỤC - - Tử Tôn Dậu Kim - - Thê Tài Hợi Thủy - - Huynh Đệ Sửu Thổ (Ứng) - - Huynh Đệ Thìn Thổ - - Quan Quỷ Dần Mộc --- Thê Tài Tí Thủy (Thế) ĐỊA TRẠCH LÂM - - Tử Tôn Dậu Kim - - Thê Tài Hợi thuỷ (Ứng) - - Huynh Đệ Sửu Thổ - - Huynh Đệ Sửu Thổ - - Quan Quỷ Mão Mộc (Thế) --- Phụ mẫu Tỵ Hỏa ĐỊA THIÊN THÁI - - Tử Tôn Dậu Kim (Ứng) - - Thê Tài Hợi Thủy - - Huynh Đệ Sửu Thổ --- Huynh Đệ Thìn Thổ (Thế) --- Quan Quỷ Dần Mộc --- Thê Tài Tí Thủy LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG - - Huynh Đệ Tuất - - Tử Tôn Thân Kim --- Phụ Mẫu Ngọ Hỏa (Thế) --- Huynh Đệ Thìn Thổ --- Quan Quỷ Dần Mộc --- Thê Tài Tí Thủy (Ứng) TRẠCH THIÊN QUẢI - - Huynh Đệ Mùi Thổ --- Tử Tôn Dậu Kim (Thế) --- Thê Tài Hợi Thủy --- Huynh Đệ Thìn Thổ --- Quan Quỷ Dần Mộc (Ứng) --- Thê Tài Tí Thủy THỦY THIÊN NHU - - Thê Tài Tí thuỷ --- Huynh Đệ Tuất thổ - - Tử Tôn Thân kim (Thế) --- Huynh Đệ Thìn thổ --- Quan Quỷ Dần mộc --- Thê Tài Tí thuỷ (Ứng) THỦY ĐỊA TỶ - - Thê Tài Tí Thủy (Ứng) --- Huynh Đệ Tuất Thổ - - Tử Tôn Thân Kim - - Quan Quỷ Mão Mộc (Thế) - - Phụ Mẫu Tỵ Hoả - - Huynh Đệ Mùi Thổ Đó là 8 quẻ thuộc cung Khôn. Cung Khôn ngũ Hành thuộc Thổ. Ý nghĩa: 1. Càn, trời 2. Khôn, đất 3. Truân, mới sinh, khó khăn 4. Mông, Mờ tối và non yếu 5. Nhu, ăn uống hay chờ đợi 6. Tụng, kiện cáo hay tranh giành 7. Sư, quân lính hoặc quần chúng tụ họp 8. Tỷ, thân thiết, gần nhau 9. Tiểu súc, chứa nhỏ hay nhỏ chứa được lớn 10. Lý, dậm chân lên hay lễ 11. Thái, thông suốt 12. Bỉ, lấp hay bế tắc 13. Đồng nhân, cùng với người 14. Đại hữu, có lớn hay sở hữu lớn 15. Khiêm, nhún nhường 16. Dự , vui vẻ 17. Tuỳ, theo 18. Cổ, mê loạn hay đổ nát 19. Lâm, đến lớn 20. Quán, xem xét 21. Phệ hạp, cắn cho hợp lại 22. Bí (bôn), trau dồi hay trang sức 23. Bác, bóc, lột đi 24. Phục, trở lại 25. Vô vọng, không càn bậy 26. Đại súc, chứa lớn 27. Di, nuôi 28. Đại quá, quá lớn 29. Khảm, hiểm 30. Ly, bám vào, sáng suốt 31. Hàm, giao cảm 32. Hằng, lâu dài 33. Độn, tránh đi 34. Đại tráng, lớn mạnh 35. Tấn, tiến lên 36. Minh di, ánh sáng bị tổn hại 37. Gia nhân, người ở cùng trong nhà 38. Khuê, trái nhau hay ngang trái, chia lìa 39. Kiển, gian nan, hiểm trở 40. Giải, cởi mở ra 41, Tổn, bị thiệt hại 42. Ích, thân vào hay có lợi 43. Quải, quả quyết 44. Cấu, gặp gỡ 45. Tuỵ, tụ họp 46. Thăng, đi lên 47. Khốn, bị khốn cùng 48. Tỉnh, giếng nước 49. Cách , thay đổi 50. Đỉnh, cái vạc 51. Chấn, sấm động 52. Cấn, ngăn lại 53. Tiệm, tiến dần dần 54. Quy muội, gái về nhà chồng 55. Phong. Lớn, thịnh 56. Lữ, lữ hành, đi xa nhà 57. Tốn, vào 58. Đoài, vui vẻ 59. Hoán, lìa tan 60. Tiết, hạn chế lại 61. Trung phu, đức tin trong lòng 62. Tiểu quá, quá nhỏ, nhỏ mà nhiều 63. Ký tế, việc đã xong 64. Vị tế, việc chưa xong

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

Có Thể Thay Đổi Vận Mệnh Trong Lá Số Tử Vi ?

Người Xưa đã Thay đổi Lá Số Tử Vi Bằng Cách Nào? Lá Số Tử Vi đã bóc trần về Cuộc Đời của một con người, nó có thể nói đúng đến 99% nếu được luận giải bởi bậc thầy tử vi, nhưng liệu có thay đổi được kết quả của Lá Số Tử Vi đã biết trước không? Viên Liễu Phàm sinh năm 1533 và mất năm 1606. Câu chuyện dưới đây là một phần cuộc đời của ông đã được ông kể lại, Tôi thuở nhỏ đã sớm mất cha. Mẹ tôi bảo tôi từ bỏ đường công danh khoa cử để theo học nghề thuốc, vì cho rằng như thế có thể vừa tự nuôi sống lại cũng có thể cứu giúp người khác. Hơn nữa, việc tôi theo học thành tựu một nghề để có thể lưu danh ở đời cũng là tâm nguyện từ trước đây của cha tôi. Sau đó, có lần tôi đến chùa Từ Vân tình cờ gặp một cụ già cốt cách phương phi, râu dài tóc bạc, tướng mạo dường như tiên ông. Khi tôi đến lễ chào cung kính, cụ già bảo tôi: “Con là người trong đường quan tước, ngày sau ắt sẽ học lên cao, sao nay con chẳng lo việc đọc sách?” Tôi liền nói rõ nguyên nhân. Ông cụ bảo: “Ta họ Khổng, người Vân Nam, được chân truyền thuật toán số Hoàng Cực của Thiệu tử, theo mạng số ắt rồi sau sẽ truyền thuật này cho con.” Tôi liền mời cụ già về nhà, đem mọi việc trình lên với mẹ. Về sau, xem xét những điều cụ già họ Khổng đã tiên đoán cho tôi đều dần dần ứng nghiệm. Sau khi gặp cụ Khổng, tôi khởi ý quay lại theo việc học hành khoa cử. Cụ Khổng lại đoán trước cho tôi về đường khoa cử, nói rằng khi mới đi học, thi lần đầu ở huyện sẽ đỗ thứ 14, thi ở phủ sẽ đỗ thứ 71, thi ở tỉnh sẽ đỗ thứ 9. Sau tôi đi thi, ở cả ba nơi đều đỗ đạt đúng như thứ hạng ông ấy đã dự đoán. Cụ Khổng lại đoán số mạng trọn đời cho tôi, cho biết đến năm ấy sẽ thi đỗ thứ hạng như thế, sang năm ấy sẽ được chọn làm lẫm sinh, sang năm ấy sẽ được chọn làm cống sinh, lại sau đến năm ấy sẽ được bổ làm Tri huyện ở tỉnh Tứ Xuyên, làm quan được 2 năm rưỡi ắt sẽ cáo quan về quê, cho đến năm 53 tuổi, vào giờ Sửu, ngày 14 tháng 8 sẽ mất tại nhà, chỉ tiếc là không có con. Tôi ghi chép đầy đủ những điều ấy, luôn nhớ kỹ trong lòng. Từ đó về sau, mỗi lần dự thi kết quả đều không ra ngoài những dự đoán của cụ già họ Khổng. Riêng có một lần, cụ Khổng đoán rằng thời gian tôi làm lẫm sinh phải nhận đủ 91 thạch 5 đấu gạo[6] mới được lên cống sinh, nhưng khi số gạo nhận được của tôi vừa hơn 70 thạch thì tôn sư họ Đồ đã thông qua việc chọn tôi làm cống sinh, do đó tôi hơi có chút ngờ vực về sự tiên đoán của cụ. Chẳng ngờ sau đó có vị quan tạm quyền họ Dương [vừa chuyển đến] lại bác bỏ việc này, nên phải đợi đến năm Đinh Mão[7] tôi mới được phê chuẩn làm cống sinh. Vào lúc ấy tính lại, quả nhiên tôi đã nhận được vừa đúng 91 thạch 5 đấu gạo. Tôi nhân việc đó lại càng tin chắc rằng sự đời thăng trầm đều do số mạng, dù nhanh hay chậm cũng đều có thời hạn định trước, vì thế mà [đối với hết thảy mọi việc] trong lòng tôi trở nên lạnh nhạt không còn mong cầu gì nữa. Sau khi được lên cống sinh, tôi phải về kinh thành Yên đô theo học. Ở kinh đô được một năm, tôi thường ngồi yên tĩnh suốt ngày, chẳng đọc sách vở gì. Sau có dịp quay về chơi ở Nam Ung trong lúc còn chưa vào nhập học, tôi liền đến viếng thăm Thiền sư Vân Cốc trong núi Thê Hà. Tôi cùng Thiền sư ngồi đối diện trong tịnh thất, trải qua suốt ba ngày ba đêm dường như không chớp mắt. Thiền sư nói: “Người đời sở dĩ không trở thành bậc thánh nhân, đều là do vọng niệm nối nhau sinh khởi trói buộc. Nay ông ngồi suốt ba ngày không khởi sinh vọng niệm là do đâu?” Tôi đáp: “Trước đây có tiên sinh họ Khổng từng xem số mạng cho con. Con xét thấy rằng mọi sự vinh nhục, sống chết ở đời đều do số mạng định sẵn, dù có muốn vọng cầu điều này điều nọ cũng đều không thể được [nên con chẳng nghĩ gì cả].” Thiền sư Vân Cốc bật cười nói: “Ta ngỡ ông là bậc hào kiệt xuất chúng, hóa ra chỉ là một kẻ tầm thường.” Tôi không hiểu, thưa hỏi. Thiền sư liền nói: “Con người khi chưa đạt được đến mức vô tâm, rốt lại đều bị những lẽ âm dương toán số kia trói buộc, sao có thể nói là không có số mạng? Nhưng chỉ những kẻ tầm thường mới có số mạng mà thôi. Bậc đại hiền thì số mạng không nhất định, mà với kẻ đại gian ác số mạng cũng không thể nhất định. Ông từ 20 năm nay bị những lẽ đoán định của người khác trói buộc, không tự thay đổi được mảy may nào, như thế chẳng phải là tầm thường lắm sao?” Tôi liền hỏi: “Vậy ra số mạng có thể tránh được sao?” Thiền sư đáp: “Số mạng là do chính mình tạo ra, phước đức do chính mình cầu mà được. Trong sách vở Nho gia có nhiều chỗ dạy rõ điều đó. Kinh Phật lại có nói: ‘Cầu công danh ắt được công danh, cầu sống lâu ắt được sống lâu, cầu con trai, con gái, ắt có con trai, con gái...' Nói dối là giới cấm quan trọng mà đức Phật Thích-ca đã chế định, lẽ nào chư Phật, Bồ Tát lại nói dối để lừa gạt người đời hay sao?” Tôi nghe vậy rồi liền hỏi tiếp: “Mạnh tử có nói rằng: ‘Cầu ắt sẽ được, ấy là cầu nơi chính mình.' Đạo đức, nhân nghĩa [là ở nơi chính mình] nên có thể gắng sức cầu được, còn như công danh phú quý [vốn không ở nơi chính mình] làm sao có thể cầu được?” Thiền sư Vân Cốc nói: “Lời Mạnh tử vốn không sai, chỉ do ông tự hiểu sai thôi. Ông không nghe đức Lục tổ có dạy rằng: ‘Hết thảy ruộng phước vốn chẳng xa lìa gang tấc, từ trong tâm này mà cầu thì mọi tâm niệm đều thông suốt.' [Mạnh tử nói] ‘Cầu nơi chính mình' đó không chỉ là riêng được đạo đức nhân nghĩa, mà cũng được cả công danh phú quý, trong ngoài đều được cả. Cầu như vậy hữu ích là vì cầu được. Nếu không quay về cứu xét nơi tự thân mình, chỉ biết hướng theo ngoại cảnh dong ruổi tìm cầu thì mong cầu là một việc mà được hay không lại còn phải tùy vào số mạng, như vậy có khi trong ngoài đều mất cả [vì cầu mà không được]. Cầu như vậy ắt là vô ích.” Thiền sư lại hỏi: “Họ Khổng đoán vận mạng suốt đời của ông như thế nào?” Tôi thật lòng đem hết mọi việc kể ra. Thiền sư liền nói: “Ông hãy tự xét mình xem có xứng đáng đỗ đạt đại khoa, có xứng đáng được sinh con nối dõi chăng?” Tôi suy nghĩ hồi lâu rồi đáp: “Thật không xứng đáng. Những người đỗ đạt đại khoa nói chung đều có tướng phước đức sâu dày. Con vốn phước mỏng, lại không thể tích lũy công đức thiện hạnh để làm nền tảng cho phước đức sâu dày. Con lại không nhẫn chịu được những sự phiền toái khổ nhọc, không thể bao dung chịu đựng người khác, đôi khi lại cậy vào tài trí của mình mà lấn áp người, tính tình bộc trực nghĩ sao làm vậy, thường xem nhẹ lời nói, hay luận bàn những chuyện vô bổ, hết thảy đều là những biểu hiện phước mỏng đức bạc, làm sao có thể đỗ đạt đại khoa? “Đất bùn dơ ẩm ướt thường nhiều vật sống, chỗ nước trong vắt thường không có cá, mà tánh con lại ưa thích sự trong sạch thanh khiết [thái quá]. Tánh khí ôn hòa có thể nuôi dưỡng vạn vật, mà tánh con lại thường nóng nảy sân hận. Luyến ái là cội nguồn của sự tiếp nối sinh sản, không quan tâm đến người khác là căn bản của sự không nuôi dưỡng, mà tánh con xem trọng danh tiết của riêng mình, thường không thể quên mình giúp người; con lại thường nói nhiều hao tổn khí lực, thích ngồi lặng suốt đêm dài không ngủ, không biết giữ gìn nguyên khí tinh thần. Hết thảy những điều ấy đều là nguyên nhân không thể có con. Ngoài ra còn có biết bao điều lỗi lầm xấu ác nữa, thật không thể nói hết!” Thiền sư Vân Cốc nói: “Nào chỉ riêng vấn đề khoa bảng [như ông vừa nói đó]! Người đời thụ hưởng tài sản ngàn vàng, ắt phải là người đáng hưởng ngàn vàng; kẻ nhận tài sản trăm lượng, ắt phải là kẻ đáng nhận trăm lượng. Người chịu chết đói, ắt phải là người đáng phải chết đói. [Nói là mệnh] trời, bất quá chỉ là do nơi nhân quả nghiệp báo riêng của mỗi người mà thành, vốn chưa từng có chút thêm bớt nào [gọi là ý trời trong đó cả]. “Đến như việc sinh con cái, như người có phước đức truyền được trăm đời, ắt sẽ sinh được con cháu truyền đủ trăm đời; người có phước đức truyền được mười đời, ắt sẽ sinh được con cháu truyền đủ mười đời; người có phước đức truyền được ba đời, hai đời, ắt sẽ sinh được con cháu truyền đủ ba đời, hai đời; cho đến người dứt hẳn không có con cháu, ấy là do phước đức hết sức mỏng manh vậy. Nay ông đã biết rõ những điều sai trái [của mình], những điều đã khiến ông không thể đỗ đạt đại khoa, không thể sinh con nối dõi, vậy ông phải hết lòng hối cải, tự thay đổi, nhất thiết phải lo tu nhân tích đức, nhất thiết phải bao dung rộng lượng với người, nhất thiết phải hòa nhã thương yêu kẻ khác, nhất thiết phải biết gìn giữ bảo dưỡng tinh thần. “Hết thảy những việc từng làm trước đây, xem như đã chết từ hôm qua. Hết thảy những việc từ nay về sau, xem như mới được sinh ra từ hôm nay. Đó chính là ý nghĩa của việc làm sống lại thân này. Thân thể bằng xương thịt này tất nhiên đã có nghiệp quả định sẵn, nhưng cái thân tinh thần nhân nghĩa đạo đức, lẽ nào lại không thể [tu dưỡng] để thay đổi được sao? “Sách Thượng thư, thiên Thái giáp có nói: ‘Tai họa do trời giáng xuống còn có thể tránh né, tai họa do chính mình tạo ra thì không còn đường sống.' Kinh Thi nói: “Lời nói việc làm thường hợp đạo trời, ấy là tự mình cầu được nhiều phước đức.” Khổng tiên sinh đoán rằng ông không đỗ đại khoa, không có con nối dõi, đó là ‘tai họa do trời giáng xuống', cho nên ‘còn có thể tránh né'. Nay ông nỗ lực làm thiện, rộng tích chứa âm đức, đó là tự mình tạo ra phước đức, lẽ nào lại có thể không được hưởng [những phước đức ấy] hay sao? “Kinh Dịch nói rằng: ‘Bậc quân tử hướng về điều lành, tránh đi điều dữ.' Nếu nói mệnh trời là không thể thay đổi, vậy điều lành làm sao có thể hướng về, điều dữ làm sao có thể tránh đi? Lại cũng trong Kinh Dịch, quẻ Khôn, ngay nơi phần ý nghĩa mở đầu đã nói rằng: ‘Nhà làm việc thiện ắt có niềm vui, nhà làm việc ác ắt gặp tai ương.' Nay ông đã có thể tin hiểu được chưa?” Tôi tin nhận lời Thiền sư, lễ bái xin học làm theo. Nhân đó liền đem hết thảy những điều lỗi lầm xấu ác đã qua, đối trước bàn thờ Phật mà nêu rõ, viết thành một bản sớ dài trình bày đầy đủ tất cả trong đó, cầu xin sám hối. Sau đó tôi phát tâm cầu thi cử đỗ đạt, nguyện làm đủ 3.000 điều thiện để báo đáp ân đức của tổ tiên, trời đất. Thiền sư lại lấy ra một bản sách “Công quá cách” đưa cho tôi xem, dạy tôi [học làm theo đó], ghi chép tất cả việc làm hằng ngày, nếu là điều thiện thì cộng thêm vào, nếu là điều xấu ác thì trừ bớt đi. Thiền sư lại dạy tôi trì tụng thần chú Chuẩn Đề, qua một thời gian ắt có sự linh nghiệm. Thiền sư bảo tôi rằng: “Những người vẽ bùa chú thường nói: ‘Vẽ bùa không đúng cách sẽ bị quỷ thần cười chê.' [Trong việc vẽ bùa] có một phép bí truyền, chẳng qua đó chỉ là không khởi lên vọng niệm. Khi cầm bút vẽ, việc trước tiên là phải buông bỏ hết thảy mọi ý niệm [duyên theo trần cảnh]. Từ chỗ trong tâm không chút động niệm như thế mới phóng bút điểm xuống, gọi là tạo dựng nền tảng không phân biệt. Từ một điểm làm nền tảng đó, cho đến khi vung bút vẽ xong lá bùa, nếu trong tâm tuyệt nhiên không khởi vọng niệm thì lá bùa ấy sẽ linh nghiệm. “Cho đến việc cầu đảo mệnh trời, điểm cốt yếu vẫn là phải từ nơi tâm niệm rỗng rang không động niệm như thế mà tạo ra sự cảm ứng thay đổi. Mạnh tử khi bàn về cái học Lập mệnh có nói: ‘Chết yểu với sống lâu vốn chẳng phải hai điều khác nhau.'[10] Phân tích đến chỗ sâu xa tinh tế thì dư thừa với thiếu thốn vốn cũng chẳng phải hai điều khác nhau, nhân đó mới có thể tạo ra số mạng giàu, nghèo; bế tắc với hanh thông vốn cũng chẳng phải hai điều khác nhau, nhân đó mới có thể tạo ra số mạng sang, hèn; chết yểu với sống lâu vốn cũng chẳng phải hai điều khác nhau, nhân đó mới có thể tạo ra số mạng sống, chết. “Người đời lấy chuyện sống chết là quan trọng, cho nên [Mạnh tử chỉ] nói “chết yểu, sống lâu”, nhưng kỳ thật hết thảy những chuyện vừa lòng hay nghịch ý [trong cuộc đời] cũng đều cùng một nguyên lý như vậy. “Cho đến câu ‘hãy tu sửa tự thân để chờ đón mọi việc', đó là nói việc làm thiện tích đức có thể chuyển đổi mệnh trời. Nói ‘tu sửa tự thân', đó là tự thân mình có điều gì lỗi lầm xấu ác đều phải đối trị, dứt trừ đi. Nói ‘chờ đón', [đó là sẵn sàng đợi việc xảy ra], nhưng nếu trong lòng có chút mong cầu điều tốt đẹp hay nôn nao chờ đợi đều phải dứt sạch đi. Đạt đến mức như thế, đó là tự tạo ra được cảnh giới nguyên sơ không động niệm, đó chính là cái học chân thật. “Ông tuy chưa thể đạt được tâm thức rỗng rang không vọng niệm [như thế], nhưng nếu có thể trì tụng thần chú Chuẩn Đề, không nghĩ nhớ, không tính đếm, không để gián đoạn, khi được thuần thục rồi thì trong chỗ trì tụng cũng là không trì tụng, dù không trì tụng cũng là đang trì tụng, cho đến lúc niệm niệm an nhiên không còn lay động ắt sẽ có sự linh nghiệm.” Tôi trước đây lấy hiệu là Học Hải, ngay trong ngày hôm đó liền đổi hiệu là Liễu Phàm. Đó là muốn nói việc học được thuyết “tự lập số mạng” này rồi nên không còn muốn rơi vào khuôn khổ của những kẻ thế tục tầm thường. Từ đó về sau, lúc nào tôi cũng chú tâm tự phòng hộ suốt ngày, so với trước đây thật hoàn toàn khác hẳn. Ngày trước tôi thường buông thả phóng túng, còn bây giờ luôn nơm nớp lo sợ [những việc xấu ác lầm lỗi], dù khi ở trong nhà kín phòng tối [không ai nhìn thấy, cũng không dám khởi lên những ý nghĩ xấu ác, chỉ] sợ đắc tội với trời đất, quỷ thần. Gặp những lúc bị người khác oán ghét, phỉ báng, tôi vẫn có thể điềm nhiên chấp nhận. Sang năm sau, bộ Lễ mở khoa thi Cử,[11] tiên sinh họ Khổng từng đoán trước khoa này tôi sẽ đỗ hạng ba, hóa ra tôi lại đỗ hạng nhất. Lời tiên đoán của Khổng tiên sinh không còn đúng nữa, nên [khoa thi Hương] vào mùa thu tôi lại đỗ tiếp Cử nhân. Tuy nhiên, tôi làm việc thiện khi ấy vẫn chưa được thuần thục, tự kiểm lại bản thân còn nhiều lầm lỗi. Đôi khi thấy việc thiện thì làm nhưng chưa thực sự quả quyết, mạnh mẽ, hoặc có khi làm việc cứu giúp người khác mà trong lòng mình thường tự nghi ngờ [kết quả], hoặc có khi hành vi thì gắng theo việc thiện nhưng lời nói lại có sai lầm, hoặc khi tỉnh táo thì cố sức giữ gìn theo đạo đức, nhưng lúc uống rượu vào rồi lại thường buông thả, phóng túng. Mỗi ngày tôi đều xét điều lầm lỗi trừ vào những việc thiện làm được, có hôm trừ hết sạch chẳng còn gì cả. Vậy nên từ năm Kỷ Tỵ phát nguyện làm việc thiện mà phải đến năm Kỷ Mão, trải qua hơn 10 năm, mới hoàn tất đủ số 3.000 điều thiện. Khi ấy, tôi phát tâm cầu sinh con, lại cũng nguyện làm đủ số 3.000 điều thiện. [Hai năm sau là năm] Tân Tỵ thì sinh được con trai [đặt tên là] Thiên Khải. Tôi làm được mỗi việc thiện đều ghi chép lại. Vợ tôi không biết chữ nên mỗi khi làm được một việc thiện thì dùng cán bút lông ngỗng chấm mực đỏ in lên tờ lịch của ngày hôm đó thành một chấm tròn, thường là những việc thiện như bố thí thức ăn cho người nghèo, hoặc mua vật sống phóng sinh... Những ngày làm nhiều, có khi được đến hơn mười chấm tròn như thế. Đến tháng 8 năm Quý Mùi thì đủ số 3.000 điều thiện. Ngày 13 tháng 9 năm đó, tôi lại phát tâm cầu thi đỗ tiến sĩ, nguyện làm 10.000 điều thiện. Sang năm Bính Tuất tôi thi đỗ tiến sĩ, được bổ nhiệm làm Tri huyện Bảo Để. Tôi chuẩn bị sẵn một quyển sổ trắng, đặt tên là sổ Trị tâm. Sáng sớm khi lên công đường, tôi dặn người nhà đem sổ ấy trao cho nha dịch để mang đặt trên bàn làm việc của tôi. Mỗi một việc làm trong ngày đều phân ra tốt xấu, ghi chép tỉ mỉ vào sổ ấy, mỗi đêm lại bày hương án trước sân, noi gương Triệu Duyệt Đạo ngày xưa cáo trình tất cả lên Thượng đế. Vợ tôi thấy những việc thiện ghi chép không được nhiều thì chau mày nói rằng: “Trước đây ông còn ở nhà, tôi có thể giúp sức cùng ông làm việc thiện, nên con số 3.000 điều thiện mới được hoàn tất. Nay ông phát nguyện làm đến 10.000 điều thiện mà trong nha môn lại chẳng có nhiều việc thiện để làm, vậy biết đến bao giờ mới có thể hoàn tất?” Đêm đó, tôi nằm mộng bỗng gặp một vị thần, liền đem việc khó làm đủ số điều thiện mà trình bày với thần. Vị thần nói: “Chỉ riêng một việc giảm thuế ruộng cho dân, xem như một vạn điều thiện đã đủ số rồi.” Nguyên là ruộng đất ở huyện Bảo Để [trước đây] phải nộp thuế mỗi mẫu 2 phân 3 ly 7 hào, [khi về nhậm chức] tôi có xem xét lại, giảm xuống còn 1 phân 4 ly 6 hào. Quả thật có việc đó, nhưng lòng tôi vẫn còn chút nghi hoặc, [không cho rằng việc ấy lại có hiệu quả lớn lao đến thế]. Vừa may khi ấy có Thiền sư Huyễn Dư từ núi Ngũ Đài đến, tôi liền đem giấc mộng ấy kể lại với ngài rồi thưa hỏi xem việc ấy có thể tin được chăng? Thiền sư nói: “Nếu tâm thiện chân thành chí thiết, dù làm một điều thiện cũng có thể bằng như vạn điều thiện. Huống chi ông giảm thuế cho cả một huyện, có cả vạn người dân được hưởng phúc ấy.” Tôi liền dùng tiền lương bổng của mình gửi nhờ Thiền sư về núi Ngũ Đài thay mình thiết lễ trai tăng cúng dường một vạn vị tăng để hồi hướng công đức. Tiên sinh họ Khổng đoán rằng năm tôi 53 tuổi sẽ gặp tai nạn [rồi mất]. Tôi cũng chưa từng cầu xin được sống lâu hơn, nhưng rồi năm ấy trôi qua mà chẳng xảy việc gì cả. [Khi viết chương sách này thì] tôi đã được 69 tuổi. Kinh Thư nói: “Lòng trời khó tin chắc, mạng số không nhất định.” Lại nói: “Chỉ riêng mạng số là không nhất định.” Những lời ấy đều không hư dối. Tôi từ những việc đã qua mà hiểu được rằng, mọi việc họa phúc đều do chính mình chuốc lấy. Đó chính là lời dạy của các bậc thánh hiền. Nếu cho rằng họa phúc đều do trời định sẵn, đó chỉ là lời [mê muội] của người thế tục [không biết tu tập] mà thôi. Còn như khi chưa biết được số mạng thì sao? Đang lúc thời vận được vinh hiển, hãy thường tưởng như đang suy sụp, sa sút; đang lúc thời vận thuận lợi, hãy thường tưởng như đang gặp điều trái nghịch, trở ngại; đang lúc được ấm no đầy đủ, hãy thường tưởng như đang nghèo túng, đói thiếu; đang lúc được người người yêu kính, hãy thường tưởng như đang phải sợ sệt, lo lắng; đang lúc được quyền cao chức trọng, hãy thường tưởng như đang ở vào vị trí thấp hèn; đang lúc có được học vấn cao xa, sâu rộng, hãy thường tưởng như mình là người thiển cận, thô lậu. Nghĩ xa thì thường lo việc nêu cao đức hạnh của tổ tiên, nghĩ gần thì thường không dám phơi bày lỗi lầm khiếm khuyết của cha mẹ. Trên phải thường nghĩ việc báo đền ơn tổ quốc, dưới phải luôn lo việc tạo phúc cho gia đình; đối với bên ngoài phải luôn nghĩ đến việc giúp người khi khẩn thiết, đối với tự thân phải luôn ngăn ngừa những ý niệm tà vạy của chính mình. Mỗi ngày đều [tự thẩm xét để] biết lỗi mình thì mỗi ngày đều có sửa lỗi; một ngày không tự biết lỗi mình thì ngày ấy vẫn an nhiên tự cho mình là đúng. Một ngày không có lỗi lầm nào được tu sửa thì ngày ấy không hề có sự tiến bộ. Người đời không ít kẻ thông minh tài trí, nhưng sở dĩ không vun bồi phước đức cho sâu dày, không phát triển nghiệp lành cho rộng khắp, ấy chỉ vì sự quen theo nếp cũ, do dự rụt rè, không đủ quyết tâm để nỗ lực thay đổi, tự lập số mạng, nên cứ thế mà mê đắm trôi qua hết một đời. Thuyết “tự lập số mạng” mà Thiền sư Vân Cốc đã truyền dạy quả thật hết sức sâu xa tinh túy, quả thật là một nguyên lý hết sức chân thật chính đáng. Ai có thể đọc kỹ những lời dạy này rồi gắng sức làm theo ắt sẽ không bỏ phí một đời trôi qua vô ích. Nguồn : Sưu Tầm

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

NGOẠI ỨNG TRONG MÔN BỐC DỊCH

Ngày xưa có 1 người đi xa , gặp đc 1 đại sư bát quái xin nhờ đoán vận . đại sư bát quái để cho anh ta tùy ý viết 1 chữ . anh ta viết chữ THỬ . đại sư căn cứ vào đó lập quẻ bằng cách chia số nét chữ làm 2 phần , đc thượng quái khảm hạ quái cấn đó là ký tế của quẻ kiển , đại sư bát quái vừa lập xong quẻ bỗng thấy ngoại ứng bèn vứt quẻ mà nói với người xin đoán rằng - cuộc đời anh đại phú đại quý của cải ăn dùng không hết - sau khi nghe đại sư nói xong anh ta rất vui mừng cảm ơn rồi đi thẳng . bên cạnh có 1 người lái buôn nhìn thấy anh kia viết chữ THỬ đc mệnh đại phú đại quý , anh ta cũng nhờ xin đoán , khi đại sưu bát quái đang tính quẻ để đoán cho anh ta, thì thấy có dấu hiệu ngoại ứng , bèn nói với anh ta rằng - nếu anh tham của thì chết mà không thể sống , còn không tham thì thoát nạn . - người lái buôn nghe xong vô cùng tức tối , chỉ thẳng tay vào mặt đại sư mắng rằng : ngươi nói láo , vừa rồi có người viết chữ THỬ thì ngươi đoán nó đại phú đại quý , còn tôi viết chữ THỬ thì toàn xấu không tốt . tiếp đó mắng chửi lầm bầm không trả tiền đoán mà gánh hàng bước đi trong cơn tức giận. một hồi sau người lái buôn tay không kinh hoàng chạy từ đâu tới chân đại sư quỳ xin cứu mệnh . ông ta nói : sau khi đoán quẻ tôi đi vào rừng 1 lát , thì bỗng có chục tên cướp từ gốc cây nhảy ra tay cầm dao rùi xông đến . may nhờ đại sư đã bảo tôi đừng tham của , do đó tôi vứt vội gánh hàng thoát đc thân giữ đc mạng sống . những người bên cạnh đó thấy rõ 2 người viết cùng 1 chữ THỬ như nhau, thế mà người trước tốt người sau thì xấu ,ứng nghiệm như thần , nhưng ko biết vì sao lại thế . bền hỏi đại sư về nguyên lý của quẻ ra sao? Trước viết chữ THỬ thì có 1 người gánh gạo đi đến , 1 chuột làm sao có thể ăn hết , cho nên đoán cuộc đời anh ta đại phú đại quý ăn chơi không hết của . còn người kia khi viết chữ THỬ thì bỗng có người gánh 1 gánh mèo , chuột là mồi của mèo , 1 con chuột mà bấy nhiêu còn mèo thì làm sao mà thoát chết . chuột lại là loài tham của , nên tôi mới dặn anh ta đừng tham thì mới thoát chết . Mọi người đều tâm phục khẩu phục!

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

THÚC ĐẨY VỊ TRÍ ĐÀO HOA TRONG PHONG THỦY

Thúc Đẩy Vị Trí Đào Hoa Tăng Cường Tình Duyên Huyệt vị đào hoa , theo quan niệm của Khoa Phong Thủy Trung Hoa gồm có ba hệ thống tính toán . Hệ thống đầu tiên là Lý Khí lại được chia làm hai . Phái Bát Trạch thì lấy cung Diên Niên của phi cung mỗi người làm căn cứ để thúc đẩy Đào Hoa hoặc căn cứ theo cửa để tính . Tức là Tý , Ngọ , Mão , Dậu tức là bốn vị trí của Đào Hoa , tức là chính Bắc, Nam, Đông ,Tây . Tất cả những nhà cửa lớn hướng Dần , Ngọ , Tuất , Đào Hoa nằm ở chính Đông . Cửa lớn hướng Thân , Tý , Thìn , Đào hoa tại hướng Tây . Cửa lớn hướng Hợi ,Mão ,Mùi Đào Hoa nằm chính Bắc . Phái Cửu Tinh huyền không thì lấy sao Nhất Bạch thủy tinh làm Đào Hoa tinh , căn cứ cung vị nó đóng ở mỗi nhà , hoặc bay đến hàng năm để kê đặt cho đúng . Tuy nhiên phái này cũng coi Sao Nhất Bạch này là tán tài , giống như chúng ta ngày nay thường hay nói với nhau rằng : “Yêu là tốn trong nhà một ít !” . Hệ thống tính dựa trên Sinh Tiêu ( Tuổi con gì ) thì đặc biệt coi trọng tính khác biệt của mỗi người , dù cùng chung một nhà nhưng tôi có Đào Hoa của tôi , anh có Đào Hoa của anh , “Hồn ai nấy giữ !” . Cách tính như sau : Năm sinh thuộc Thân Tý Thìn Đào Hoa Tại Tây Phương . Năm sinh thuộc Dần Ngọ Tuất Đào Hoa tại Đông Phương . Năm sinh thuộc Tỵ Dậu Sửu Đào Hoa tại Nam Phương . Năm sinh tại Hợi Mão Mùi Đào Hoa tại Bắc phương . Căn cứ vào tuổi của mỗi người , có thể bù đắp làm tốt thêm cho Đào Hoa vị , Đào Hoa chỉ thích hợp dùng cho người có cùng tuổi phù hợp càng quý hơn ( Nghĩa là đối tượng cùng vị trí Đào Hoa thì việc thành công càng dễ hơn ) . Hệ thống cuối cùng thì đơn giản hơn nhiều . Bạn chỉ cần đứng trong nhà nhìn ra cửa bên tay trái của bạn sẽ là Thanh Long ứng với nam tính , bên tay phải là Bạch Hổ ứng với nữ tính . Nếu bạn là Nam thì dùng Bạch Hổ , Nữ thì dùng Thanh Long . Chia mỗi bên làm ba khoảng cách bằng nhau nếu bạn là con trai thứ 1, 4 , 7 thì dùng phần đầu bên Bạch Hổ , 2 , 5, 8 thì dùng vị trí thứ hai 3, 6, 9 thì dùng vị trí thứ ba . Nữ cũng thế mà suy ra cho bên Thanh Long . Xin lưu ý là tính thứ tự của mình thì tính anh em nam riêng , chị em nữ riêng . Vậy trong ba cách tính Đào Hoa này thì nên chọn cái nào !? Theo tôi trước hết các bạn nên sử dụng theo cách tính của Bát Trạch và Cửu Tinh trước rồi sau đến sử dụng hướng của Sinh Tiêu , hướng cửa . Nếu các vị trí đó đều không thuận tiện để kê đặt thì sử dụng tới Thanh Long , Bạch Hổ . Để sử dụng phép thúc đẩy Đào Hoa này các bạn có thể sử dụng các Bảo Khí dùng trong Phong Thủy hoặc sử dụng ngay các vật có sẵn trong nhà như giường ngủ , bình hoa , bề cá để kê đặt tăng cường cho Đào Hoa vận . 1. Giường Ngủ : Đây là phương pháp đơn giản mà không dễ , bạn chỉ cần căn cứ theo các phép tính toán như trên rồi kê giường nằm quay đầu và đặt trong cung vị đó là được . Tuy nhiên cần lưu ý tránh đừng để phạm vào các tiêu chuẩn khác của Khoa Phong Thủy . Song nếu bạn là người yêu mãnh liệt thì không ngại ! Tất cả cho tình yêu ! 2. Bình Hoa : Tại các vị trí Đào Hoa đặt một bình nước trong , cắm hoa tươi . Đây là một biện pháp giản tiện , mà hiệu quả . Tuy nhiên có mấy điều các bạn cần lưu ý như sau : - Bình Hoa nhất định phải có nước sạch và hoa tươi ! Nếu chỉ có bình không bạn sẽ phải đối đầu với sự bất hạnh trong tình cảm , như yêu đơn phương , hoặc yêu mà không lấy được . - Rất cần sử dụng hoa tươi , các loại hoa nhựa , hoa pha lê , hoa khô đều không có kết quả gì . Số cành tốt nhất là 4 vì tượng cho 4 vị trí Đào Hoa làm tăng thêm cơ hội cho bạn . - Hoa tươi khi khô héo nhất định bạn phải thay hoa khác , nếu không nó tượng trưng cho tình yêu của bạn nửa đường đứt gánh , hoặc miễn cưỡng trong hôn nhân . Màu sắc của bình hoa cũng nên phối hợp tốt với phương vị sẽ đặt . Như Đông , Đông Nam sử dụng màu xanh . Nam sử dụng màu đỏ , hồng . Bắc dùng màu lam , màu đen . Tây và Tây Bắc dùng màu kim , trắng . Tây Nam , Đông Bắc dùng màu vàng , màu cam . Nếu sử dụng theo cách tính Thanh Long , Bạch Hổ thì Thanh Long dùng màu xanh , Bạch Hổ dùng màu trắng . Bình Hoa có thể sử dụng các chất liệu thuộc hành thổ như Gốm , Sứ , Pha Lê …v…v… bởi hoa vốn sinh trưởng trong đất ! Dùng hoa tốt nhất là dùng các màu sắc diễm lệ như đỏ thắm , phấn hồng , vàng , tím , các màu đen trắng rất kỵ . Còn một vật dụng cũng rất quen thuộc nữ cũng dùng thúc đẩy lương duyên mà khoa phong thủy hay dùng đó là bể cá cảnh . Đương nhiên trong bể nhất định phải thả cá thật . Ngày nay do một số người ngại chăm sóc nên dùng bể cá điện tử , trường hợp này cũng tương tự như dùng hoa giả vậy . Mầu sắc của cá cũng khá quan trọng , nói chung là nên sử dụng các loại cá có màu sắc rạng rỡ , tươi tắn , cũng có thể dùng loại cá nhiều màu tha thướt . Tốt nhất là các loại có ánh kim . Xin các bạn lưu ý là không nên nuôi các loại cá thuộc dòng cá chép , bởi cá chép ( Lý Ngư ) chủ về thúc đẩy tài vận , sự nghiệp còn đối với Đào Hoa vận lại vô hiệu . Cá rồng thì càng không nên vì cá rồng sát khí quá mạnh , chủ về trấn sát , trừ tà . Xin gợi ý với các bạn một chút về mầu sắc : Đối với những người thuộc phi cung Khảm ,Chấn , Tốn các bạn có thể dùng các có sắc xanh , lam , đỏ . Đối với người có phi cung Ly các bạn có thể dùng màu đỏ , xanh , vàng . Đối với người có phi cung Càn , Đoài nên dùng trắng , bạch kim , vàng . Phi cung Cấn , Khôn nên dùng đỏ , vàng , kim . Có một điều mà sẽ ít người để ý đó là số lượng cá ; thật ra có nhiều thuyết đưa ra để tính số cá cần thiết ; tuy nhiên có hai điều cần chú ý : Tuyệt đối không thả một con ; nên có cặp đôi trống mái . Vì theo quy luật thiên nhiên thì nam nữ kết hợp mới sản sinh vạn vật . Trên đây là một số cách thúc đẩy tình yêu theo quan niệm triết lý của Khoa Phong Thủy Á Đông . Mùa xuân về chính là mùa của vạn vật sinh sôi kết thành đôi lứa , chuẩn bị cho một mùa sinh sản mới . Tất cả bừng tỉnh sau một mùa đông dài lạnh giá . Còn các bạn hãy lạc quan cho tình yêu của mình và thử áp dụng thêm các cách trang trí này xem . Hiệu quả đến đâu tự các bạn sẽ chiêm nghiệm , nhưng có một điều quan trọng là các bạn còn yêu và muốn được yêu . Có một điều nói khẽ là các biện pháp này chỉ dùng cho các bạn chưa có gia đình . Đối với người đã có gia đình thì không có lợi , lại còn hại , vì bạn sẽ vô tình đẩy bạn đời của mình vào tay người khác , hoặc tự chuốc cho mình những rắc rối về tình cảm . Xin hãy cẩn thận ! Tuy nhiên nếu để bảo vệ hạnh phúc của gia đình mình thì bạn cũng nên nắm rõ vị trí Đào Hoa của mọi người trong gia đình mình để hóa giải , bảo vệ hạnh phúc gia đình .

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

Lập quẻ và dự đoán quẻ dịch. (Tiếp theo)

Chu dịch dự đoán: NGHI LỄ GIEO QUẺ THEO BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG Lấy ba đồng tiền đồng, xông lên trên lư hương, kính cẩn vái rằng: Dịch âm Hán văn: Thiên hà ngôn tai, Khấu chi tức ứng, Thần chi cách hề, Cảm nhi toại thông. Kim hữu...(mỗ tánh) Hữu sự quan tâm, Bất tri hưu cửu, Võng thích khuyết nghi, Duy thần duy linh, Nhược khả nhược phủ, Vọng thùy chiêm báo Lời Việt: Trời bảo thế nào, Xin ứng như vậy Thần có linh thiêng, Cảm thì liên thông Nay có .......(Họ tên) Có việc quan tâm, Không rõ dở hay, Để giải ngờ vực, Duy thần linh thiêng, Nên hay không nên, Dám xin báo rõ. Khấn xong, gieo tiền: một đồng sấp là đơn, ghi dấu (------), hai đồng sấp là sách ghi (-- --), ba đồng sấp là trùng, ghi dấu ( 0 ), ba đồng ngửa 3 là giao, ghi dấu ( x ). Từ dưới trang lên, ba lần gieo, thành nội quái. Rồi lại khấn rằng: Dịch âm Hán văn: Mỗ cung tam tượng, Cát hung vi phán, Tái cầu ngoại quái tam tượng, Dĩ thành nhất quái, Dĩ quyết ưu nghi. Lời Việt: Ba tượng cung này, Cát hung chưa phân, Lại cầu ngoại quái tam tượng, Cho thành một quẻ, Để quyết ngờ lo. Khấn xong, lại gieo quẻ thêm ba lần nữa, được ba hào trên hợp thành một quẻ để đoán cát hung. Dự Đoán Nhà Đất Dự đoán Nhà đất hung dữ, cát lộc ra sao ngoài bằng tượng quẻ thể dụng thì còn có thể dự đoán chính xác bằng hào 1- DỰ ĐOÁN NHÀ ĐẤT 1.1 .Dự đoán nhà đất theo tượng quẻ: Sinh khắc Dụng Thể Trong dự đoán về nhà đất theo tượng quẻ ta lấy quẻ Thể là chủ nhà, còn quẻ Dụng là nhà. Ý nghĩa sinh khắc Thể Dụng như sau: - Quẻ Dụng sinh quẻ Thể: Người sống trong nhà sẽ thuận lợi, được của, kinh tế dần phát triển. - Quẻ Dụng khắc quẻ Thể thì nhà không dễ ở, nhiều hiểm nguy. - Quẻ Thể khắc quẻ Dụng: Nhà ở được tốt lành, may mắn. - Quẻ Thể sinh quẻ Dụng: Người trong nhà bị hao tốn tiền tài sinh lực hoặc bị cướp. - Quẻ Thể Dụng tỷ hòa: Nhà ở yên ổn bình an vô sự. Thân mến!

Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2021

CÁCH LẬP QUẺ VÀ ĐOÁN QUẺ CHU DỊCH

Cách lập quẻ và đoán quẻ "Quẻ vạch đã lập, liền có lành dữ vì là Âm Dương đi lại giao thác ở trong. Thời của nó thì có tiêu đi, lớn lên khác nhau: cái lớn lên là chủ, cái tiêu đi là khách; việc của nó hoặc có nên chăng khác nhau, cái nên là thiện, cái chăng là ác. Theo chỗ chủ khách thiện ác mà phân biệt thì sự lành, dữ sẽ rõ. Vì vậy nói rằng: Tám Quẻ định sự lành dữ. Sự lành dữ đã quyết định không sai, thì dùng nó để dựng các việc, nghiệp lớn sẽ từ đó sinh ra. Đó là thánh nhân làm ra Kinh Dịch, dạy dân xem bói, để mở cái ngu của thiên hạ, để định cái chí của thiên hạ, để làm nên các việc của thiên hạ, là thế. Có điều từ Phục Hy về trước chỉ có sáu vạch, chưa có văn tự truyền được; rồi đến Văn vương Chu công mới đèo thêm lời, cho nên nói rằng: “Thánh nhân đặt quái xem Tượng, đèo Lời vào để tỏ lành dữ”. Khi Quẻ chưa vạch, nhân xem pháp tượng tự nhiên của trời đất mà vạch ra; đến lúc Quẻ đã vạch rồi, thì quẻ nào riêng có Tượng của quẻ ấy. Tượng nghĩa là có chỗ giống giống, cho nên thánh nhân mới theo tượng đó mà đặt ra tên. Văn vương coi hình tượng của quái thể mà làm Thoán từ. Chu công coi sự biến đổi của quái hào, mà làm Hào từ, cái Tượng của sự lành dữ lại càng rõ rệt." (Ngô Tất Tố) Như đã biết ở trên, Thoán từ và Hào từ quá đơn giản, ít ai hiểu, nên người đời sau phải chú thích thêm, tổng hợp thành bản Thập dực. . Thập dực còn được gọi là Thập truyện (truyện là giải thích). Đại truyện giải thích Thoán từ, Tiểu truyện giải thích Hào từ. Sau khi lập được quẻ, ta đối chiếu với Kinh Dịch để tìm ra quẻ tương ứng. Căn cứ vào lời lẽ của quẻ trong Kinh (Thoán từ, Hào từ và Thập truyện) ta có thể xác định được cát hung họa phúc, đồng thời tìm ra biện pháp đối ứng. Một số thuật ngữ cần biết: Tứ Đức: Đọc các quẻ, chúng ta sẽ gặp những chữ này: nguyên, hanh, lợi, trinh, mà Chu Dịch gọi là tứ đức, có thể hiểu là bốn đặc tính của các quẻ. Ý nghĩa thông thường của tứ đức đó như sau: - Nguyên là đầu tiên, lớn, trùm mọi điều thiện. - Hanh là hanh thông, thuận tiện, tập hợp các điều hay. - Lợi là nên, thỏa thích, hòa hợp các điều phải. - Trinh là chính, bền chặt, gốc của mọi việc. Và vài chữ khác: Cát (một quẻ cát) nghĩa là tốt lành. Hung ngược lại với cát, xấu nhất. Hối là lỗi, ăn ăn. Lận là lỗi nhỏ, tiếc. Vô cữu là không có lỗi hoặc lỗi không về ai cả. 1/ Quẻ tĩnh Khi đọc giải quẻ, nếu trong 6 hào không có hiện tượng hào biến: -- xem tên quẻ, tượng quẻ, thoán từ, thoán truyện để đoán định. -- Không xem hào từ. 2/ Quẻ có hào động (hào biến) Khi trong quẻ có hào động phải căn cứ theo các nguyên tắc sau: -- xem tên quẻ, tượng quẻ, thoán từ và thoán truyện của quẻ chủ (quẻ gốc) -- xem hào từ của hào động quẻ chủ -- xem thoán truyện của quẻ biến Hào động rất quan trọng vì nó chỉ ra cát hung, được thua, còn mất... và chỉ ra nguyên nhân cùng cách ứng biến. Phải lấy hào từ của nó làm chủ (làm chính) dù nghĩa có ngược với thoán từ, thoán truyện! Cách chọn hào chủ (hào từ) của các hào động: -- Khi có 1 hào động: xem hào từ của hào động đó. -- Khi có 2 hào động: Dựa vào hào từ của 2 hào biến trong quẻ biến để đoán định, đồng thời dựa vào hào biến phía trên để làm chủ (hào chủ) nếu 2 hào khác nhau, hào biến phía dưới làm chủ nếu 2 hào giống nhau. -- Khi có 3 hào động: Nếu hào biến không bao gồm hào sơ thì lấy quẻ gốc làm chính, nếu hào biến gồm cả hào sơ thì lấy quẻ biến làm chính và xem hào biến ở giữa là chủ. -- Khi có 4 hào động: Dựa vào hai hào tĩnh (không biến) để đoán định, đồng thời dựa vào hào tĩnh phía dưới làm chủ nếu 2 hào giống nhau, hào tĩnh phía trên để làm chủ nếu 2 hào khác nhau -- Khi có 5 hào động: Dựa vào hào tĩnh (không biến) của quẻ biến để đoán định. -- Khi cả 6 hào đều động: Quẻ Càn thì dùng hào từ "dụng cửu", quẻ Khôn thì dùng hào từ "dụng lục" để đoán định. Các quẻ còn lại thì dựa vào quái từ và thoán từ, tượng từ, thoán truyện của quẻ biến để đoán định. Trong sách bói, lý số, ngoài việc tìm biến quái người ta còn dùng Quẻ hỗ (Hỗ quái): Cách lập thành hỗ quái : - Trừ hào trên cùng, lấy từ hào 5 xuống ( 5,4,3), để lập ngoại quái - Trừ hào dưới cùng, lấy từ hào 2 trở lên (2,3,4) để lập nội quái Thí dụ: Quẻ Sơn Hỏa Bí trên (quẻ chủ), hào 5 (âm) là hào động, đổi âm thành dương thành quẻ biến là Phong Hỏa Gia Nhân và có quẻ hỗ là Lôi Thủy Giải ䷕ ䷧ ䷤ quẻ chủ quẻ hỗ quẻ biến Sơn Hỏa Bí Lôi Thủy Giải Phong Hỏa Gia Nhân Nhiệm vụ các quẻ: -- Quẻ chủ (quẻ gốc) là chủ của sự việc, cũng là giai đoạn đầu -- Quẻ hỗ là sự hỗ trợ để tìm diễn biến của sự việc, cũng là giai đoạn trung gian. -- Quẻ biến là chung cuộc, là kết quả. Phải lấy quẻ chủ làm trung tâm, không được phân tán, xa rời. Khi không cần thiết thì không cần xem quẻ hỗ và quẻ biến. *** Để hiểu thêm về phương pháp đoán quẻ, chúng tôi trích một số mẩu chuyện sau đây để các bạn tham khảo. 1- C. G. Jung bói về việc viết Lời Giới thiệu Kinh Dịch cho bản dịch tiếng Anh Gieo 3 đồng tiền, ông được quẻ Khảm ䷜ với hào 3 động, do đó biến thành quẻ Tỉnh ䷯ . ䷜ ䷯ quẻ Khảm ---> quẻ Tỉnh Thoán từ quẻ Khảm bảo: Hai lớp Khảm( tức hai lần hiểm) nhưng có đức tin, chỉ trong lòng là hanh thông, cứ tiến đi (hành động) thì được trọng và có công. Thoán từ quẻ Tỉnh bảo: Giếng đổi ấp chứ không đổi giếng, nước giếng không kiệt mà cũng không thêm, người qua người lại để múc nước giếng. Gần đến nơi (đến giếng) chưa kịp thòng cái gàu xuống mà bể cái bình đựng nước thì xấu. Cứ theo Thoán từ 2 quẻ đó thì ông nên có đức tin, cứ tiến đi sẽ giúp ích được cho mọi người, như nước giếng. Còn lời khuyên thận trọng đừng để bể cái bình đựng nước thì có vẻ không liên quan gì đến điều ông hỏi cả, có thể bỏ. Hào từ của hào 3 quẻ Khảm nói hào nầy âm nhu, bất trung, bất chính, ở trên quẻ nội Khảm, tiến lên thì gặp ngoại Khảm, toàn là hiểm cả, cho nên xấu. Tuy nhiên đó chỉ là mới khởi đầu, chưa biến. Khi biến thành hào 3 quẻ Tỉnh thì hóa tốt, vì Hào từ bảo: Hào này là người có tài, ví như cái giếng nước trong mà không ai múc. Nếu được dùng thì sẽ giúp cho mọi người được nhờ. Vậy là công việc làm sẽ có ích. Cái ý hiểm trong hào 3 quẻ Khảm (quẻ chủ) không liên quan gì đến việc viết Giới thiệu , có thể bỏ. Nhưng Jung cơ hồ không theo sát ý nghĩa hào 3 khi chưa biến và khi đã biến, chỉ dùng cái ý hào 3 quẻ Tỉnh rồi kết hợp với ý hào 1 cũng quẻ đó là cái giếng cũ, bùn lầy, không ai dùng nữa và đóan rằng nên viết lời Giới thiệu, vì Kinh Dịch “như một cái giếng cổ, bùn lầy lấp cả rồi, nhưng có thể sửa sang mà dùng lại được”. đòan như vậy không thật đúng phép (vì hào 1 quẻ Tỉnh, không phải là hào chủ, đáng lẽ không được dùng để đóan) nhưng có thể tạm chấp nhận được vì vẫn là dùng lời trong quẻ Tỉnh, không lạc đề hẳn. 2. Tấn Thành Công trở về nước : Sách Quốc ngữ kể : Tấn Thành Công lưu vong ở Chu. Khi Thành Công trở về Tấn, một người nước Tấn bói xem lành dữ ra sao ? Bói được của Càn (quẻ chủ) ䷀ với hào 1,2,3 động, do đó biến thành quẻ Bĩ ䷋ Xem xong kết luận là việc Thành Công về Tấn bất thành. Quả nhiên là thế. Lập luận như sau : Càn là trời, là quân (vua), phối với trời là tốt. Nhưng quẻ dưới của Càn biến thành Khôn (là đất,là thần), tức là quân biến thành thần, nên không có kết quả. Quẻ lại có 3 lần biến, nên vua phải 3 lần ra khỏi nước. Lại thêm, Thoán từ: bĩ chi phỉ nhân, bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai., nên kết luận là không tốt, bất thành. 3.Trùng Nhĩ về nước : Sách Quốc ngữ viết : Trùng Nhĩ (sau này là Tấn Văn Công) muốn về nước làm vua, bói được quẻ Dự: ䷏ với hào 1, 4, 5 động do đó biến thành quẻ Truân ䷂ Đưa cho thầy bói là Tư Không xem. Thầy bói cho rằng : Quẻ Truân dưới là Chấn (xe), trên là Khảm (nước, đường bị nứt); tức xe không đi được (Như đã nói , xét Quẻ từ dưới lên trên), là bế tắc không thông, việc không thành. Tư Không dựa vào Thoán từ của quẻ Truân là: nguyên, hanh, lợi, trinh, vật dụng, lợi du vãng, lợi kiến hầu. Thoán từ quẻ Dự lại viết : Lợi kiến hầu hành sư. Rồi kết luận lợi kiến hầu là được việc nước, Trùng Nhĩ nên về nước. Trùng Nhĩ về nước, quả nhiên được làm vua nước Tấn. *** Trước khi kết thúc, xin các bạn nhớ lại, sau khi lập được quẻ, ta đối chiếu với Kinh Dịch để tìm ra quẻ tương ứng. Căn cứ vào lời lẽ của quẻ trong Kinh (Thoán từ, Hào từ và Thập truyện) ta có thể xác định được cát hung họa phúc, đồng thời tìm ra biện pháp đối ứng. Nhớ là phải giải đoán từ dưới lên trên, từ Nội Quái lên Ngoại quái! Thân mến!

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2021

ĐỘNG THỔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

ĐỘNG THỔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý * Phương vị Động Thổ và Trình tự Động thổ như thế nào? Xưa kia các Cụ ta, khi ĐỘNG THỔ- khởi công xây dựng (hoặc sửa) nhà ngoài việc phải lựa chọn năm- tháng- ngày- giờ tốt, mà còn phải rất lưu ý đến PHƯƠNG VỊ (HƯỚNG) và TrìnhTự ĐỘNG THỔ khởi công xây dựng nhà cửa, như vậy mới đảm bảo 2 điều kiện CẦN và ĐỦ, đây là 2 điều kiện bắt buộc luôn luôn song hành bên nhau... Nếu làm sai PHƯƠNG VỊ (HƯỚNG) và TrìnhTự ĐỘNG THỔ, sẽ phạm phải Sát Khí tạo nên hung sát, tai họa...là điều tối kỵ khi làm nhà.... ĐỘNG THỔ LÀ GÌ ? ĐỘNG THỔ-khởi công xây dựng (hoặc sửa ) nhà là cải biến nguyên tố trong thổ nhưỡng, từ đó cũng cải biến từ trường, cải biến địa khí....của phương vị định ra, mà loại từ trường ấy lại kỵ với chủ nhà (trạch chủ), thì tai họa vô hình dung tự hình thành. Do đó khi ĐỘNG THỔ- khởi công xây dựng(hoặc sửa ) nhà người ta cần phải xem kỹ về: Phương vị nào nên ĐỘNG THỔ trước, phương vị nào ĐỘNG THỔ sau, để không phạm vào Hướng Xung với Thổ Khí, hướng Tử Khí, Thái tuế, tuế phá, ngũ hoàng sát, tam sát phương, hướng sát, tọa sát hoặc xung khắc hướng nhà, xung khắc mệnh trạch chủ nhà….mà còn nhằm khơi dậy Sinh khí để Thổ nhưỡng được Vượng khí, Vượng địa làm cho Vượng trạch !.... Chính vì ĐỘNG THỔ- khởi công xây dựng (hoặc sửa ) nhà không đúng cách, mà biết bao Gia chủ khi làm nhà, sửa nhà.... mà gặp phải tai họa: Nhẹ thì ốm đau, bệnh tật, tai nạn, nặng thậm chí dẫn đến chết người... mà không lý giải được.... Tuy nhiên ở Việt nam ta, từ xa xưa đã được các Cụ ta, khi ĐỘNG THỔ- khởi công xây dựng (hoặc sửa ) nhà rất lưu tâm Hướng "SINH KHÍ" và phòng tránh: "HƯỚNG XUNG VỚI THỔ KHÍ" và " HƯỚNG TỬ KHÍ" , cụ thể: * Tháng Giêng "SINH KHÍ" tại phương TÝ-QUÝ "THỔ KHÍ" XUNG tại phương ĐINH- MÙI; "TỬ KHÍ" tại phương NGỌ- ĐINH.; * Tháng 2: "SINH KHÍ" tại phương SỬU- CẤN "THỔ KHÍ" XUNG tại phương KHÔN; "TỬ KHÍ" tại phương MÙI- KHÔN; * Tháng 3:"SINH KHÍ" tại phương DẦN-GIÁP. "THỔ KHÍ" XUNG tại phương NHÂM- HỢI; "TỬ KHÍ" tại phương THÂN- CANH; * Tháng 4: "SINH KHÍ" tại phương MÃO- ẤT. "THỔ KHÍ" XUNG tại phương TÂN- TUẤT; "TỬ KHÍ" tại phương DẬU- TÂN; * Tháng 5: "SINH KHÍ" tại phương THÌN-TỐN. "THỔ KHÍ" XUNG tại phương CÀN; "TỬ KHÍ" tại phương TUẤT- CÀN; * Tháng 6: "SINH KHÍ" tại phương TỴ-BÍNH "THỔ KHÍ" XUNG tại phương DẦN- GIÁP; "TỬ KHÍ" tại phương HỢI- NHÂM; * Tháng 7:"SINH KHÍ" tại phương NGỌ-ĐINH "THỔ KHÍ" XUNG tại phương QUÝ- SỬU; "TỬ KHÍ" tại phương TÝ- QUÝ; * Tháng 8: "SINH KHÍ" tại phương MÙI- KHÔN. "THỔ KHÍ" XUNG tại phương CẤN; "TỬ KHÍ" tại phương SỬU-CẤN; * Tháng 9:"SINH KHÍ" tại phương THÂN- CANH "THỔ KHÍ" XUNG tại phương BÍNH-TỴ; "TỬ KHÍ" tại phương DẦN- GIÁP; * Tháng 10: "THỔ KHÍ" XUNG tại phương THÌN- ẤT; "TỬ KHÍ" tại phương MÃO- ẤT; "SINH KHÍ" tại phương DẬU- TÂN. * Tháng 11: "SINH KHÍ" tại phương TUẤT- CÀN. "THỔ KHÍ" XUNG tại phương TỐN; "TỬ KHÍ" tại phương THÌN -TỐN; * Tháng 12: "SINH KHÍ" tại phương HỢI-NHÂM "THỔ KHÍ" XUNG tại phương THÂN- CANH; "TỬ KHÍ" tại phương TỴ- BÍNH; Để "TÍCH TỤ PHÚC KHÍ" cho Con Cháu không gì hơn ĐỘNG THỔ khởi công xây dựng nhà cửa tại phương "SINH KHÍ"! Qủa là các Cụ ta xưa kia rất tinh tường, thông hiểu về “KHÍ” như thông hiểu lòng bàn tay vậy. Nếu ĐỘNG THỔ khởi công xây dựng nhà cửa mà phạm phải phương “TỬ KHÍ” hoặc phạm phải hướng Xung với “THỔ KHÍ” thì sẽ mang lại tai ương, tai họa bất ngờ cho Gia chủ, gia cảnh sa sút, lục đục, tài sản tiêu tán, quan họa, bệnh tật, tai nạn, kiện tụng... ập đến. Cho nên các Cụ ta xưa kia rất chú trọng đến. Ngoài ra: * NHÀ (hoặc ĐẤT) có ÂM KHÍ nặng nên bắt đầu ĐỘNG THỔ khởi công xây dựng nhà cửa từ phương (hướng) TỴ. - NHÀ (hoặc ĐẤT) có ÂM KHÍ nặng nên xây ở bên trong. * NHÀ (hoặc ĐẤT) có DƯƠNG KHÍ nặng nên bắt đầu ĐỘNG THỔ khởi công xây dựng nhà cửa từ phương (hướng) HỢI. - NHÀ (hoặc ĐẤT) có DƯƠNG KHÍ nặng nên xây ở bên ngoài. Khiến cho hai Khí ÂM DƯƠNG tương thông, cân bằng...nhằm mang lại Sinh- Vượng khí, tích tụ Phúc Khí, an khang thịnh vượng ! Khi tiến hành Động thổ... còn phải hết sức lưu ý không được phạm phải : "THÁI TUẾ, TAM SÁT, NGŨ HOÀNG, MẬU KỶ ĐÔ THIÊN SÁT" ... Ngoài ra, ở các trường phái Phong thủy có rất nhiều loại Sát khí khác không thể kể hết được...tùy theo khi xem xét Phong thủy theo trường phái nào, thì nên lưu ý phòng tránh các Sát khí theo trường phái đó... Rất mong các Bạn lưu tâm chú trọng những vấn đề về PHƯƠNG VỊ (HƯỚNG) và TrìnhTự ĐỘNG THỔ khởi công xây dựng nhà cửa hay công trình !... *** PHẦN LƯU Ý: Thời đại 4.0 bộ môn PT cũng cần phải nghiên cứu kỹ và hiểu sâu về rất nhiều yếu tố dưới đất tác động tốt- xấu--> đến PT Môi trường sống của con người. Về Phong thủy ( ví von như 1 cây trồng vậy), phải hiểu rằng: Từ mặt đất trở xuống được xem là GỐC RỄ của PT, từ mặt đất trở lên được xem là THÂN- CÀNH- LÁ của PT... Kết hợp lại GỐC -RỄ- THÂN- CÀNH - LÁ thì mới hoàn chỉnh, mới cho ra HOA THƠM- TRÁI NGỌT, như vậy việc xem xét và xử lý và hóa giải hay cầu tài lộc phúc thọ, thịnh vượng... mới có hiệu quả... Hiện nay, đa phần các thầy PT chỉ xem xét PT từ mặt đất trở lên... như vậy còn thiếu, còn khiếm khuyết rất lớn, nên việc xem xét PT chưa đạt hiệu quả cao... . Chính vì vậy, thời hiện đại ngày nay, chúng ta cần bổ sung, bổ túc cho bộ môn PT làm sáng tỏ, thông suốt....phần từ mặt đất trở xuống được xem là "GỐC- RỄ" vẫn còn xem nhẹ, tài liệu sách vở chưa đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, lý giải... Chẳng hạn: Từ mặt đất trở xuống được xem là "GỐC-RỄ" của Phong Thủy: Khi xem xét cuộc đất chuẩn bị muốn mua để ở, hoặc xem xét cuộc đất trước khi xây nhà ở hay xây dưng cụm công trình, chung cư to lớn.v.v... Trước hết phải tiến hành: Kiểm tra ĐỊA KHÍ cuộc đất trước khi xây dựng nhà, đó là khâu ban đầu rất cần thiết, rất hệ trọng trong việc xem xét PT. Bởi vì, ĐỊA KHÍ của ĐẤT có năng lượng TỐT, có năng lượng XẤU, có ĐỊA MẠCH sinh- vượng, có Địa mạch tử- tuyêt, có Ác Xạ, có Âm Khí, có tia đất xấu, có điểm tử, có mồ mả, hài cốt, có Tử khí, có mạch nước ngầm tốt xấu ra sao.v.v... Vì vậy, phải xem xét kỹ vấn đề này cho thật cẩn trọng. Sau đó, tiến hành xác định TRƯỜNG KHÍ NĂNG LƯỢNG của gia chủ, của các thành viên trong nhà, xem có bị xung- khắc với ĐỊA KHÍ với cuộc đất đó không? Có bị ĐỊA KHÍ của cuộc đất đó gây ra đại họa, bệnh tật, tai nạn, tử tức, ly dị, không có con, mất phúc, mất lộc, khuynh gia bại sản không??? Xem xét ĐỊA KHÍ có được Sinh- Hợp với TRƯỜNG KHÍ NĂNG LƯỢNG của Gia chủ, của các thành viên trong gia đình tạo ra Phúc- Lộc, an khang thịnh vượng như thế nào.v.v... Xem xét kỹ ĐỊA KHÍ của cuộc đất cho phép Gia chủ khởi công xây dựng vào năm- Tháng- ngày- giờ nào để được Phúc- Lộc dồi dào vào nhà, đồng thời cũng giải trừ mọi đại họa, tai nạn, bệnh tật, tai ương sau này và trong quá trình làm nhà. Bước sau tiếp theo, xem xét bố cục phong thủy cho nhà ở được thể hiện trên bản vẽ thiết kế nhà, xem xét kỹ sao Cho ĐỊA KHÍ của cuộc đất SINH- HỢP với THỔ KHÍ của nhà và TRƯỜNG KHÍ NĂNG LƯỢNG của gia chủ và các thành viên trong gia đình, sau khi xây xong nhà và vào ở, vấn đề này vô cùng quan trọng... Nếu bố cục nhà ở có THỔ KHÍ xung- khắc với ĐỊA KHÍ với TRƯỜNG KHÍ NĂNG LƯỢNG của người nhà... Thì cho dù ĐỊA KHÍ của cuộc đất có tốt mấy đi chăng nữa thì vẫn gây ra đại họa, ốm đau, tai nạn, phá tài, tổn đinh, giảm phúc lộc... Vì vậy, khi xây nhà phải đảm bảo: ĐỊA KHÍ- THỔ KHÍ phải SINH VƯỢNG và phải SINH HỢP với nhau và SINH HỢP với TRƯỜNG KHÍ NĂNG LƯỢNG của Gia chủ của cả người nhà là OK!... Thì không phải lo sợ bị tai nạn, bị đại họa, bị ốm đau, ung thư, trầm cảm, điên khùng, phá sản gì hết... Ngược lại, đảm bảo còn làm cho Phúc -Lộc dồi dào, an khang thịnh vượng.v.v... Phần từ mặt đất trở lên được xem là "THÂN- CÀNH- LÁ" của Phong Thủy, các Bạn tha hồ áp dụng theo sở trường của mình về: BÁT TRẠCH - TAM HỢP- HUYỀN KHÔNG PHI TINH- HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI... Có như vậy việc xem xét Phong thủy mới hoàn chỉnh, mới hoàn mỹ, mới hiệu quả cao. Đó mới là đỉnh cao của Phong thủy trong thời đại hiện nay.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

Những câu chuyện lịch sử: Chuyện ba vị thám hoa khiến ngoại bang nể sợ

Chuyện ba vị thám hoa khiến ngoại bang nể sợ Thám hoa là danh hiệu rất cao quý của sỹ tử ngày xưa. Sử Việt từng xuất hiện những vị thám hoa tài đức vẹn toàn, trí tuệ uyên bác, ngoại bang kính nể. Dưới thời phong kiến, danh hiệu thám hoa được xác định trong kỳ thi Đình, dành cho người đứng thứ ba trong Tam khôi, sau trạng nguyên và bảng nhãn. Theo các tài liệu lịch sử, trong số 2898 vị đại khoa từ 1075 đến 1919, chỉ có 76 người vinh dự có được danh hiệu thám hoa. Chuyện thám hoa Việt ví vua Thanh 'ếch ngồi đáy giếng' Nguyễn Đăng Cảo (1619-?) là người làng Hoài Bão, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Ông được xem là vị thám hoa có trí nhớ siêu việt nhất và là người duy nhất đươc phong làm "Lưỡng quốc khôi nguyên". Tại khoa thi năm 1646, Nguyễn Đăng Cảo đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh (thám hoa). Do khoa thi này không lấy trạng nguyên và bảng nhãn, nên ông là người đứng đầu trong số những người thi đỗ. Đến năm 1659, ông lại đỗ đầu khoa Đông các, được phong Đông các đại học sĩ. Từ nhỏ Nguyễn Đăng Cảo đã nổi tiếng thông minh, có trí nhớ khác người, sách vở chỉ đọc một lần là nhớ. Khi làm quan là người hay chữ, giỏi đối đáp nên ông thường được triều đình cử đảm trách tiếp sứ phương Bắc. Có lần sứ nhà Thanh thử tài ông bằng cách hỏi mượn sách Đại học, Nguyễn Đăng Cảo lấy giấy bút viết lại toàn bộ, không thiếu một chữ khiến họ kinh ngạc khen ông là sao Văn Khúc của nước Nam. Khi ông đi sứ, vua Thanh nghe tiếng thử tài, cuối cùng cũng phải khen ngợi và phong ông làm "Khôi nguyên Bắc triều". Tức "Lưỡng quốc khôi nguyên”. Theo sách Sứ thần Việt Nam, trong một lần ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, khi giáp mặt, thấy ông già cả, vua Khang Hy của Thanh liền ra câu đối: “Lão khuyển lạc mao, do hướng đình tiền phệ nguyệt”. Nghĩa là: Chó già rụng lông thấy trăng còn đứng ra sân mà sủa. Biết đó là ý miệt thị của vua nhà Thanh, Nguyễn Đăng Cảo liền đối lại: “Tiểu oa đoản cảnh, mạn cư tỉnh để khuy thiên”. Nghĩa là: Ếch con ngắn cổ, cũng dám ngồi đáy giếng coi trời bằng vung. Vế đối có nội dung ngang tàng, ý mỉa mai, xem thường cả triều đình lẫn vua Thanh không hiểu biết, ếch ngồi đáy giếng, bụng dạ hẹp hòi. Đây là vế đối quá chuẩn, thể hiện được trí tuệ và bản lĩnh của người Việt. Từ đó, vua quan nhà Thanh không dám coi thường sứ nước Nam nữa. Khi đoàn sứ bộ Nguyễn Đăng Cảo ra về, vua Thanh sai quan tiễn sứ đoàn rất trịnh trọng. Thám hoa thà chết không để nhục mệnh vua Giang Văn Minh (1573-1638) là vị thám hoa nổi danh bậc nhất sử Việt. Ông sinh ra tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội ngày nay. Tại khoa thi Mậu Thìn (1628) ông thi đỗ thám hoa dưới đời vua Lê Thần Tông, lúc này Giang Văn Minh đã 56 tuổi, trở thành vị thám hoa lớn tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng nước nhà. Vì khoa thi này không có ai đỗ trạng nguyên hay bảng nhãn, ông là người đỗ cao nhất. Sau khi thi đỗ, ông ra làm quan cho nhà Hậu Lê, thăng dần tới chức Thái bộc Tự khanh. Năm Đinh Sửu (1637), Giang Văn Minh được cử đi sứ phương Bắc. Trong chuyến đi này, ông đã đối đáp thẳng thừng với vua Minh Tư Tông để bảo vệ danh dự dân tộc, cuối cùng bị sát hại nơi xứ người. Lúc yết triều, vua Minh ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau: "Đồng trụ chí kim đài dĩ lục", nghĩa là “Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc”. Câu này có hàm ý nhắc việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" - Cột đồng gãy thì Giao Chỉ bị diệt vong. Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu: "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng", nghĩa là “Bạch Đằng thuở trước máu còn loang”. Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng. Câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của thiên triều và sứ bộ các nước. Phần vì tức giận, phần vì lo sợ trước tài năng của sứ thần Giang Văn Minh, vua Minh đã gạt bỏ thể diện, bất chấp luật lệ bang giao, trả thù hèn hạ, hại chết Giang Văn Minh. Dù chuyến đi sứ dở dang, thám hoa Giang Văn Minh đã tỏ rõ khí phách hiên ngang của người dân nước Việt, không khuất phục trước ách đô hộ của triều đình phương Bắc. Ông dù chết nhưng đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh, quyết không để nhục mệnh vua. Vị lưỡng quốc thám hoa duy nhất trong sử Việt Sử Việt từng xuất hiện rất nhiều nhân tài kiệt xuất khiến ngoại bang nể phục. Tuy nhiên, chỉ có một người duy nhất được phong làm Lưỡng quốc thám hoa. Người đó chính là Phan Kính. Vị thám hoa được người Bắc nể trọng bậc nhất. Phan Kính (1715-1761), vốn người xã Lai Thạch, nay thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông đỗ thám hoa khoa Quý Hợi (1743) đời Lê Hiển Tông. Sau khi đỗ đạt cao, Phan Kính ra làm quan, trải qua nhiều chức vụ quan trọng, sau thăng làm Đông các đại học sĩ, được cử đi trấn nhậm nhiều vùng khác nhau. Đến năm Kỷ Mão (1759) ông lại được cử làm Đốc đồng Tuyên Quang kiêm tham mưu Nhung vụ đạo Hưng Hóa, cai quản cả vùng biên cương rộng lớn. Trên cương vị này ông đã đấu tranh quyết liệt, không nhượng bộ, bảo vệ bằng được chủ quyền biên giới khiến nhà Thanh nể phục. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, tài năng của Phan Kính vang dội đất Bắc, năm Canh Thìn (1760), trong chuyến đi sứ nhà Thanh, vua Càn Long đã phong ông là "Lưỡng quốc Đình nguyên thám hoa", lại ban tặng một chiếc áo gấm, một bức trướng lụa thêu chữ: “Thiên triều đặc tứ, Bắc đẩu dĩ nam, nhất nhân nhi dị" – nghĩa là “Thiên triều đặc ban, từ sao Bắc đẩu về phía nam chỉ có một người”. Ý nói đề cao ông là người tài giỏi hiếm có. Tháng 6 năm Tân Tỵ (1761) ông lại đi hội đàm việc biên giới. Tiếc là trong chuyến đi này, ông lâm bệnh qua đời. Nể phục ông, nhà Thanh cho đóng 18 cỗ quan tài đưa thi hài về nước. Khi về tới Thăng Long, vua Lê Hiến Tông đã cho tiến hành nghi lễ phúng viếng rồi sai chở cả 18 quan tài về quê ông an táng, không ai biết thi hài ông nằm ở quan tài nào. Sau đó triều đình truy tặng ông chức Hữu thị lang bộ Hình, tước Qùy Dương bá.