Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

Hiểu về Ngũ vận Lục khí (Học thuyết về vận khí)



Ngũ vận Lục khí là gì?

Lâu nay, khi nói đến khoa lý số, phương thuật, dự trắc cổ đại, người ta thường chỉ hay nhắc tới "Tử vi", "Bát tự", "Tử bình", "Kỳ môn độn giáp", "Thái ất thần số", ... Thực ra, còn có một bộ môn hết sức quan trọng nằm trong Hệ thống lý luận cơ bản của Đông y, đó là "Ngũ vận Lục khí", thường hay gọi tắt là "Vận Khí học".
1. Khoa dự báo có giá trị nhất:
Lâu nay, khi nói đến khoa lý số, phương thuật, dự trắc cổ đại, người ta thường chỉ hay nhắc tới "Tử vi", "Bát tự", "Tử bình", "Kỳ môn độn giáp", "Thái ất thần số", ... Thực ra, còn có một bộ môn hết sức quan trọng nằm trong Hệ thống lý luận cơ bản của Đông y, đó là "Ngũ vận Lục khí", thường hay gọi tắt là "Vận Khí học".
Trong các phương pháp dự trắc cổ đại, "Vận Khí học" được giới học thuật xưa và nay công nhận là phương pháp dự báo có độ chính xác và giá trị thực tiễn cao nhất.
Ngũ vận Lục khí học lấy "Thiên nhân hợp nhất" làm tư tưởng chủ đạo. Nghĩa là công nhận: "Có một số phép tắc chung, có tính phổ quát, chi phối tất cả các biến động trong vũ trụ, từ sự vận hành của thiên thể, biến động của thời tiết khí hậu, cho đến những biến đổi của sinh vật và phi sinh vật".
Ngay từ khi bắt đầu hình thành, Đông y học đã được xây dựng theo mô thức "Tự nhiên - Sinh học - Xã hội". Đó không phải là mô thức "Y học sinh học" thuần túy của Tây y trong thuở sơ khai, cũng không phải là mô thức "Sinh học - Tâm lý - Xã hội" của Y học hiện đại ngày nay.
Do được xây dựng trên cơ sở "Thiên nhân hợp nhất", nên trong mô thức y học của Đông y còn có thêm nhân tố sinh thái.
Đông y luôn nhìn nhận cơ thể con người như một "Hệ thống mở". Con người là một thành phần trong giới tự nhiên. Con người và thiên nhiên là một thể thống nhất. Mọi hoạt động sinh mệnh của con người đều gắn liền với những biến đổi của môi trường, sinh thái chung quanh.
Sức khỏe là một trạng thái cân bằng động: Cân bằng giữa nhân thể với môi trường bên ngoài và cân bằng giữa các bộ phận bên trong nhân thể. Sự vận động và biến đổi của Ngũ vận và Lục khí có ảnh hưởng rất lớn đối với các hoạt động sinh mệnh và sự hình thành, diễn biến của bệnh tật. Do đó,  trong dưỡng sinh phòng bệnh cũng như trong chữa trị bệnh tật, Đông y luôn tuân theo nguyên tắc tổng quát: "Nhân thời, nhân địa, nhân nhân chế nghi" - căn cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu trong từng thời điểm (nhân thời), hoàn cảnh địa lý (nhân địa) và đặc điểm cụ thể của từng người (nhân nhân) để lập ra phương án phòng trị thích hợp.
Chính vì Đông y là một khoa "Y học sinh thái", do đó muốn thành thầy thuốc theo đúng nghĩa thì cần phải "Thượng tri thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự".
2. Vận khí học với Đông y học:
"Vận Khí" là tên gọi tắt của "Ngũ vận" và "Lục khí".
Theo nghĩa rộng, đó là lý thuyết về mối quan hệ vĩ mô giữa những biến động của vũ trụ với những biến động của vạn vật. "Vạn vật" nói theo ngôn ngữ ngày nay, đó là "hệ sinh thái", bao gồm toàn bộ sinh vật (thực vật, đông vật, vi sinh vật) và phi sinh vật trong môi trường (ánh sáng mặt trời, ôn độ, nước, không khí, thổ nhưỡng).
Theo nghĩa hẹp, Vận Khí là một bộ môn trong Đông y học chuyên tính toán, dự báo về sự biến đổi của thời tiết khí hậu hàng năm và tác động của những biến đổi đó đối với tổ chức kết cấu, chức năng sinh lý và bệnh lý của con người, để chỉ đạo dưỡng sinh, phòng bệnh và chữa bệnh có hiệu quả nhất.
Vận Khí học là bộ phận không tách rời của Đông y học và từ xưa đến nay luôn được y gia các thời đại coi trọng. Chính như Hải Thượng Lãn Ông đã nhận định: "Không thông Ngũ vận Lục khí thì đọc hết các sách cũng chẳng làm được việc gì". Còn sách Nội Kinh thì có câu: "Không hiểu Lục khí gia lâm hàng năm, sự thịnh suy của tiết khí, bệnh khí hư thực, không thể coi là lương y".
Giáo sư Dương Lực ở Viện nghiên cứu Trung y Bắc Kinh (Trung Quốc) đã so sánh: "Nếu nói "Hoàng Đế Nội Kinh" là chiếc vương niệm của Đông y, thì Vận Khí học là viên ngọc sáng đính trên vương niệm đó. Có điều, viên ngọc đó chỉ dành cho những người không sợ khó khăn và nguy hiểm, dám dũng cảm vươn tới những đỉnh cao của khoa học. Nói cách khác, Vận Khí học là bộ phận tinh túy, uyên thâm nhất trong Đông y học, song cũng là một lý luận rất bí áo, hết sức khó hiểu".
Ngay bậc kiệt xuất như Lãn Ông khi nghiên cứu Vận Khí học cũng phải than rằng: "... khi đọc đến quyển Vận Khí, cảm thấy mờ mịt như người đi đêm, chẳng khác nào trăng dưới nước, hoa trong gương, chỉ trông thấy mà không cầm lấy được, ... khiến người trong cuộc phải thèm rỏ dãi".
Sau nhiều năm khổ công nghiên cứu và vài lần "toan cất làm của riêng", cuối cùng Lãn Ông đã quyết định "tiết lộ thiên cơ" và viết cuốn Vận Khí bí điển để cho môn Vận Khí học "trở thành vật báu chung của trăm họ".

3. Ứng dụng lâm sàng:
Trong quá trình chẩn đoán và điều trị trên lâm sàng, ngoài việc sử dụng tư liệu thu được qua chẩn đoán ở từng người bệnh để tiến hành biện chứng luận trị theo "Bát cương" - "Âm Dương, Biểu Lý, Hàn Nhiệt, Hư Thực", người thầy thuốc Đông y còn chú ý đến thời gian và hoàn cảnh phát bệnh, nghĩa là còn luôn luôn tính đến mối quan hệ thống nhất giữa cơ thể con người với hoàn cảnh, môi trường sinh thái chung quanh.
Thí dụ, ngay cả khi chữa trị cảm mạo một chứng bệnh rất thường gặp, Đông y cũng luôn luôn căn cứ vào tình hình cụ thể mà áp dụng những biện pháp, vị thuốc chữa trị khác nhau: Mùa đông bị cảm lạnh thì sử dụng những vị thuốc cay nóng để "phát tán phong hàn" như ma hoàng, quế chi, tế tân, kinh giới, tử tô, ... Mùa hè bị cảm nóng thì sử dụng những vị thuốc cay mát để "phát tán phong nhiệt" như trúc diệp (lá tre), cát căn (rễ sắn dây), bạc hà, tang diệp (lá dâu tằm), cúc hoa, ...
Một ví dụ khác: Năm 1955 khi ở Thạch Gia Trang (Trung Quốc) bùng phát dịch viêm não B, các thầy thuốc đã sử dụng bài thuốc "Thạch cao thang" chữa trị đạt kết quả tốt. Tới năm 1956 ở Bắc Kinh cũng phát sinh dịch viêm não B, người ta cũng dùng "Thạch cao thang" nhưng không kết quả. Về sau phải cải tiến, dùng các bài thuốc giải trừ thấp nhiệt và phương hương hóa thấp thì mới có kết quả tốt. Lý do: Cùng là một bệnh viêm não B nhưng bệnh dịch phát tác trong các mùa khác nhau (thời gian hoàn cảnh khác nhau). Tại Thạch Gia Trang bệnh dịch phát sinh vào giữa mùa hè, khí hậu viêm nhiệt, tính chất của bệnh thiên về "nhiệt". Còn ở Bắc Kinh phát sinh trong mùa trưởng hạ, trời mưa liên miên, tính chất của bệnh thiên về "thấp", nên phương pháp chữa trị và vị thuốc cũng phải khác đi. Đây cũng là một thí dụ hết sức tiêu biểu thể hiện tính ưu việt của phương pháp chữa bệnh theo quan điểm sinh thái "Thiên nhân hợp nhất" của Đông y học.



Học thuyết Ngũ Vận - Thời Khí

LỜI NÓI ĐẦU
Tập tài liệu này gồm hai phần "Quy luật thời khí chính là học thuyết Ngũ Vận - Lục Khí, và "Biện chứng luận trị về bệnh thời khí chính là bài giảng ôn nhiệt bệnh biện chứng luận trì (nay thường gọi là bệnh sốt thời khí).
Hai nội dung trên là hai phần rất chính yếu trong hệ thống lý luận y học cổ truyền Phương Đông. Một là nói về nguyên nhân của những bệnh sốt dịch hàng năm do khí hậu mỗi năm khác nhau làm cho loại hình bệnh cũng eo khác nhau, nhưng nói chung không ngoài quy luật nhất định. Một nữa nói về diễn biến bệnh của từng loại hình và phương pháp chẩn đoán, phương pháp điều trị cho từng loại hình.
Các tài liệu này hiện có rải rác trong những bộ sách y học cổ.
Trong mỗi sách, tuỳ tác giả mà có những cách trình bày khác nhau, nhưng nhìn chung, phần lớn là theo kiểu lời bàn.
Để tiện cho việc học tập và tiến tới phổ cập hoá trong các đơn vị y tế cộng đồng, tôi soạn lại nội dung "Học thuyết Ngũ Vận - Lục Khí" theo thể thức một số bài giảng và những bảng tia ứng dụng cho dễ học, dễ dùng. Riêng biện chứng luận trị về bệnh thời khí, tôi chọn dịch bài "ôn nhiệt bệnh biện chứng luận trị" trong sách "Trung Y học khái yếu"’, bởi vì các tác giả Trung Quốc đã soạn nội dung này rất công phu, dễ học, dễ dùng mà lại rất đầy đủ. Để chuyển tiếp giữa hai nội dung đó, tôi dịch bài "Bát cương biện chứng" cũng trong sách "Trung Y học khái yếu trên.
Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Bài I: MỞ ĐẦU
Học thuyết Ngũ Vận - Lục Khí là một môn lý luận về quy luật biến đổi khí hậu theo năm, theo mùa tiết tương ứng với biến đổi ở vạn vật, là một môn học có phạm vi ứng dụng rất rộng, nhưng trước hết và nhiều nhất là trong Y học cổ Phương Đông. Chúng ta thấy môn học này đều có trong các bộ sách Y học cổ Việt Nam và Trung Quốc, như Hoàng đế Nội Kinh, Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư,
Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, Ngư Tiều Vấn đáp Y Thuật, Lang y khái luận v.v...
Đối với Y học, học thuyết Ngũ Vận - Lục Khí có giá trị như một quy luật dự báo thời bệnh học, trên cơ sở tương ứng giữa tên của năm theo niên can, niên chi với tên khí, tên vận, và tương ứng giữa tên khí, tên vận với diễn biến bệnh lý trong các tạng phủ, kinh lạc trên cơ thể con người. Nó có một trình tự diễn biến rất nghiêm ngặt, công thức tính toán rất phức tạp, do đó chỉ có khi nào được học chu đáo mới có thể sử dụng được, vì thế việc ứng dụng của nó không rộng rãi trong đa số thầy thuốc. Cho nên, như chúng ta đã thấy, ngày nay, công việc chữa bệnh cho nhân dân mới nằm trong phạm vi điều trị triệu chứng là chủ yếu. Công việc dự báo, dự phòng và điều trị nguyên nhân chưa phải lúc nào và ở đâu cũng làm được
Trong thời gian sưu tầm tài liệu để làm bài giảng về học thuyết này, tôi rút ra những điều chính yếu, rồi xếp sắp theo một lối riêng, hy vọng sẽ giúp cho người học dễ nắm được, từ đó, tiến lên có thể được bổ sung để bài giảng sẽ trở thành những bài phổ cập trong đời sống y học và y thuật, phục vụ sức khoẻ của nhân dân trong cả phòng bệnh và chữa bệnh.
Bài 2: ĐẠI CƯƠNG
I. HỌC THUYẾT NGŨ VẬN - LỤC KHÍ LÀ GÌ?
Sách Trung y khái luận (tập 4, NXB Y học, Hà Nội 1961) viết:
" Ngũ Vận - Lục Khí nói tắt là Vận Khí. Học thuyết này trong Y học Trung Quốc gọi là học thuyết Vận Khí, đó là một phương pháp lý luận của đời xưa giải thích sự biến hoá của khí hậu thời tiết trong tự nhiên giới và ảnh hưởng của khí hậu thời tiết biến hoá ấy đối với vạn vật trong vũ trụ, đặc biệt là đối với loài người. Học thuyết này lấy âm dương ngũ hành làm hạt nhân, dựa trên cơ sở của quan niệm chỉnh thể về thiên nhân tương ứng mà xây dựng nên."
II. THÀNH PHẦN CỦA MỖI TÊN KHÍ TƯ THIÊN VÀ ĐẠI VẬN:
Tên của Khí tư thiên và đái vận bao giờ cũng gắn với một năm can hoặc. chi, gắn với ngũ hành của tạng phủ hoặc gắn với ngũ hành của đường kính. Bảng 1, 2.
Bảng 1: Niên can và đại vận
Năm Giáp và năm Kỷ
=
Đại vận là Thổ (Thổ là hành của Tỳ, Vị).
Năm Ất và năm Canh
=
Đại vận là Kim (Kim là hành của phế, Đại trường)
Năm Bính và năm Tân
=
Đại vận là Thuỷ (Thuỷ là hành của Thận, Bàng quang).
Năm Đinh và năm Nhâm
=
Đại vận là Mộc (Mộc là hành của  Can, Đảm).
Năm Mậu và năm Quý
=
Đại vận là Hoả (Hoả là hành của Tâm, Tiểu trường).
Bảng 2: Niên chi và Khí tư nhiên
Năm Tý và năm Ngọ
=
Khí tư thiên là Thiếu âm quân hoả (kinh Thủ thiếu âm Tâm).
Năm Sửu và năm Mùi
=
Khí tư thiên là Thái âm thấp Thổ (kinh Túc thái âm Tỳ).
Năm Dần và năm Thân
=
Khí tư thiên là Thiếu dương tướng hoả (kinh Thủ thiếu dương tam tiêu).
Năm Mão và năm Dậu
=
Khí tư thiên là Quang minh táo kim (kinh Thủ dương minh Đại trường).
Năm Thìn và năm Tuất
=
Khí tư thiên là Thái dương hàn thất (kinh Túc thái dương Bàng quang).
Năm Tỵ và năm Hợi
=
Khí tư thiên là Lưuyến âm phong mộc (kinh Túc quyết âm Can).
Trong tên của Khí tư thiên như trên, phân tích thêm, ta thấy như sau:
- Những từ Thiếu âm, Thái âm, Dương minh, thiếu dương, Thái dương, Quyết âm là những mức độ âm dương trên các nửa âm dương của cổ chân, cổ tay, nơi đường kính đó đi qua.
- Những tên quân hoả, thấp thổ, tướng hoả, táo kim, hàn thuỷ, phong mộc, là những tên khí và hành của khí ứng với tên tạng phủ có động kinh đó.
III. SỰ KHÁC NHAU GIỮA KHÍ TƯ THIÊN VÀ ĐẠI VẬN:
Khí tư thiên và đại vận do cùng là loại khí khác lạ xen kẽ vào khí hậu bình thường hàng năm, nên cùng gọi là khách khí hay khách vận, nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau:
- Khí tư thiên là lấy đặc điểm khí hậu của thời điểm giữa mùa hạ hàng năm.
- Đại vận là tính khí hậu chung cho cả năm.
- Khí tư thiên tính theo tên chi của năm (niên chi).
- Đại vận tính theo tên can của năm (niên can).
Khí tư thiên được lấy làm gốc, theo đó tính ngay ra các bước khách khí của cả năm.
- Đại vận dùng để tính chuyển đổi thành thái quá hay bất cập, thái quá thì bản khí lưu hành (tức là giữ nguyên tên Khí tư theo niên can bằng ngũ hành), bất cập thì khí khắc nó lưu hành (tức là lấy hành khắc hành của Đại vận theo niên can làm tên khí lưu hành). Sau khi chuyển đổi như thế mới dùng làm bước vận gốc từ đầu mỗi năm, các bước khách vận trong năm theo đó mà nối tiếp.
- Thái quá và bất cập tính theo năm can là dương hay âm;
Thái quá là những năm Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.
Bất cập là những năm Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
IV. QUAN HỆ GIỮA KHÁCH KHÍ (KHÍ TƯ THIÊN) VÀ KHÁCH VẬN (ĐẠI VẬN):
Khách khí và khách vận có quan hệ theo ngũ hành tương sinh hay tương khắc. Theo quan hệ tương sinh và tương khắc giữa Khí tư thiên với Đại vận hàng năm mà người ta tìm ra năm đó Khí thịnh, vận suy hoặc vận thịnh khí suy, hoặc là vận đồng với khí, để theo đó biết tình hình khí hậu trong năm tính theo khí hay theo vận. Cách tính này lấy ngũ hành của Khí tư thiên so sánh với. ngũ hành của đại vận.
Khí khắc Vận hoặc Khí sinh Vận là Khí thịnh Vận suy, khí hậu năm đó lấy theo Khí là chính, Vận chỉ để tham khảo.
Ví dụ: năm Giáp Tý, Giáp có Đại vận là thổ, Tý có Khí tư thiên là hoả (thiếu âm quân hoả), hoả sinh thổ, năm đó Khí thịnh vận suy, khí hậu tính theo khí hoả.
Vận khắc Khí hoặc Vận sinh Khí là Vận thịnh Khí suy, khí hậu năm đó lấy theo Vận là chính, Khí chỉ để tham khảo.
Ví dụ: năm Bính Dần, Bính có Đại vận thuỷ, Dần có Khí tư thiên là hoả (thiếu dương tướng hoả), thuỷ khắc hoả, năm đó vận thịnh khí suy, khí hậu tính theo vận thuỷ.
Vận đồng với Khí một loại hành, gọi là đồng khí, những năm đồng Khí thì khí hậu khác lạ đó dữ dội, vì hành của Vận và Khí gia bội cho nhau.
Ví dụ: năm Mậu Dần, Mậu có Vận là Hoả, Dần có Khí là hoả, năm đó hoả khí mạnh dữ dội.
Ngoài việc so sánh giữa Vận và Khí như trên, khi so sánh giữa Đại vận, Khí tư thiên hàng năm theo ngũ hành của vận, của khí, của niên chi (theo ngũ hành phương vị của 12 địa chi: Hợi, Tý - Thuỷ; Dần, Mão - mộc; Tỵ, Ngọ - hoả; Thân, Dậu - kim; Thìn,Tuất, Sửu, Mùi - thổ), người ta còn gọi bằng những tên khác để chỉ tính chất khí hậu năm đó cho tương đối cụ thể hơn.
Các tên khác:
Thuận hoá : Khí sinh Vận.
Thiên hình: Khí khắc Vận.
Tiểu nghịch: Vận sinh Khí.
Bất hoà: Vận khắc Khí.
Thiên phù: Hành của Vận và hành của Khí đồng nhau.
Tuế hội: Đại vận (Tuế vận) giống như thuộc tính ngũ hành của niên chi (theo ngũ hành với phương vị 12 địa chi).
Thái ất Thiên phù: Những năm đã gặp Thiên phù lại là Tuế hội nữa thì gợi là Thái ất Thiên phù.
Đồng Thiên phù: Những năm dương can, dương chi (thái quá) đồng thời thuộc tính ngũ hành của Đại vận và Khí tại tuyền (khí đối chiều với Khí tư thiên hàng năm) giống nhau thì gọi là Đồng Thiên phù.
Đồng Tuế hội: Những năm âm can, âm chi (bất cập), đồng thời lại có Đại vận giống thuộc tính ngũ hành của Khí tưại tuyền thì gọi là
Đồng Tuế hội.
Bình khí: Những năm Vận thái quá bị Khí tư thiên ức chế và những năm Vận bất cập được hành của niên chi phù trợ cũng trở thành Bình khí.
Bảng 3: Khách khí
Khí tư thiên
Khí tại tuyền
Năm Tý, Ngọ, Thiếu âm quân hoả,
Năm Sửu, Mùi, Thái âm thấp thổ,
Năm Dần, Thân, Thiếu dương tướng hoả
 Năm Mão, Dậu, Dương minh táo kim,
Năm Thìn, Tuất, Thái dương hàn thuỷ,
Năm Tỵ, Hợi. Quyết âm phong mộc,
 Dương minh táo kim,
Thái dương hàn thuỷ,
Quyết âm phong mộc
Thiếu âm quân hoả,
Thái âm thấp thổ,
Thiếu dương t­ướng hoả
Các bảng đối chiếu tên can chi của năm và các loại tên khác của Khí
Bảng 4: Thiên phù - Trong 60 năm có 12 năm Thiên phù
Niên hiệu
Đại vận
Khí tư thiên
Kỷ
Sửu
Mùi
Thổ
Thái âm thấp thổ
Ất
Mão
Dậu
Kim
Dương minh táo kim
Bính
Thìn
Tuất
Thuỷ
Thái dương hàn thuỷ
Đinh
Tỵ
Hợi
Mộc
Quyết âm phong mộc
Mậu

Ngọ
Hoả
Thiếu âm quân hoả

Mậu
Dần
Thân
Hoả
Thiếu dương tướng hoả

Bảng 5: Tuế hội: có 8 năm Tuế hội
Niên hiệu
Đại vận
Thuộc tính ngũ hành của niên chi
Giáp
Kỷ
Thìn
Tuất
Sửu
Mùi
Thổ
Thổ
Ất
Dậu
Kim
Kim
Đinh
Mão
Mộc
Mộc
Mậu
Ngọ
Hoả
Hoả
Bính

Thuỷ
Thuỷ
Bảng 6: Thái ất Thiên phù: có 4 năm Thái ất Thiên phù
Niên hiệu
Đại vận
Khí tư thiên
Thuộc tính ngũ hành
 của niên chi
Kỷ
Sửu
Mùi
Thổ
Thái âm thấp thổ
Thổ
ất
Dậu
Kim
Dương minh táo kim
Kim
Mậu
Ngọ
Hoả
Thiếu âm quân hoả
Hoả
Bảng 7: Đồng thiên phù: có 6 năm Đồng Thiên phù
Niên hiệu
Thuộc tính ngũ hành
của niên chi
Đại vận
Khí tại tuyền
Giáp
Thìn
Dương
Thổ
(Thái âm thấp) thổ
Giáp
Tuất
Dương
Thổ
(Thái âm thấp) thổ
Canh

Dương
Kim
(Dương minh táo) kim
Canh
Ngọ
Dương
Kim
(Dương minh táo) kim
Nhâm
Dần
Dương
Mộc
(Quyết âm phong) mộc
Nhâm
Thân
Dương
Mộc
(Quyết âm phong) mộc

Bảng 8: Đồng Tuế hội: có 6 năm Đồng Tuế hội
Niên hiệu
Thuộc tính ngũ hành
của niên chi
Đại vận
Khí tại tuyền
Tân
Mùi
âm
Thổ
(Thái âm thấp) thổ
Tân
Sửu
âm
Thổ
(Thái âm thấp) thổ
Quý
Mão
âm
Kim
(Dương minh táo) kim
Quý
Dậu
âm
Kim
(Dương minh táo) kim
Quý
Tỵ
âm
Mộc
(Quyết âm phong) mộc
Quý
Hợi
âm
Mộc
(Quyết âm phong) mộc

Bảng 9: Bình khí: có 12 năm Bình khí
6  năm Vận thái quá bị Khí tư thiên ức chế
Mậu Thìn
Mậu Tuất
Canh Tý
Canh Ngọ
Canh Dần
Canh Thân
6  năm Vận bất cập được phù trợ của niên chi
ất Dần
Đinh Mão
Kỷ Sửu
Kỷ Mùi
Tân Hợi
Quý Tỵ






Tam phạm: Phạm Thiên phù, bệnh nhanh mà nguy Phạm Tuế hội, bệnh từ từ mà giữ lâu
Phạm Thái ất, bệnh bạo mà chết
BÀI 3: CHỦ KHÍ
I. ĐỊNH NGHĨA:
Chủ khí là khí hậu đều đặn hàng năm, diễn biến theo các mùa, năm nào cũng thế, không có sự đảo ngược.
Ví dụ: Năm nào cũng mùa đông rét, mùa hè nóng, mùa xuân ẩm, mùa thu hanh khô.
II. CÁCH TÍNH CHỦ KHÍ:
Chủ khí mỗi năm chia ra làm sáu bước, mỗi bước chủ khí bằng 4 tiết Khí theo thứ tự như sau:
365,25 : 24 x 4 = 60,875 = (15,21875 x 4).
- Sơ khí bắt đầu từ tiết Đại hàn, qua Lập xuân, Vũ thuỷ, Kinh trập.
- Nhị khí, bắt đầu từ tiết Xuân phân, qua Thanh minh, Cốc vũ Lập hạ.
- Tam khí, bắt đầu từ tiết Tiểu mãn, qua Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử.
- Tứ khí, bắt đầu từ tiết Đại thử, qua lập thu, Xử thử, Bạch lộ
- Ngũ khí, bắt đầu từ tiết Thu phân qua Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông.
- Chung khí, bắt đầu từ tiết Tiểu tuyết, qua Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn.
Việc tính từng tiết khí xảy ra ở nước ta vào ngày giờ nào là công việc của cơ quan làm lịch nhưng ta có thể theo sự xê dịch trong nhiều năm mà biết đại cương như sau (theo ngày và tháng dương lịch hàng năm).
- Sơ Khí từ 20 tháng 1 đến 21 tháng 3 , có thể + hoặc - 1 ngày.
- Nhị khí, từ khoảng 22 - 3 đến 21 tháng 5, có thể + hoặc - 1 ngày.
Tam khí, từ khoảng 22 - 6 đến 21 tháng 7, có thể + hoặc - 1 ngày .
Tứ khí, từ khoảng 22 - 7 đến 20 tháng 9, có thể + hoặc - 1 ngày.
- Ngũ khí, từ khoảng 2 1 - 9 đến 2 1 tháng 1 1 , có thể + hoặc - 1 ngày.
Chung Khí từ khoảng 22 - 11 đến 20 tháng 1; có thể + hoặc - 1 ngày.
III. CHỦ BỆNH CỦA CHỦ KHÍ:
Chủ bệnh của chủ khí là theo tên của các bước khí và chứng trạng của các tạng phủ sở thuộc của các đường kinh tương ứng.
1. Tên các bước của chủ khí và đường kinh tương ứng:
Sơ khí, Quyết âm phong mộc, kinh túc quyết âm can (và đảm).
- Nhị khí, Thiếu âm quân hoả, kinh thủ thiếu âm tâm (và tiểu trường).
- Tam khí, Thiếu dương tướng hoả, kinh thủ thiếu dương tam tiêu (và tâm bào).
- Tứ khí, Thái âm thấp thổ, kinh túc thái âm tỳ (và vị) .
- Ngũ khí, Dương minh táo kim, kinh thủ dương minh đại trường (và phế)
- Chung khí, Thái dương hàn thuỷ, kinh túc thái dương bàng quang (và thận).
2. Chứng bệnh theo khí (lục Khí thủ bệnh):
Mọi thứ cứng đơ tay chân đột ngột, co rút gân, gốc là từ ở 2 kinh túc can và đảm, thuộc khí Quyết âm phong mộc.
Mọi thứ bệnh suyễn, nôn, xót ruột, bạo chú xuống khó chuyển gân; đái đục và có máu; khối u, kết hạch, ban chẩn, ung nhọt; ghẻ lở, quặn bụng, mất tri thức, uất, thũng trướng, mũi tắc khô, chảy máu mũi. đái buốt, mình sốt, vừa rét vừa run; cười khóc, nói nhảm, bẩn thỉu; bụng to như trống có tiếng êm là do khí ở hai kinh thủ tâm và tiểu trường, thuộc Khí thiếu âm quân hoả.
Bệnh chí và thẳng cứng, tích ẩm, quặn bụng, trướng ở trong và eo hòn cục ở cách; nặng mình, bụng chân dưới sưng, liệt, thịt như bùn ấn vào không đẩy lên, khí ở 2 kinh túc tỳ và vị, thuộc khí thái âm thấp thổ.
Mọi chứng nghiệm, mất tri thức , eo gân rần rần, hồi hộp, co quắp mất tiếng. theo cuồng, kinh hãi, khí nghịch lên; bàn chân sưng đau, nôn, ghẻ lở. hầu đau, tai ù, điếc, nôn đau, nuốt đổ án không được; mắt mờ, có màng hoặc run rẩy như thần chết; bạo bệnh, bạo tử, bạo chú lợi (đi đại tiện mạnh mà dễ), ở hai kinh thủ tam tiêu và tâm bào, thuộc Khí thiếu dương tróng hoả,.
Mọi chứng khô, dính, khô đét, nứt nẻ da, khí ở hai kinh thủ phế và đại trường. thuộc khí Dương minh táo kim.
Mọi thứ nước dịch trên và dưới ra mà lạnh; hòn cục kết rắn; bụng đầy, đau gấp, lị trắng đỏ, xanh; ăn chưa xong bữa đã đi lỵ tanh; chân tay co duỗi khó và quyết nghịch, khí của hai kinh túc thận và bàng quang, thuộc Khí thái dương hàn thuỷ.
(Nguồn: Dokinhlac.com.vn)

Ngũ Vận Lục Khí từ Hà Đồ

Mồi lần nghe đến ngũ vận lục khí, thì trong đầu lại nổi lên cái nghi vấn Giáp Kỷ hóa Thổ, Ất Canh hóa Kim, Tý Ngọ Dần Thân hóa Hỏa, vv..... Nếu suy luận theo hành của Can và Chi thì Giáp là Mộc Kỷ là Thổ, Mộc Khắc Thổ sao lại hợp mà hóa Thổ? Ất Mộc Canh Kim, Kim khắc Mộc sao lại hợp mà hóa Kim? Tý Thủy Ngọ Hỏa, Thủy khắc Hỏa sao lại hợp mà hoá Hỏa? Cứ như thế mà cái nghi vấn này cứ làm lập đi lập lại không tìm ra lý giải nào thích hợp.
Mãi đến vài hôm trước, khi thảo luận cùng với Bác Hà Uyên bên mục “Sự Thiếu Sót của Quẻ Mai Hoa Năm Tháng Ngày Giờ” có đề cập đến cái nghi vấn này, thì trong lòng lại nổi lên cái tính tò mò hiếu kỳ, Giáp Kỷ, Ất Canh nó cứ lay quay trong đầu suốt ngày đêm. Khi nhìn đến cái bảng 60 hoa giáp sắp theo 5 can chi mồi nhóm của Bác Hà Uyên thì mới ngộ được cái lý của nó vậy.
60 can chi, Thiên Can có 10, Địa Chi có 12. Can có 5 âm 5 dương, Chi có 6 âm 6 dương. Vòng 60 can chi chia cho 12 thì được 5 nhóm, tức là Ngũ Tý, ứng dụng trong Thái Ất. Vòng 60 can chi chia cho 10 thì được 6 nhóm, tức Lục Giáp, ứng dụng trong Kỳ Môn Độn Giáp.
Trong quyển “Tý Ngọ Lưu Chú” có nói như sau:
Trong Thiên “Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận” (Tố Vấn 66) viết: Thiên lấy 6 làm tiết, Địa lấy 5 làm chế. Chu 1 vòng Thiên Khí 6 kỳ làm 1 Bị. Chung 1 vòng “Địa Kỷ” 5 Tuế làm 1 Chu. 5 và 6 tương hợp tạo thành 720 Khí làm 1 Kỷ, gồm 30 Tuế. 1440 Khí làm 1 Chu gồm 60 Tuế.
Khi liệt 60 Can Chi, ghi vào Vận và Khí thì cái nguyên lý nó hiện lên rõ ràng.
Thiên lấy 6 làm tiết, tức 60 chia cho 10 Thiên Can, tức được Lục Giáp, Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần.
Can ......Vận, .... Chi ..... Khí
Giáp .... Thổ, .... Tý ...... Quân Hỏa
Ất ........ Kim, ... Sửu .... Thấp Thổ
Bính .... Thủy, .. Dần .... Tướng Hỏa
Đinh .... Mộc, ... Mão ... Táo Kim
Mậu ..... Hỏa, ... Thìn .... Hàn Thủy
Kỷ ....... Thổ, ... Tỵ ....... Phong Mộc
Canh .... Kim, ... Ngọ .... Quân Hỏa
Tân ...... Thủy, .. Mùi ..... Thấp Thổ
Nhâm ... Mộc, ... Thân ... Tướng Hỏa
Quí ...... Hỏa, ..... Dậu ..... Táo Kim
Giáp .... Thổ, ..... Tuất .... Hàn Thủy
Ất ........ Kim, ..... Hợi ..... Phong Mộc
Bính .... Thủy, .... Tý ...... Quân Hỏa
Đinh .... Mộc, ..... Sửu .... Thấp Thổ
Mậu ......Hỏa, ..... Dần .... Tướng Hỏa
Kỷ ....... Thổ, ...... Mão .... Táo Kim
Canh .... Kim, .... Thìn .... Hàn Thủy
Tân ...... Thủy, ... Tỵ ....... Phong Mộc
Nhâm ... Mộc, .... Ngọ .... Quân Hỏa
Quí ...... Hỏa, ..... Mùi ..... Thấp Thổ
Giáp .... Thổ, ..... Thân .... Tướng Hỏa
Ất ........ Kim, ..... Dậu ..... Táo Kim
Bính .... Thủy, .... Tuất .... Hàn Thủy
Đinh .... Mộc, ..... Hợi ..... Phong Mộc
Mậu ......Hỏa, ..... Tý ....... Quân Hỏa
Kỷ ....... Thổ, ...... Sủu ..... Thấp Thổ
Canh .... Kim, ..... Dần .... Tướng Hỏa
Tân ...... Thủy, .... Mão .... Táo Kim
Nhâm ... Mộc, .... Thìn .... Hàn Thủy
Quí ...... Hỏa, ..... Tỵ ....... Phong Mộc
Giáp .... Thổ, ...... Ngọ .... Quân Hỏa
Ất ........ Kim, ..... Mùi ..... Thấp Thổ
Bính .... Thủy, .... Thân ... Tướng Hỏa
Đinh .... Mộc, ..... Dậu .... Táo Kim
Mậu ......Hỏa, ..... Tuất .... Hàn Thủy
Kỷ ....... Thổ, ...... Hợi ..... Phong Mộc
Canh .... Kim, .... Tý ........ Quân Hỏa
Tân ...... Thủy, ... Sửu ...... Thấp Thổ
Nhâm ... Mộc, .... Dần ..... Tướng Hỏa
Quí ...... Hỏa, ..... Mão ..... Táo Kim
Giáp .... Thổ, .... Thìn ...... Hàn Thủy
Ất ........ Kim, ... Tỵ ......... Phong Mộc
Bính .... Thủy, .. Ngọ ...... Quân Hỏa
Đinh .... Mộc, ... Mùi ...... Thấp Thổ
Mậu ..... Hỏa, ... Thân ..... Tướng Hỏa
Kỷ ....... Thổ, ... Dậu ....... Táo Kim
Canh .... Kim, ... Tuất ...... Hàn Thủy
Tân ...... Thủy, .. Hợi ....... Phong Mộc
Nhâm ... Mộc, ... Tý ........ Quân Hỏa
Quí ...... Hỏa, ..... Sửu ..... Thấp Thổ
Giáp .... Thổ, .... Dần ...... Tướng Hỏa
Ất ........ Kim, ... Mão ..... Táo Kim
Bính .... Thủy, .. Thìn ..... Hàn Thủy
Đinh .... Mộc, ... Tỵ ........ Phong Mộc
Mậu ..... Hỏa, ... Ngọ ...... Quân Hỏa
Kỷ ....... Thổ, ... Mùi ...... Thấp Thổ
Canh .... Kim, ... Thân .... Tướng Hỏa
Tân ...... Thủy, .. Dậu ...... Táo Kim
Nhâm ... Mộc, ... Tuất ..... Hàn Thủy
Quí ...... Hỏa, ..... Hợi ..... Phong Mộc
Quan sát vòng Thiên Can, và Ngủ Vận thì ta sẻ thấy sự tuần hoàn của 5 hành như sau: Thổ, Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, đây không phải là vòng Ngủ Hành Tương Sinh của Hà Đồ hay sao????
Đây chính là cái nguyên lý tại sao Giáp Kỷ hoá Thổ, Ất Canh hóa Kim, vv.....
Giáp Ất Bính Đinh Mậu, Thổ Kim Thủy Mộc Hỏa
Kỷ Canh Tân Nhâm Quý, Thổ Kim Thủy Mộc Hỏa
Theo Hà Đồ thì ta có như sau:
................................ Nam Hỏa 2,7
................................ Mậu, Quý
Đông Mộc 3, 8 ........Trung Thổ 5, 10 ............. Tây Kim 4,9
Đinh, Nhâm ............ Giáp, Kỷ ......................... Ất, Canh
................................. Bắc Thủy 1,6
................................. Bính, Tân
Bài Giáp Kỷ hoá Thổ, Ất Canh hóa Kim, vv... chỉ là dùng để ghi nhớ vòng tuần hoàn của Ngũ Vận theo Hà Đồ thôi. Đi tìm cái nguyên lý của Ngũ vận trong bài thơ dùng để ghi nhớ thì sẻ không bao giờ tìm được. Theo nó mà tìm thì chắc có ngày tẩu hỏa nhập ma!!!!
Địa lấy 5 làm chế, tức 60 chia cho 12 Địa Chi, tức được Ngũ Tý, Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, Nhâm Tý.
Can ......Vận, .... Chi ..... Khí
Giáp .... Thổ, .... Tý ...... Quân Hỏa
Ất ........ Kim, ... Sửu .... Thấp Thổ
Bính .... Thủy, .. Dần .... Tướng Hỏa
Đinh .... Mộc, ... Mão ... Táo Kim
Mậu ..... Hỏa, ... Thìn .... Hàn Thủy
Kỷ ....... Thổ, ... Tỵ ....... Phong Mộc
Canh .... Kim, ... Ngọ .... Quân Hỏa
Tân ...... Thủy, .. Mùi ..... Thấp Thổ
Nhâm ... Mộc, ... Thân ... Tướng Hỏa
Quí ...... Hỏa, ..... Dậu ..... Táo Kim
Giáp .... Thổ, ..... Tuất .... Hàn Thủy
Ất ........ Kim, ..... Hợi ..... Phong Mộc
Bính .... Thủy, .... Tý ...... Quân Hỏa
Đinh .... Mộc, ..... Sửu .... Thấp Thổ
Mậu ......Hỏa, ..... Dần .... Tướng Hỏa
Kỷ ....... Thổ, ...... Mão .... Táo Kim
Canh .... Kim, .... Thìn .... Hàn Thủy
Tân ...... Thủy, ... Tỵ ....... Phong Mộc
Nhâm ... Mộc, .... Ngọ .... Quân Hỏa
Quí ...... Hỏa, ..... Mùi ..... Thấp Thổ
Giáp .... Thổ, ..... Thân .... Tướng Hỏa
Ất ........ Kim, ..... Dậu ..... Táo Kim
Bính .... Thủy, .... Tuất .... Hàn Thủy
Đinh .... Mộc, ..... Hợi ..... Phong Mộc
Mậu ......Hỏa, ..... Tý ....... Quân Hỏa
Kỷ ....... Thổ, ...... Sủu ..... Thấp Thổ
Canh .... Kim, ..... Dần .... Tướng Hỏa
Tân ...... Thủy, .... Mão .... Táo Kim
Nhâm ... Mộc, .... Thìn .... Hàn Thủy
Quí ...... Hỏa, ..... Tỵ ....... Phong Mộc
Giáp .... Thổ, ...... Ngọ .... Quân Hỏa
Ất ........ Kim, ..... Mùi ..... Thấp Thổ
Bính .... Thủy, .... Thân ... Tướng Hỏa
Đinh .... Mộc, ..... Dậu .... Táo Kim
Mậu ......Hỏa, ..... Tuất .... Hàn Thủy
Kỷ ....... Thổ, ...... Hợi ..... Phong Mộc
Canh .... Kim, .... Tý ........ Quân Hỏa
Tân ...... Thủy, ... Sửu ...... Thấp Thổ
Nhâm ... Mộc, .... Dần ..... Tướng Hỏa
Quí ...... Hỏa, ..... Mão ..... Táo Kim
Giáp .... Thổ, .... Thìn ...... Hàn Thủy
Ất ........ Kim, ... Tỵ ......... Phong Mộc
Bính .... Thủy, .. Ngọ ...... Quân Hỏa
Đinh .... Mộc, ... Mùi ...... Thấp Thổ
Mậu ..... Hỏa, ... Thân ..... Tướng Hỏa
Kỷ ....... Thổ, ... Dậu ....... Táo Kim
Canh .... Kim, ... Tuất ...... Hàn Thủy
Tân ...... Thủy, .. Hợi ....... Phong Mộc
Nhâm ... Mộc, ... Tý ........ Quân Hỏa
Quí ...... Hỏa, ..... Sửu ..... Thấp Thổ
Giáp .... Thổ, .... Dần ...... Tướng Hỏa
Ất ........ Kim, ... Mão ..... Táo Kim
Bính .... Thủy, .. Thìn ..... Hàn Thủy
Đinh .... Mộc, ... Tỵ ........ Phong Mộc
Mậu ..... Hỏa, ... Ngọ ...... Quân Hỏa
Kỷ ....... Thổ, ... Mùi ...... Thấp Thổ
Canh .... Kim, ... Thân .... Tướng Hỏa
Tân ...... Thủy, .. Dậu ...... Táo Kim
Nhâm ... Mộc, ... Tuất ..... Hàn Thủy
Quí ...... Hỏa, ..... Hợi ..... Phong Mộc
Quan sát vòng Địa Chi, và Lục Khí thì ta sẻ thấy sự tuần hoàn của 6 hành như sau: Quân Hỏa, Thấp Thổ, Tướng Hỏa, Táo Kim, Hàn Thủy, Phong Mộc. Ở Lục Khí thì Hỏa được phân làm Âm Hỏa và Dương Hỏa. Âm Hỏa là Quân Hỏa, Dương Hỏa là Tướng Hỏa. Tướng Hỏa là cái Dương Hỏa ẩn trong Âm Thổ, là cái nhiệt sâu trong lòng đất. Nay ghi thêm Tướng Hỏa vào Thổ của Hà Đồ, thì sự tuần hoàn của vòng Lục Khí củng chính là vòng Ngũ Hành Tương Sinh của Hà Đồ!!!!
Củng vì vậy mà ta có Tý Ngọ Dần Thân hóa Hỏa (Tý Ngọ hóa Quân Hỏa, Dần Thân hóa Tướng Hỏa), Sửu Mùi hóa Thổ, vv....
Theo Hà Đồ thì ta có như sau:
................................................. Nam Quân Hỏa
....................................................... Tý Ngọ
Đông Phong Mộc ........Trung Thấp Thổ, Tướng Hỏa ............. Tây Táo Kim
Tỵ Hợi ............................... Sửu Mùi, Dần Thân ........................ Mão Dậu
................................................. Bắc Hàn Thủy
................................................... Thìn, Tuất
Đó không phải là cái nguyên lý của sự vận hành của Lục Khí sao????
Ngũ Vận Lục Khí đều vận hành theo vòng Hà Đồ. Nay suy lại lời nói cổ nhân quả thật ẩn tàng nhiều bí mật:
Hà Đồ là Cái Thể ...
Ngũ Tý và Ngũ Hổ Độn
Sẳn đây bàn đến vòng Ngũ Tý, VinhL xin giải thích Ngũ Tý Độn và Ngũ Hổ Độn, phương pháp tìm Can của Tháng và Giờ căn cứ theo Can của Năm và Ngày
Khi ta chia vòng 60 Can Chi theo 12 Địa Chi, thì ta có vòng Ngũ Tý như trên. 5 Con Tý là Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, và Nhâm Tý.
Mồi Con Tý lại chia làm 12 Can Chi, tương tựa như 1 Năm có 12 tháng, và 1 ngày có 12 giờ, tức mỗi năm hay mồi ngày khởi 1 con Tý. 5 Năm hay 5 Ngày mà quay trở lại.
Nếu Ngày Giáp Tý bắt đầu khởi giờ là Giáp Tý. Như vậy Ngày Ất giờ khởi là Bính Tý, vv... như sau
Giáp: Giáp Tý
Ất: Bính Tý
Bính: Mậu Tý
Đinh: Canh Tý
Mậu: Nhâm Tý
Kỷ: Giáp Tý
Canh: Bính Tý
Tân: Mậu Tý
Nhâm: Canh Tý
Quí: Nhâm Tý
Đây là phương pháp lấy Can Ngày để khởi Can cho giờ Tý mà cổ nhân gọi là Ngũ Tý Độn.
Thời xa xưa cổ nhân lấy tháng Tý là khởi đầu, nhưng sau đó đổi sang khởi tháng ở chi Dần, vì vậy chi của Ngũ Tý phải tính lên 2 địa chi mà thành Hổ Độn.
Giáp: Bính Dần (Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, bỏ Giáp Tý và Ất Sửu, lấy Bính Dần khởi tháng)
Ất: Mậu Dần (Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần)
Bính: Canh Dần (Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần)
Đinh: Nhâm Dần (Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần)
Mậu: Giáp Dần (Nhâm Tý, Quí Sửu, Giáp Dần).
Ngũ Hổ Độn, là năm Con Hổ, Giáp Dần, Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần, Nhâm Dần.
Đó chính là phương pháp dùng Can Năm để khởi Can cho Tháng Giêng mà cổ nhân gọi là Ngũ Hổ Độn.
Nếu ta dùng vòng Lục Giáp và Nạp Âm để nghiên cứu Dịch hào thì ta sẻ thấy được cái nguyên lý Nạp Giáp của Kinh Phòng, và tại sao Hào Sơ Tam ứng nhau, Nhị Ngũ ứng nhau, và Tam Lục ứng nhau.
VinhL