Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

THẦN KHÍ NGÔI NHÀ - THANH TỊNH TRƯỜNG KHÍ NGÔI NHÀ.

Chia sẻ 1 chút về Phong Thủy. Rất dài và là món quà cho ai hữu duyên đủ kiên nhẫn đọc.
Ai hay gặp xui cũng nên xông nhé.
Bất cứ khi nào nếu muốn bạn có thể xông nhà hết nhé.
Nhà mới thì cần thiết và nên làm.
THẦN KHÍ NGÔI NHÀ - THANH TỊNH TRƯỜNG KHÍ NGÔI NHÀ.
Một ngôi nhà sạch sẽ thoáng mát sẽ mang lại năng lượng phong thuỷ tốt cho gia đình bạn. Muốn chiêu tài lộc may mắn vượng khí thì điếu đầu tiên cần làm cho ngôi nhà bạn sạch sẽ từ vật chất hữu hình đến vô hình (chính là thần khí ngôi nhà).
Giống như đa số con người, người hạnh phúc thì gương mặt luôn tươi tắn hồng hào, người kém may mắn thì gương mặt sẽ khắc khổ u ám. Bởi vậy mới nói tướng tại tâm sinh.
Mọi ngôi nhà đều có thần khí trong nhà, có những ngôi nhà khi ta bước vào thấy cảm giác mát mẻ dễ chịu, cũng có ngôi nhà bước vào t thấy ngột ngạt khó chịu. Khi tinh thần mọi người trong ngôi nhà vui vẻ hạnh phúc, thì như có một vầng hào quang hạnh phúc tỏa khắp ngôi nhà. Ngược lại khi tinh thần trong ngôi nhà không được hạnh phúc, từ sự bất hòa nó phát ra những rung động quạnh hiu buồn chán.
Còn gọi là bầu không khí trong nhà.
Vì vậy hãy nghĩ tinh thần của ngôi nhà là một tổng thể năng lượng, phản ứng lại những biến cố và con người đang cư ngụ bên trong nó. Rất ít người nhận ra rằng tinh thần hay năng lượng của ngôi nhà có mối liên quan mật thiết với những thành viên và tổng năng lượng dao động của những thành viên đóng vai trò rất quan trọng để xác định tính chất năng lượng của ngôi nhà.
Khi mua lại nhà cũ người ta thường quan tâm đến chủ cũ của ngôi nhà sống ở đó như thế nào, nếu chủ cũ không may mắn, ly dị hay phá sản người ta thường nói ngôi nhà đó có “zớp”.
Nhà mang phẩm chất năng lượng của những người sống trong nhà đó, một gia đình hạnh phúc sẽ có bầu không khí hạnh phúc, bầu không khí tươi vui cởi mở sẽ thu hút những xung động dương. Ngược lại nhà có không khí chán nản buồn tẻ sẽ thu hút năng lượng Âm. Từ những phản ứng và hậu quả tiêu cực. Nhà âm khí hay dương khí đa phần do con người sống trong nhà tạo nên.
Làm sạch vùng không gian sống không dừng lại ở việc làm sạch không gian vật chất của ngôi nhà, điều quan trọng và cần thiết là cần phải làm sạch những tạp niệm mang năng lượng âm còn tồn tại trong tâm trí, có thể mời những người vui vẻ đến nhà để thu hút dương khí cho ngôi nhà.
Hãy quyết tâm làm cho vùng không gian sống của bạn được nhẹ nhàng sáng sủa đầy sinh khí để xua tan bệnh tật và vận rủi.
LÀM SẠCH KHÔNG GIAN SỐNG BẰNG THẢO DƯỢC RẤT HIỆU NGHIỆM

Mấy bài thuốc này theo chuẩn đông y với :
1. Quân chủ
2. Thần Tử
3. Tá thần
4. Sứ lệnh
5. Trục quan
6. Sĩ binh
7. Dẫn dược
Có thể hỏi bên đông y theo khẩu quýêt quân thần tá sứ, trục sĩ lệnh binh.
Loại thào dược bạn dùng phải được sống ở vùng núi cao, tỏa ra mùi hương được hấp thụ khí trời nên khí rất tinh khiết,Cần chú ý vùng không gian mà thảo dược sinh sống, nơi đó nếu không khí tinh khiết thì năng lượng trong lá thảo dược sẽ đầy sinh khí.Hương liệu làm nhẹ bớt và hóa giải năng lượng âm rất hiệu quả.
Có nhiều loại hương liệu cho bạn sử dụng, ví dụ như gỗ đàn hương, cây oải hương, trầm.
Đàn hương khi được đốt trong vùng không gian bạn đang sinh sống bạn có thể cảm nhận được tác dụng hàn gắn xoa dịu tinh thần của nó rất nhanh. Đàn hương hấp thụ tất cả năng lượng âm trên bề mặt mọi vật như: quần áo, tường sàn nhà và trong không khí. Có hiệu quả nhất khi kết thúc 1 buổi tẩy rửa bằng cách thắp lên vài nén hương gỗ đàn.
Đốt Trầm khiến hương thơm tự nhiên lan tỏa miền không gian sống, sẽ kích hoạt những miền năng lượng tinh tế.
Tinh dầu và hương thơm có năng lượng hàn gắn và xoa dịu rất mạnh. Và mang lại hiệu quả lớn về tinh thần.
MỘT SỐ BÀI THUỐC XÔNG NHÀ PHỔ BIẾN nếu ko có bài trên thì làm theo 4 bài này. (Tìm mua tại tiệm đông y nhé) khi xây nhà mới hay trước khi dọn đến ở chúng ta nên xông nhà để tẩy sạch âm khí, những khí xấu còn lưu lại từ thợ hồ hay chủ trước nhé)
Bài 1: A quỳ 6 chỉ,Đinh hương 4 chỉ, Long não 2 chỉ, xương bồ 4 chỉ, quỷ kiếm sầu 4 chỉ, đại hồi 6 chỉ, tiểu hồi 2 chỉ, tam nại 4 chỉ,nhục quế 4 chỉ, châu sa 6 chỉ, đàn hương 6 chỉ
Bài 2: Châu sa 5 chỉ, Thần sa 5 chỉ,A quỳ 7 chỉ, Đại tướng quân 3 chỉ, thương nhĩ tử 3 chỉ, tật lê 2 chỉ, kinh giới 5 chỉ, bạc hà 2 chỉ, Long não 2 chỉ, thương truật 3 chỉ, câu đằng 3 chỉ, tùng hương 3 chỉ, hồng hoa 3 chỉ, xích thược 2 chỉ, đàn hương 4 chỉ.
Bài 3; (giải phong long) Xông phong long tử (nam 7 nữ 9) loại gai, châu sa thần sa, nửa lon muối sống, 2 muỗng ớt bột khô, 10 củ nén.
Bài 4: Phòng phong, Kinh giới, nha tạo, tế tân, kim tinh ngân tinh số lượng tùy ý, Nếu âm khí nặng cho thêm a quỳ, quỷ kiếm sầu,đinh hương.
Đơn giản hơn thì hoắc hương quế chi trần bì ngải cứu bạc hà mỗi thứ 3 lạng.
nên xông ngày trực trừ, vào 6h-11h30-18h trong ngày. khi xông nên đọc thêm câu chú:
" Tống khứ hung khí, uế khí, tà khí, yêu khí, cởi dị phong long, tiêu sản (nhà có bầu thì bỏ qua câu này) ma mới ma cũ người quá khứ khô cốt cấp cấp tẩu tán."
khi xông nên bật đèn sáng và mở hết các tủ trong nhà. Cửa sổ đóng lại chỉ hé cửa chính. Xong việc thì mở cửa sổ và quạt cho khói bay ra ngoài.
đi khắp các phòng và cuối cùng quay lại phòng khách. nam bớc qua 7 lần nữa bước qua 9 lần.
Xông xong để nguội đổ ra ngã ba đường.
THANH TỊNH TỪ TRƯỜNG TRONG NHÀ
Thường thì cuối năm chúng ta hay quét dọn nhà cửa “trừ cựu nghinh tân” mà quên thanh tịnh từ trường ngôi nhà. Cách làm rất đơn giản:
Chuẩn bị 1 bao muối hột (chưa sử dụng) , một thùng nước, đổ 2/3 nước sau đó đổ muối biển vào thùng nước. Giờ tý đêm giao thừa (11h-1h) đem thùng nước để chính giữa căn phòng, (ko cần di động).
Ngày mùng 1 tết giờ thân (3-5 h chiều) đem thùng nước muối ra ngõ đổ vào cống.
Nguyên nước biển là nước của đại dương, mà nước của đại địa tổng nhiếp các lực lượng âm dương, dương khí rất mạnh, chúng ta đặt giữa phòng tất thu hết âm khí thậm chí cả âm linh. Toàn bộ bị hút vào trong đó (âm dương hút nhau) khi đem đổ nước hồi quy đại địa, thì căn nhà được thanh tịnh.
Ngày thường có thể làm nhưng phải vào ngày trực trừ mới có hiệu nghiệm.

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

Nhớ hương vị Bánh ong ngày Tết



Trong cái không khí hối hả của ngày tết đang tràn ngập khắp mọi nơi, có lẽ trong những ngày này dù ở đâu, làm gì trong mỗi chúng ta đều nhớ về quê hương với những cái tết đầm ấm bên gia đình...
Tôi đã được đón tết ở nhiều vùng quê khác nhau, được thưởng thức nhiều món ăn độc đáo ngày tết nhưng vẫn không thấy nơi đâu có được món ăn độc đáo như món bánh ong ở Nghệ An quê tôi. Không biết món ăn đó có từ bao giờ, ai đã sáng tạo ra nó chỉ biết rằng món ăn đó vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay, đặc biệt vào mỗi dịp tết món ăn đó đựoc làm phổ biến ở mỗi gia đình.
Ở quê tôi trong những ngày này, cùng với sự hối hả, tất bật để chuẩn bị các vật phẩm cho một cái tết thật đầy đủ thì người dân không quên chuẩn bị nguyên liệu để chế biến bánh ong. Món bánh ong được người dân quê tôi làm vào đầu tháng chạp nhưng phổ biến từ 23 tháng chạp cho tới trước thời điểm giao thừa. Thông thường cứ vào đầu tháng chạp là người dân quê tôi đã chuẩn bị gạo nếp, mât mía (mật nước), gừng, lạc... là những nguyên liệu chính để làm nên món bánh ong đặc trưng.
Món bánh ong hầu như ai cũng làm được nhưng để có được món bánh ong ngon, màu sắc bắt mắt và mọi người yêu thích thì không hề đơn giản. Làm bánh ong đòi hởi sự kinh nghiệm, khéo léo và đôi tay chắc khoẻ. Thường thì làm bánh ong ít nhất cần có 2 người.
Có thể làm theo một trong hai cách sau đây:
1. Trước tiên phải chuẩn bị nguyên liệu gồm: gạo nếp rang nghiền thành bột, mật mía nước, thường thì bánh ong được làm theo tỉ lệ, 1kg bột với 2 chai mật mía, gừng thái chỉ cắt ngắn, lạc rang. Tiếp đến là đổ mật vào nấu sôi tới khi nào lấy đũa nhúng vào và giơ lên thấy mật không còn nhỏ thành giọt chảy xuống thì giảm nhỏ lửa; một người cho gừng, lạc vào, một người dùng đũa khuấy đều, rồi tiếp tục đổ từ từ từng ít bột gạo nếp vào rồi đánh mạnh, đều tay cho tới khi các nguyên liệu quyện vào nhau đặc quánh, có mùi thơm đặc trung của bánh ong thì nhắc nồi xuống, dùng thìa múc ra đổ vào khuân gỗ hình vuông, chờ cho bánh nguội là có thể dùng được.
2. Nguyên liệu gồm:
Thóc nếp 1kg; Mật mía 500g; Lạc 200g; Vừng trắng 100g; Gừng 20g; Vỏ quýt tắt ½ cái; Va ni 10 giọt. (Nếu muốn làm nhiều hơn thì theo tỷ lệ mà nhân đôi, nhân ba lên…)
Cách làm:
Thóc nếp để nguyên cả vỏ đem rang chín thành nổ, sau đó xát bỏ vỏ lấy nổ tán thành bột mịn. Vừng và lạc rang vàng, xát bỏ vỏ lụa.
Gừng tươi bóc vỏ, rửa sạch giã nhuyễn. Vỏ quýt thái thật mỏng.
Cho mật mía vào nồi gia thêm ít nước cho lên bếp đun sôi, cho gừng và vỏ quýt vào quấy đều, lọc qua vải cho nước mật được trong.
Bắc lên bếp đun lại cho đến lúc thấy sền sệt, dúng muôi lấy một ít mật ra, nhỏ vài giọt vào một chén nước, thấy mật bắt đầu đông keo thì cho lạc và vừng rang vào. Việc xác định thời điểm cho mật vào rất quan trọng. Nếu cho bột vào quá sớm bánh thành phẩm sẽ bị nhão. Nếu cho vào quá muộn thì bánh thành phẩm sẽ bị quá cứng. Khi đang cho bột vào, để không bị khê nồi, nên dụi bớt lửa chỉ để ở chế độ than nóng, rồi vừa quấy vừa gia bột vào từ từ cho đến khi hết ¾ bột. Quấy đều tay cho đến khi cảm giác bột trong nồi nổi lên, trong và quánh lại là được. Phần bột còn lại đổ 2/3 ra mâm, trút nồi bột ra rồi nhồi cho thật mịn đến khi không còn dính tay thì đem đổ vào khuôn.
Rải một lớp vừng rang vào đáy khuôn, trút nồi bột vào, dùng thìa dàn đều và éo vào khuôn, rắc thêm một lớp bột áo lên trên, rồi ém chặt xuống, để nguyên khuôn đóng cho đến khi nguội mới được mở ra, khi dùng cắt thành từng lát mỏng cỡ khoảng gần 1cm, bày ra đĩa để ăn hoặc đãi khách.

Món bánh ong ngon phải có màu nâu nhạt, có mùi thơm đặc trưng của gừng, của lạc, của vỏ quýt, vị cay của gừng, vị ngọt đậm đà của mật mía… Món bánh ong chỉ đơn giản vậy thôi nhưng nó đã phổ biến ở quê tôi từ bao đời nay vào mỗi dịp tết và là một món ăn làm phong phú thêm hương vị tết cổ truyền của dân tộc.
Món bánh ong được dùng để thắp hương trên bàn thờ ngày tết, tiếp đãi bạn bè trong dịp tết… đặc biệt món bánh ong có thể để được rất lâu, tới hàng tháng trời vì vậy có thể làm quà biếu cho người thân ở xa. Ngày tết với nhiều thứcc ăn dầu mỡ thì món bánh ong được xem là món đặc biệt hấp dẫn với người dân quê tôi. Ăn bánh ong và thưởng thức bát nước chè xanh đậm đà thì phải nói là tuyệt diệu.
Với tôi, không thể quên được cái không khí ngày tết lạnh giá của mùa đông, ngồi quây quần bên gia đình trò chuyện, thưởng thức những lát bánh ong màu nâu đậm đà bên bếp lửa hồng, cảm giác đó thật đầm ấm, thân thương và khó quên đối với tôi.
Tuy ngày nay đời sống ở quê tôi được nâng cao, kinh tế ổn định cùng với sự phong phú của nhiều loại bánh, người dân có điều kiện để thưởng thức nhiều loại bánh khác nhau nhưng món bánh ong không vì thế mà không được xem trọng. Vào mỗi dịp tết món bánh ong đặc biệt hấp dẫn này vẫn là món không thể thiếu ở nhiều gia đình làng quê xứ Nghệ./.