Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Dạy tiếng Lào: Quang Đạo: Nhận dạy tiếng Lào

Dạy tiếng Lào: Quang Đạo: Nhận  dạy tiếng Lào tai TP Vinh và Hà Nội
Bạn nào có nhu cầu học tiếng Lào hãy liên hệ với tôi: Quang Đạo, số ĐT 0983225079,
hoặc Email: lequang306@gmail.com; xin gặp anh Đạo, nhà ở thành phố Vinh, Nghệ An, tôi sẵn sàng giúp các ban.

Quang Đạo: Học tiếng Lào với phần mềm từ điển Việt - Lào
18.08.2010 12:11
Học tiếng Lào với phần mềm từ điển Việt - Lào

Phần mềm từ điển Việt - Lào, Lào - Việt của bác sĩ Trần Kim Lân là một công cụ rất hữu ích cho những đối tượng đang theo học cũng như nghiên cứu tiếng Lào và những người Lào theo học tiếng Việt. 





2. Tra từ điển Lào - Việt

Để tra từ tiếng Lào sang tiếng Việt, tại giao diện chính của chương trình bạn bấm vào nút hình các quyển sách dựng đứng , khi có thông báo hiện lên bạn bấm nút hình oval có chữ Lào màu đỏ  (Lào).

Để trở lại phần tra cứu Việt - Lào, bạn cũng làm như trên và bấm nút hình oval có chữ Lào màu xanh lá cây  (Việt Nam).

* Bạn nào có nhu cầu học tiếng Lào hãy liên hệ với tôi: Quang Đạo, số ĐT 0983225079, hoặc Email: lequang306@gmail.com; xin gặp anh Đạo, tôi sẽ sẵn sàng giúp các ban. (kể cả học cấp tốc).


Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011

Giới thiệu về phong thuỷ

Kính thưa toàn thể quý vị khách quý!

Từ xưa đến nay, ước vọng lớn lao nhất của con người là tận lực tìm hiểu, nhận thức về thế giới khách quan và về chính bản thân con người, nhằm cải thiện cuộc sống của mình, thích nghi và hoà hợp với thế giới tự nhiên. Nhưng thế giới khách quan vốn bao la vô cùng vô tận, mà con người lại là “ Tổng hoà của các mối quan hệ xã hội “ (Các Mác). Vì vậy, mặc dù các bộ môn khoa học hiện đại, đặc biệt là các bộ môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên được Phương Tây phát triển như thiên văn học, vật lý, y học, sinh học, tâm lý học...tuy đã thu được nhiều thành tựu lớn lao nhưng vẫn không hoàn toàn giải đáp được những câu hỏi hóc búa về tự nhiên, xã hội và con người. Những yếu tố góp phần làm nên đời sống con người cả phương diện tinh thần và vật chất luôn luôn được con người tìm hiểu và khám phá, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay vốn đầy rẫy những rủi ro và phân hoá xã hội sâu sắc. Nó luôn là những vấn đề đầy tính huyền bí thách thức khoa học hiện đại.

May mắn thay trong lịch sử phát triển của con người, đặc biệt là nền văn minh Phương Đông, một trong những nền văn minh cổ xưa nhất của nhân loại, với những thành tựu vượt bậc, mà đến ngày nay những kết quả có được khi ứng dụng nó không thể kể hết, đã phát minh ra học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, đặc biệt là Kinh Dịch, là nền tảng cho Tứ Đại Kỳ Thư của văn hoá huyền bí Phương Đông, gồm có Nhị Học và Nhị Pháp, đó là :

Dịch Học : Giải thích và dự đoán mọi việc lành dữ, biết tất cả các việc liên quan đến tự nhiên, xã hội và con người. Xa thì dự đoán vũ trụ, các thiên hà, các hiện tượng thiên nhiên, khí quyển và thời tiết. Gần thì dự đoán về nhân sinh, xã hội và con người.

Phong Thuỷ Học : Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên, địa lý xung quanh nhà ở đến cuộc sống của con người. Thông qua Phong Thuỷ của nhà ở và mộ phần tổ tiên để dự đoán tương lai, vận hạn, tốt xấu cho cả một dòng họ. Thông qua Phong Thuỷ của nhà ở, văn phòng, trụ sở dự đoán sự thành bại của các tổ chức xã hội, kinh tế và nhân sinh.

Bát Tự Pháp - Tử Vi : Với quan điểm con người chịu ảnh hưởng bởi sự vận động của vũ trụ, các thiên hà, mặt trăng, mặt trời, các vì sao. Khoa này dự đoán được toàn bộ số mệnh cuộc đời mỗi con người, dự đoán vận hạn từng thời kỳ sinh sống của con người qua năm, tháng, ngày, giờ sinh.

Tướng pháp : Dự đoán số mệnh cuộc đời, tính cách, sự thành bại và vận hạn con người thông qua sự quan sát tướng mạo bên ngoài.

Với những môn trên, phần lớn những bí ẩn của tự nhiên và con người đã được khám phá, trải qua hàng nghìn năm hoàn thiện và kiểm chứng đã giúp cho con người từng bước chinh phục được tự nhiên, khám phá bản thân, cải thiện cuộc sống và vận mệnh của chính mình.

Các môn khoa học huyền bí xuất phát từ Kinh Dịch phần lớn đều có nguồn gốc từ Trung Hoa, sau đó được truyền vào Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau và được người Việt Nam phát triển. Do lịch sử và văn hoá mỗi nước nên những lý thuyết bị chồng chéo, tam sao thất bản gây khó khăn rất lớn cho người nghiên cứu. Để áp dụng được chính xác, hiệu quả không tổn hại âm đức cho mình và người khác đòi hỏi phải có căn cơ lớn lao, kinh nghiệm sâu dày và một tâm nguyện độ sinh sâu sắc. Chính vì thế người viết đưa ra những lý thuyết trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn đã được kiểm nghiệm chuẩn xác nhất, phù hợp văn hoá và phong tục, môi trường địa lý của người Việt Nam, phù hợp với trình độ của mọi người từ người mới bắt đầu đến những học giả nghiên cứu chuyên sâu.

Hiện nay có một số người lợi dụng chiêu bài mê tín dị đoan, kiếm lợi cho cá nhân, làm hư hoại đến uy tín của các môn khoa học huyền bí này. Với tham vọng nguyện đem những kiến thức của mình đóng góp cho xã hội, củng cố và phát huy kho báu lịch sử nhân loại, chúng tôi lập website này với mục tiêu đem những học thuyết khoa học huyền bí Phương Đông chính thống đến đông đảo bạn đọc, đặc biệt là những thành tựu của thuật Phong Thuỷ.

Trước hết là tâm nguyện của người viết muốn được chia sẻ những kiến thức quý giá với đông đảo độc giả. Với tham vọng trình bày vấn đề dưới góc độ khoa học, bài trừ mê tín dị đoan, lối viết đơn giản dễ hiểu, dễ áp dụng cho tất cả mọi người, cộng với những kinh nghiệm thực tiễn quý giá sau nhiều năm khảo cứu về Nhân Mệnh học và Phong Thuỷ học, hy vọng website sẽ đem đến cho bạn đọc gần xa những hiểu biết mới, những cách nhìn nhận mới về các môn khoa học huyền bí Phương Đông. Đặc biệt là việc vận dụng học thuyết Âm Dương – Ngũ Hành và học thuyết Phong Thuỷ vào cuộc sống, tự mình có thể ứng dụng Phong Thuỷ cải biến môi trường nhà ở, văn phòng làm việc và cơ sở kinh doanh. Nhằm tự sửa mình, sửa người, đón điều may mắn, giảm thiểu rủi ro cho bản thân, gia đình và xã hội, làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Để tránh được mê tín trong việc áp dụng học thuật Phương Đông, bạn đọc cần tư duy, xem xét những tinh tuý học thuật trên cơ sở được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Tránh những lý thuyết mơ hồ, không có căn cứ và suy luận khoa học, bản thân mình chưa thực tế xem xét kiểm nghiệm. Mọi lý thuyết chỉ được xác nhận là đúng đắn trên cơ sở ứng dụng thực tiễn.

Do được biên soạn trong thời gian ngắn, do hạn chế của kỹ thuật máy tính, văn phong kém phần trau chuốt, thêm nữa là học thuật còn hạn chế nên chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các học giả và bạn đọc gần xa.

Phong Thủy là một bộ môn khoa học về môi trường sống, là những lời diễn dịch của người Trung Quốc xưa về thế giới tự nhiên với mục đích giúp họ xây dựng ...nên một hệ thống canh tác hiệu quả. Ngoài ra với ý nghĩa sâu xa hơn...

Phong Thủy còn chứa dựng những kiến thức, hiểu biết về sự chuyển động của các thiên thể mà người Trung Quốc đã nghiên cứu để xác định đường đi của thời gian. Qua nhiều thế kỷ, những lý lẽ diễn dịch này càng phức tạp và được ghi chép lại bằng chữ viết và được lưu truyền đến ngày nay.

Ở Trung Quốc, khoa Phong Thủy chi phối toàn bộ cuộc sống nhân sinh. Bằng cách thấu hiểu các khái niệm căn bản về Phong Thủy, chúng ta có thể chọn ra các mô hình về thiết kế, những hình ảnh và biểu tượng đầy ý nghĩa từ chính nền văn hoá của mỗi dân tộc để hỗ trợ cho đời sống tinh thần của dân tộc đó.

Ngày nay về mặt thực hành, Phong Thủy cho chúng ta các lời khuyên về cách kiến tạo ra một môi trường sống thoải mái và tích cực. Những yếu tố bất thường trong đời sống hiện đại đang ngày càng gia tăng sức huỷ hoại và vì vậy ngày càng có nhiều người tìm đén các cách sống khác, mong rằng có thể lấy lại thế quân bình cho đời sống cá nhân và những người thân của họ.

Các kiến thức Phong Thủy chủ yếu mang đến cho chúng ta cơ hội được sống khoẻ mạnh, hạnh phúc và sung túc vì ý nghĩa căn bản của Phong Thủy là giữ gìn và duy trì một cuộc sống hài hoà với môi trường xung quanh ta. Hiểu biết về Phong Thủy có thể giúp chúng ta tự đặt mình vào những vị trí có lợi nhất trong môi trường sống của mình. Việc chọn nơi làm văn phòng cũng như các thiết kế nội thất sẽ ảnh hưởng đến mỗi chúng ta theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Thuật phong thủy không những giúp ta biết được vị trí thuận lợi nhất đối với ta mà còn chỉ cho ta cách bài trí, chọn mầu sắc và kiểu dáng để hỗ trợ cho chúng ta trong cuộc sống. Việc thể hiện những lý thuyết của thuật Phong Thủy vào cuộc sống chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích cụ thể cho chúng ta, cho dù chúng ta chỉ mới hiểu biết sơ qua về chúng.

Khi hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống của mình và bắt đầu có ý thức tích cực thay đổi những nhân tố gây khó chịu cho chúng ta thì cũng đồng thời chúng ta đã bắt đầu hiểu rõ chính bản thân và vai trò của mình trong bối cảnh rộng lớn hơn.

Phong Thủy và cái gốc của nó



Thật ra cho đến ngày hôm nay, chưa có một tài liệu nào cho chúng ta biết chính xác ai là người đã sáng tạo ra khoa Phong Thủy. Những tài liệu đưa ra từ trước đến nay về vấn đề này chỉ là những giả thuyết hay do sự suy diễn của mỗi cá nhân mà thôi. Và kể cả câu hỏi về thời gian mà khoa Phong Thủy xuất hiện, chúng ta cũng không có câu trả lời chính xác, mà cũng chỉ là những phỏng đoán theo tiến trình lịch sử của Trung Hoa là nơi đã phát sinh khoa Phong Thủy.

Một trong những giả thuyết cho rằng khoa Phong Thủy ra đời cùng với thời gian mà người Trung Hoa khám phá ra đặc tính của nam châm và xử dụng để làm la bàn tìm phương hướng, đó là thời gian mà người ta ước đoán là khoảng năm 2600 trước Công Nguyên. Bởi vậy, chúng ta chỉ lưu ý đến tiến trình của khoa Phong Thủy và những người đã có công hoàn chỉnh bộ môn này với những dữ kiện có thể tin tưởng được.

Lão Tử, vị giáo chủ của đạo Lão, là nhân vật đầu tiên mà đa số những người tìm hiểu về khoa Phong Thủy nghĩ rằng ông đã có công góp phần không ít cho bộ môn này trong buổi sơ khai. Tuy không có một tài liệu chính xác nào lưu lại, nhưng người ta tin tưởng Lão Tử đã dựa vào Kinh Dịch để đặt nền tảng cho khoa Phong Thủy vào khoảng năm 600 trước Công Nguyên.

Bậc thầy thứ hai là Hồng Phạm, trong thời nhà Hán, người đã lập ra hệ phái Cửu Tinh Bát Môn, dựa vào chòm sao Đại Hùng Tinh là 7 sao có thật trên vòm trời mà hồi đó ông đã phát hiện được, cộng thêm với hai sao tượng trưng là Tả Phù và Hữu Bật làm thành nhóm Cửu Tinh mà chúng ta sẽ đề cập đến trong cuốn sách này.

Và trong suốt thời Tam Quốc phân tranh, một người được xưng tụng với danh hiệu Vạn Thế Biểu Sư chính là Khổng Minh Gia Cát Lượng (181 - 234 sau Công Nguyên). Ông là một chiến thuật, chiến lược gia kỳ tài và là một bậc tôn sư về môn Phong Thủy, ông đã áp dụng những nguyên tắc căn bản của môn này vào lãnh vực binh bị, như việc lập doanh trại, địa thế nơi đóng quân v.v... làm cho khoa Phong Thủy được người đời tin tưởng và nghiên cứu để học hỏi nhiều hơn.

Vào khoảng năm 200 trước Công Nguyên, tức là những năm đầu của nhà Hán cho đến thời Hán Sở tranh hùng, qua tài liệu khảo cổ, chúng ta thấy di tích một vài tác phẩm nói về cách chôn cất và cách đặt mộ phần, tức là khoa Phong Thủy Âm Trạch sau này. Nhưng tiếc thay, những tác phẩm nói trên đều viết bằng loại cổ tự Trung Hoa, cách diễn tả khó hiểu và bị mất mát quá nhiều, lại thêm tình trạng "tam sao thất bổn", nên người đời sau không thể dựa vào đó để tham khảo được gì.

Khoảng năm 618 sau Công Nguyên, tức là vào đời nhà Tần, đã xuất hiện nhiều nhà Phong Thủy nổi tiếng, họ như những bậc tôn sư của thời đại, có công hoàn chỉnh và phổ biến sâu rộng khoa Phong Thủy trong nhân gian. Và cũng từ thời điểm này, khoa Phong Thủy chia ra làm nhiều hệ phái như Cửu Tinh Bát Môn, Ngũ Hành Chính Thống, Huyền Không Ngũ Hành, Hồng Phạm Ngũ Hành v.v... và phân ra làm hai lãnh vực: Âm trạch, chủ về mộ phần và Dương trạch, chủ về nhà cửa, cơ sở thương mãi. Rồi cũng từ đó, khoa Phong Thủy đã trở thành những nguyên tắc không thể thiếu sót trong cuộc sống của người Trung Hoa cho đến ngày hôm nay.

Bước vào thế kỷ hai mươi, khoa Phong Thủy không còn là tài sản riêng của người phương Đông nói chung, mà đã được người phương Tây nghiên cứu, học hỏi và áp dụng. Theo đà tiến hóa của xã hội với thời gian, Phong Thủy hôm nay chỉ còn áp dụng nhiều trên hai lãnh vực nhà ở và cơ sở thương mãi. Phần mồ mả, còn áp dụng chăng, có lẽ chỉ ở các nước Á Đông, và tại những vùng chưa đô thị hóa mà thôi. Riêng phần áp dụng khoa Phong Thủy vào hai lãnh vực nhà ở và cơ sở thương mãi, vì để theo đúng bối cảnh sinh hoạt hiện tại, những nguyên tắc của khoa Phong Thủy ngày càng được biến đổi cho phù hợp với thực tế, ngày càng đơn giản và gần gũi với cuộc sống hơn.


-Trong số các môn khoa học huyền bí phương Đông, phải nhìn nhận Phong Thủy là khoa học gần gũi thực tế cuộc sống nhất. Người phương Tây có cơ hội tiếp cận Phong Thủy tuy có cho rằng đây là một khoa huyền bí cổ truyền có lịch sử hàng nghìn năm của xã hội nông nghiệp Trung Hoa, nhưng cơ bản nó vẫn là một môn “khoa học môi trường” mang tính thời đại đáng được tìm hiểu và nghiên cứu ứng dụng nghiêm chỉnh trong xã hội công nghiệp. Ý niệm tác động qua lại giữa “Thiên-Địa-Nhân” (Trời-Đất-Người) của phương Đông không mấy xa lạ với ý niệm về mối quan hệ tương tác giữa “Con người-Xã hội-Thiên nhiên” của phương Tây. Tất cả đều có cùng một mục tiêu là mong muốn tìm kiếm sự hài hòa và cân bằng cho cuộc sống của loài người từng bị xâm hại suốt một thế kỷ phát triển công nghiệp vừa qua.
Các nhà nghiên cứu phương Tây ý thức được rằng muốn hiểu biết thấu đáo Phong Thủy phương Đông không thể không nghiên cứu sâu về Kinh Dịch, cùng các khái niệm về Đạo, Âm Dương, Ngũ Hành, Bát Quái, Hình, Ý, Khí, Long Mạch, tuổi tác, hướng thích hợp theo tuổi và giới tính, ý nghĩa về màu sắc theo quan niệm phương Đông. Quan niệm về “khí” rất quan trọng trong khoa địa lý cũng được người phương Tây thấu hiểu, xem nó tương đương với cái mà khoa học gọi là “năng lượng” vận chuyển trong vũ trụ và con người. Ngoài ra họ còn phải đào sâu tìm hiểu thêm về các trường phái Phong Thủy khác nhau như phái Địa Lý (thiên về “hình”), phái Bát Trạch (nặng về “hướng”), phái Mật Tông (nghiên về “ý”) v.v...
Tuy vậy, sở dĩ người phương Tây dễ tiếp thu khoa Phong Thủy là do bộ môn khoa học huyền bí này không giống như các khoa Tử Vi, Tướng Mệnh chẳng hạn (cho rằng mọi vật có số phận riêng, định mệnh đã an bài, khó lòng thay đổi), mà chủ trương rằng con người có thể chủ động can thiệp nhắm thay đổi, sửa chữa lại những cái gì chưa hoàn hảo để làm tốt hơn cho cuộc sống. Cho nên không ai lấy làm lạ một khi khoa Phong Thủy du nhập vào thế giới phương Tây thì đã nhanh chóng biến thành nghệ thuật ứng dụng, chủ yếu nhắm sắp đặt, trang trí nhà cửa, sân vườn, văn phòng và cơ sở thương mại.
Ứng dụng cụ thể vào cuộc sống
Với những nguyên tắc đơn giản mà hiệu nghiệm, khoa Phong Thủy có thể thích nghi vào xã hội mới, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp, công việc làm ăn khả quan hơn. Do vậy mà người phương Tây, nhất là người Mỹ, không ngại xông xáo tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng môn khoa học môi trường mới đến từ phương Đông này. Họ đã trực tiếp tìm kiếm học hỏi từ các chuyên gia phong thủy ở Trung Quốc ở nước ngoài để rồi truyền bá nó ra qua sách báo, băng hình, giảng dạy, “talkshow” giải đáp thắc mắc trên truyền hình, trên báo chí...
Ngày càng nhiều những nhà kinh doanh phương Tây quay về từ châu Á cũng đã đem khoa Phong Thủy ra áp dụng vào cơ sở làm ăn, nhà cửa của họ. Người Mỹ ở tầm trung bình cũng hiếu kỳ nghiên cứu Phong Thủy, bắt đầu ứng dụng nó vào cuộc sống hàng ngày và họ thừa nhận đã thu đạt kết quả rất tích cực.
Phong thủy trong cộng đồng gốc châu Á ở phương Tây     
Cộng đồng di dân người Hoa rõ ràng là tin tưởng có phần hơi quá đáng vào khoa Phong Thủy cổ truyền của họ, nhiều khi đến mức mê tín dị đoan. Người Việt mình thì cũng tin Phong Thủy khi mua hoặc xây nhà, nhưng không đến nỗi quá đáng như Hoa kiều. Nhiều người mình (gồm cả Việt kiều lớp trẻ) cũng có một số hiểu biết nhất định về Phong Thủy qua nghiên cứu sách báo. Ví như một kỹ sư ở California nhất định không chịu chọn kiểu nhà có cầu thang nhìn thẳng ra cửa chính hoặc đã xây sẵn hồ bơi ngay phía sau khối nhà...
Nay công ty địa ốc lớn nhất nước Mỹ là KB Home đã xây dựng “nhà phong thủy” để bán cho cộng đồng người di dân gốc Á và thuê cả nhân viên bán nhà rành về phong thủy tư vấn khách hàng. Năm nay họ khoe là đã bán được một nửa trong tổng số 32.000 căn nhà của họ cho khách hàng gốc châu Á.
Môn Phong Thủy nay đang được giảng dạy tại các khoa Châu Á học tại các đại học và dự kiến sẽ trình bày như chuyên đề khoa học ở các khoa liên quan đến khoa học môi trường và sinh thái, đến các bộ môn thiết kế như quy hoạch đô thị, kiến trúc, trang trí nội thất, cảnh quan...
Chúng ta không nghĩ rằng Phong Thủy có thể giải quyết được tất cả mọi chuyện của cuộc sống. Tất cả những gì do con người tạo ra đều tương đối, Phong Thủy muốn thành công cần có sự hỗ trợ của những yếu tố khác. Nhưng nó cần được gìn giữ và phát huy theo hướng nhân văn và khoa học, nhắm phục vụ tốt hơn cuộc sống của nhân dân ta bước vào thời đại mới, thời đại khoa học và công nghệ thế kỷ 21.

Tìm về câu hát: Cá mát sông Giăng

       Tìm về câu hát cá mát sông Giăng  
       
        “Tiếng đồn cá mát sông Giăng
         Dẻo cơm Kẻ Quạ, ngon măng Chợ Cồn…”
        Theo câu hát đò đưa thân thương dìu dặt, tôi tìm về cá mát sông Giăng, con sông từ lâu đã đi vào thơ ca nhạc hoạ như là một điểm nhấn của du lịch Thanh Chương và của cả Nghệ An.
         Con sông Giăng hiền hoà thơ mộng được bắt nguồn từ đại ngàn, từ trên dãy Giăng Màn chảy qua miền thượng huyện Thanh Chương, là hợp lưu của dòng Lam hùng vĩ, một trong những con sông lớn và dài nhất miền Trung. Có phải vì khí hậu hay thổ nhưỡng mang tính đặc thù của vùng đất này mà sông Giăng mang trong mình nhiều đặc sản quý giá mà không phải nơi nào cũng có. Một trong những đặc sản đó là Cá sông Giăng. Nói đến "Cá sông Giăng, Măng chợ Cồn" thì người Nghệ ai mà chẳng biết. Cũng như măng chợ Cồn, cá sông Giăng không chỉ nhiều mà còn ngon nổi tiếng. Nhưng đã nói cá sông Giăng thì trước hết phải kể đến con cá mát  sông Giăng.
          "Ngon như cá mát sông Giăng, 
          Đẹp như cô gái bán măng chợ Cồn".
         Những ai đã có may mắn thưởng thức dẫu chỉ một lần thì trong suốt cả cuộc đời khó có thể quên được.
         Người viết bài này cũng đã có may măn vài lần được thưởng thức cái món đắc sản của miền sơn cước ấy. Tôi còn nhớ mãi cách đây trên 30 năm khi tôi đến chơi nhà ông Chắt Chế ở xã Thanh Đức, chỗ thân quen lâu ngày gia đình ông đón tiếp tôi thật thân tình niềm nở. Ông bảo bà nhà và cô con gái tên Ngân cũng trạc tuổi tôi ngồi tiếp khách, còn ông tranh thủ ôm chài xuống sông. Nhà ông ở ngay trên bờ con sông Giăng phía thượng nguồn. Chỉ chưa đậy một tiếng đồng hồ với mấy mẻ chài mà ông đã mang về một giỏ lớn đầy cá, trong đó có khoảng một nửa là cá mát tươi roi roí và đang dãy đành đạch. Ông chọn mấy con to bằng lưỡi dao để nướng còn nữa đem kho, rán đãi khách. Gắp cá vừa đạt lên bếp than một lúc mùi thơm đã bốc lên ngào ngạt lan cả một vùng. Dù đã trên 30 năm nhưng cái hương vị đậm đà quyến rũ ấy vẫn còn đọng mãi trong tôi không thể nào quên được, dù rằng sau này tôi có được thưởng thức nhiều món đặc sản khắp các miền nhưng cái hương vị ấy cứ ám ảnh mãi nhất là mỗi khi nhớ về quê nhà. Thời ấy sao mà cá mát nhiều và dễ đánh bắt đến thế. 
     
        Cách đây mấy tháng tôi có dịp ghé chơi nhà người bạn ở xã Thanh Liên gần sông Giăng cũng thuộc huyện Thanh Chương, anh đã tổ chức cho tôi một chuyến du lịch sinh thái đầy ấn tượng. Chúng tôi được mời xuống thuyền của một gia đình vạn chài và nói rõ mục đích là muốn được thưởng thức cá mát nướng. Vợ chồng chủ thuyền đón tiếp rất niềm nở. Ông bảo cô vợ tên Lan là một phụ nữ khá xinh khoảng 35, 36 tuổi vò ngay một ấm chè Giăng, còn ông cho thuyền chạy ngược lên chừng dăm cây số. Ông bảo quảng này mới có thể bắt được cá mát, bởi dạo này món hàng hơi bị hiếm, nguồn cung thì ít mà nguồn cầu thì cao. Cảnh vật hai bên bờ sông trông thật đẹp thật thanh bình. Chợ Giăng trên bến dưới thuyền khách mua bán khá nhộn nhịp, những hang chuối, nhãn, phượng vỹ xen lẫn những bãi mía nương dâu xanh mướt mắt. Trong khi cho thuyền chạy ông nhắc vợ cho than vào "trách" nhóm dần để khi đánh được cá là cho lên bếp nướng ngay cho ngon. Đến một khúc quanh nước trôi chầm chậm thi thoảng có vài vòng xoáy, ông cho dừng thuyền và bắt đầu thả lưới quăng chài. Ấm nước chè tươi cũng vừa chín, chị Lan rót nước mời khách. Nước chè Giăng ngon thật, hương thơm vị chát mà đậm. Chúng tôi vừa uống nước vừa ngắm cảnh. Sau mấy lần quăng kéo, ông chủ cũng kiếm được một ít cá nhỏ trong đó có mấy con cá mát bằng cỡ 2 ngón tay, dài như con cá trích, sáng óng ánh. Ông mừng ra mặt bảo có hôm đánh mãi mà chẳng bắt được con cá mát nào đâu, hôm nay các bác gặp may đấy. Mấy con cá mát tươi được kẹp ngay vào cái kẹp tre non và đặt lên bếp than đỏ. Chị Lan vừa quạt vừa lật trở, mùi thơm bốc lên điếc mũi, dịch vị cũng theo đó tứa ra ướt cả chân răng, chưa ăn mà đã thấy ngon. Theo kinh nghiệm dân gian cá mát không chỉ ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh nâng cao sức khoẻ và đặc biệt tốt đối với phụ nữ mới sinh, ăn vào nhiều sữa, đẹp da lại chống được sản hậu. Anh bạn tôi rút trong túi ra một chai rượu quôc lủi nút lá chuối,vài quả ớt và mấy thứ gia vị. Sau mấy lần lật trở những con cá được gỡ ra đĩa. Bên cạnh đĩa cá nướng chị Lan còn đặt thêm một đĩa măng rừng luộc và 2 bát nước chấm. Anh bạn nói đùa, vậy là có đủ đặc sản cá sông Giăng, măng chợ Cồn rồi. Ông chủ cao hứng đọc 2 câu thơ: 
"Măng rừng cá mát thịt gà
Cả ba thứ ấy đều là dùng tay".
       Nào xin mời các bác, cái khoản này ta cứ dùng tay cho nó tiện. Rượu được rót ra, mọi người cùng nhau nâng cốc chúc sức khoẻ và cảm ơn ông bà chủ. Cá mát nướng nhắm với rượu quả thật là tuyệt tác. Măng rừng với rượu cũng hay, vừa ngấm rượu lại ít say, là chất đưa cay của dân miền núi. Rượu được vài tuần, ông chủ hồ hởi: Hai bác thông cảm cho em, dù chưa thật như ý vì cá mát không có nhiều, nơi tiếp đãi đơn sơ nhưng nhà em cũng đã cố gắng "thu non sông về một mối" cứ gọi là sơn hào hải vị đủ cả. Có măng trên rừng, có cá dưới sông, có rượu quốc lủi, có thiếu chăng là món Nhút đặc sản của Thanh Chương, cái khoản này hôm nay thì em chịu, nếu các bác muốn thì hẹn mùa hè tới, đúng mùa mít mời các bác trở lại.
       Trong câu chuyện vui về sơn hào hải vị ông chủ vẫn không dấu nổi sự đượm buồn khi kể về "cá mát sông Giăng". Ông kể ngày xưa cá sông Giăng nhiều lắm, cá mát cũng nhiều, đánh bắt rất dễ, nhưng từ khi đặp đập Phà Lài ở trên thượng nguồn thì lượng cá mát giảm hẳn, không chỉ cá mát mà các loài cá khác cũng ít dần. Theo ông thì đặc tính các loại cá này là dến mùa sinh sản là chúng nó lên tận khe suối thượng nguồn, nhưng có lẽ do dòng chính bị ngăn đập quá cao nên không vọt qua được, đành lỗi mất mùa sinh sản. Bên cạnh đó việc đánh bắt bằng mìn, bằng các dụng cụ xung điện, nạn ô nhiễm môi trường, thuốc trừ sâu, các chất thải độc hại khác... đã làm cho dòng sông phải oằn mình gắnh chịu. Chính vì thế mà lượng cá cứ ít dần, ít dần.
       Chiều tà, hoàng hôn cũng đã buông xuống, những vêt khói màu lam cũng đã là là bay trên các mái bếp ven sông, phía xa hơi sương quyện với hơi nước trông lãng đãng như những đám mây mờ, từng đàn chim đang vội vã bay về phía rừng xa tìm chốn ngủ. Trên trời mây lững lờ trôi. Chúng tôi lưu luyến chia tay hai vợ chồng ông chủ đò hiếu khách, nghĩ về những điều ông nói mà lòng băn khoăn tự hỏi: Rồi đây, không chỉ sông Giăng, mà thượng nguồn sông Hiếu, sông Con, Nậm Nơn, Nậm Mộ...có còn cá mát nữa không?

                                                            Quang Đạo: (Trường Chính trị Nghệ An)

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Tìm hiểu đất nước Lào tươi đẹp

Thương nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua
Việt Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long. (Hồ Chí Minh)
Mấy vần thơ dung dị mà dạt dào cảm xúc của Bác đã nói lên tình đoàn kết sâu nặng, tình hữu nghị đặc biệt keo sơn gắn bó giữa hai dân tộc Việt - Lào.  Trong xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của hai Đảng, hai Nhà nước, mấy năm qua hàng trăm công ty Việt Nam (trong đó có nhiều doanh nghiệp Nghệ An) đã và đang triển khai các chương trình, dự án hợp tác đầu tư có hiệu quả tại Lào. Để công việc ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cho cả hai bên và tình hữu nghị keo sơn gắn bó ngày càng bền chặt, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về thiên nhiên đất nước, con người và văn hoá Lào, một nền văn hoá phong phú giàu bản sắc, để từ đó ta càng tin yêu hơn những người bạn Lào, những người anh em gần gũi, thuỷ chung nhất mực sống ở bên mái nhà phía Tây Trường Sơn.
Đất nước, con người:
Nước Lào, trước đây còn gọi là Vương quốc Lạn Xạng, “Lạn” tiếng Lào là triệu, “xạng” là voi. Lạn Xạng có nghĩa là “Triệu Voi”. Có tổng diện tich  236.800 km2, có đường biên giới giáp 5 nước: Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây bắc giáp My-an-ma, phía tây giáp Thái Lan. Phía nam giáp Căm-Pu-Chia, và phía đông giáp Việt Nam. Lào có 17 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có 10 tỉnh chung đường biên giới với Việt Nam với chiều dài 2067 km( Riêng đường biên giới chung với Nghệ An là 420 km, gồm 3 tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô ly Khăm xay). Thủ đô là Viêng Chăn. Dân số của Lào hiện nay có khoảng 7 triêu người, bao gồm ba bộ tộc chính là Lào Lùm, Lào Thơng và Lào Sủng, ngoài ra còn có một số ít là người Việt, Người Hoa, người Thái cùng chung sống.. Rừng núi chiếm 3/4 diện tích, có nhiều lâm sản, động vật và khoáng sản quý hiếm. Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Có dòng Mê-công chảy từ bắc xuống nam dài 1865 km. Có núi Phu-bia cao 2820m so với mặt nước biển, là đỉnh cao nhất nước Lào. Có cố đô Luông-pha-ra-băng là di sản văn hoá thế giới, hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch. Đất nước Lào có nhiều công trình lịch sử văn hoá, có thiên nhiên tươi đẹp, có nhiều cảnh quan kỳ thú như Thạt Luổng (Viêng Chăn), Núi phú Xỉ, chùa Vạtxixun (Luông pha băng), Cánh Đồng Chum huyền bí (Xiêng Khoảng), thác Khôn, thác Quang Xi, Hang Thẳm tình.v.v. Có cuộc sống yên ả, thanh bình và thơ mộng. Người Lào thật thà, hiền hoà, dễ mến, ít tranh đua, ít khi lớn tiếng cãi cọ nhau. Tính cách ấy biểu hiện rõ trên ánh mắt, nụ cười, trên mỗi gương mặt cử chỉ và dáng điệu của mỗi con người. Trong gia đình họ chung sống hoà thuận, ra đường kẻ dưới cung kính chào người trên, trẻ con chắp tay chào người lớn, và đặc biệt họ rất quý trọng tình bạn, quý trọng chữ tín. Chuyện vợ chồng ly hôn cũng rất ít khi xảy ra, vì nó bắt nguồn từ những phong tục thuần hậu truyền đời. Nếu như với người phụ nữ Việt Nam là “tam tòng tứ đức”, thì người phụ nữ Lào là “hươn xảm nậm xi” (ba nhà bốn nước) được giáo dục từ hồi còn tấm bé. Đây cũng là nét văn hoá, phong tục đặc sắc của người Lào.
Hươn xảm (ba nhà) là hươn non, hươn khùa, hươn phôm: Có nghĩa là  người phụ nữ Lào phải luôn biết chăm sóc Nhà cửa, phòng ngủ lúc nào cũng phải sạch; bếp phải sạch sẽ gọn gàng; đầu tóc phải sạch sẽ thơm tho, tuyệt đối không để tóc rụng vương vãi trong nhà.
Nậm xi (bốn nước) là: Nậm chay: Chay tiếng Lào có nghĩa là Tim, là tấm lòng. Khi nào trong lòng cũng phải vui vẻ với chồng và gia đình nhà chồng.
Nậm xạy: lúc nào trong nhà cũng phải có nước sạch để dùng.
Nậm đừm: Khi nào trong nhà cũng phải có nước tiếp khách.
Nậm boc pun: là trong nhà khi nào cũng có vôi, cau trầu để tiếp khách.
Phụ nữ Lào khi thường kín đáo, e ấp trong giao tiếp, rất hiếm khi thấy họ có những cử chỉ suồng sã kể cả trong gia đình cũng như ra ngoài xã hội.
Văn hoá Lào:
Lào là đất nước của bốn mùa lễ hội. Hầu như tháng nào cũng có lễ hội, cả nước có trên 2000 ngôi chùa lớn nhỏ, chùa chiền đền tháp là nơi gắn bó cả đời với người Lào, cũng là chất keo cộng đồng gắn kết các bộ tộc Lào lại với nhau, chất keo văn hoá Phật giáo. Chùa chiền với những mái ngói uốn cong nhiều dáng vẻ còn là biểu hiện sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và thẩm mỹ của người Lào. Lễ hội gắn với chùa chiền, chùa chiền gắn liền với làng bản, là nơi để mọi người gặp gỡ, vui chơi, ăn diện và múa hát. Lễ hội cũng là biểu hiện của văn hoá tâm linh phật giáo từ, bi, hỉ, xả đã ăn sâu vào máu thịt bao đời người dân các bộ tộc Lào, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Lào trường tồn, lung linh mà quyến rũ.
Tết Lào có nhiều, Tết gọi là “Bun”, như Bunphavét (Phật Hoá thân), Bunvysaka (Phật đản), Bunkhaobansa, (mùa chay), Bunkhaodaladin (tưởng nhớ người đã mất), Bunsoangho(hội đua thuyền), rồi lễ hội Thạt Luổng - lễ hội rất lớn diến ra tại thủ đô Viêng Chăn vào Trung tuần tháng 11… Nhưng tiêu biểu nhất, trọng thể nhất là Tết cổ truyền Bun Pi May (Tết năm mới) vào ngày 13/4 đến 16/4 hàng năm còn gọi là Tết té nước. Người dân té nước để cầu may, cầu bình yên cho cả năm, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Đầu tiên họ tưới nước lên các tượng Phật, sau đó còn té nước vào các nhà sư, chùa và cây cối xung quanh chùa, rồi đến những người xung quanh. Họ còn té nước vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất. Trong những ngày này, mọi người thăm viếng chúc tụng lẫn nhau, ăn uống vui chơi, múa hát cầu mong quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc, người người ấm no. Trong dịp tết còn có lễ phóng sinh, lễ Buộc chỉ cổ tay chúc phúc… Với người Lào, những phong tục trong lễ hội Bunpimay mang nhiều ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc.
Văn hoá Lào như một dòng chảy ngọt ngào đời này qua đời khác đã hun đúc nên tâm hồn, cốt cách, và văn hoá của người Lào. Qua thời gian năm tháng được kết tinh ở những phong tục văn hoá đẹp đẽ như Bun hốt nậm  (Tết Té nước) để giải trừ mọi lo âu phiền muộn; Buộc chỉ cổ tay chúc phúc người thân, chúc phúc khách quý, bạn bè… một mỹ tục rất đẹp đẽ, độc đáo và hiếm có; và hoà cùng với tiếng chiêng, tiếng khèn, điệu Lăm vông mềm mại uyển chuyển làm say đắm lòng người, như mời gọi, như níu giữ bước chân du khách đã đặt chân đến đất nước Lào là không muốn rời xa, là dẫu chỉ một lần mà lưu luyến mãi, vấn vương đến trọn đời.
Đất nước, con người và nền văn hoá Lào quả là đang mang trong mình nguốn sức mạnh vô biên, ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu, đó chính là tiềm năng và là nguồn nội lực to lớn. Tiềm năng và nguồn lực to lớn đó đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào trân trọng, giữ gìn, bồi đắp và phát huy trong thời đại mới, thời đại hội nhập và phát triển./.
        
Quang Đạo: Trường Chính trị Nghệ An - Nhận dạy tiếng Lào cho các bạn có nhu cầu.
 ĐT: 0983225079; Email: lequang306@gmail.com
Địa chỉ: 40, Nguyễn Hữu Điển, Phường Lê Mao, TP Vinh, Nghệ An

Thứ Tư, 5 tháng 1, 2011

Thông báo: Thành lập câu lạc bộ Dich học Nghệ An - Quang Đạo

Chào các bạn, những người đang có niềm say mê tìm hiểu và nghiên cứu Kinh dịch và các bộ môn khoa học thần bí phương Đông. Thể theo mong muốn của bạn bè và nhiều người khác, sau một thời gian chuẩn bị, chúng tôi đã thành lập một Câu lạc bộ Dịch học tại thành phố Vinh, Nghệ An. Câu lạc bộ sẽ là nơi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm của những người có cùng niềm say mê tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng Dịch học (Kinh dịch, Chu dịch, Mai hoa dịch số) và các bộ môn khoa học thần bí khác như: Tử vi, Nhân tướng học, Y học , Lý số, Tứ trụ, Phong thuỷ, Thiên văn, Địa lý...
Trước mắt tôi Lê Quang Đạo giữ chức Chủ nhiệm lâm thời; anh Nguyễn Quốc Dân, Phó Chủ nhiệm; anh Nguyễn Khắc Hà làm Thư ký. Hiện CLB đã có trên 20 hội viên, 70% là cán bộ về hưu, 30% hiện đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, các trường học và các doanh nghiệp, trong đó trên 70% trình độ đại học và trên đại học.
Câu lạc bộ sẽ chính thức ra mắt ngày 10/1/2011, đặt văn phòng làm việc tại Thư viện tỉnh và đặt dưới sự quản lý, bảo trợ của Thư viện tỉnh Nghệ An. Câu lạc bộ hoạt động theo điều lệ và quy chế riêng. Rất mong mọi người tham gia hưởng ứng nhiệt tình!
Thay mặt Ban chủ nhiệm lâm thời xin trân trọng cảm ơn!
Mọi ý kiến đóng góp hoặc nhu cầu tham gia xin gửi về Quang Đạo- ĐT 0983225079, hoặc hộp thư điện tử:  lequang306@gmail.com
Trân trọng!

Doanh nhân Nguyễn Trần Bạt giao lưu với lãnh đạo tỉnh và các nhà doanh nghiệp Nghệ An - Những bất ngờ thú vị. (Lược thuật của Quang Đạo)

09/11/2009 11:12 AM

Cuộc đời của ông Nguyễn Trần Bạt:
 
Vừa qua, trong dip kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam, nhận lời mời của lãnh đạo tỉnh, Trường Chính trị, Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghệ An, ông  Nguyễn Trần Bạt, Chủ tich HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ Invest Consult Group đã có buổi gặp gỡ, giao lưu với các nhà DN Nghệ An, trong buổi giao lưu ấy đã có nhiều bất ngờ và thú vị, xin tóm lược một số nội dung câu hỏi và trả lời trong buổi giao lưu đó.
Trước khi đề cập vào nội dung chính, để độc giả hiểu rõ hơn chúng tôi xin giới thiệu vài nét về cuộc đời nhà doanh nhân Nguyễn Trần Bạt - Một doanh nhân thành đạt và là người con của quê hương xứ Nghệ. Ông quê ở Hưng Nguyên, Nghệ An, sinh năm 1946. Cha ông là tú tài Tây, ông nội ông ngoại đều là địa chủ, trước cách mạng tháng 8/1945 ông nội đã có đồn điền rộng lớn hàng ngàn ha tại Phủ Quỳ. Vì thành phần gia đình nên mới lên 9 tuổi ông đã phải theo cha mẹ phiêu bạt ra Hà Nội  kiếm sống. Cha là nhà trí thức nhưng phải làm nghề bán thuốc lá dạo trên tàu, còn ông bán nước chè tại ga Hàng Cỏ. Trời phú cho ông trí thông minh ham học, quê hương phú cho ông đức tính cần cù nhẫn nại, gia đình nội ngoại phú cho ông máu ham làm giàu. Cho nên từ nhỏ ông đã xác định cho mình dù khổ đến mấy cũng phải học và chỉ có học mới có thể mở mày mở mặt với thiên hạ, muốn làm giàu cũng phải có học vấn. Năm 18 tuổi ông xung phong tham gia đoàn quy hoạch lâm trường Sông Hiếu, sau đó vào bộ đội, do bị thương vì sức ép của bom nên ông được giải ngũ và đi học tiếp đại học xây dựng , khoa công trình, học xong đại học lại được điều động vào quân đội, là sĩ quan binh chủng công binh ông từng tham gia xây dựng các cung đường chiến lược trong đó có đường mòn Hồ Chí Minh ( đường Trường Sơn). Năm 1976, sau 10 năm ở trong quân ngũ ông được chuyển ngành, về công tác tại Viện khoa học, Bộ GTVT, quyền chủ nhiệm bộ môn nền móng công trình, rồi về công tác tại bộ KH&CN. Trong thời gian này ông gặp một sự cố đau lòng là cô con gái ông không may bị bệnh bạch cầu cấp phải điều trị dài ngày và thuốc men rất tốn kém, vì không có tiền mua thuốc chạy chữa cho con nên con gái ông đã qua đời khi đang tuổi học trò. Ông cay đắng nhận ra rằng vì nghèo mà con ông bị chết, làm một trí thức, một công chức mà không lo được đời sống cho vợ con. Sau nhiều đêm dài trăn trở không chợp mắt, ông quyết chí tìm con đường đi khác, tìm cách làm mới với khát vọng quyết tâm đổi đời. Với kiến thức, kinh nghiệm cộng với sự nhạy bén trong làm ăn kinh tế, năm 1992 ông thành lập công ty tư vấn đầu tư với suy nghĩ Việt Nam sớm muộn cũng sẽ gia nhập WTO, kinh tế VN phải mở cửa hướng ra bên ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài muốn vào làm ăn tại VN cung phải cần có một tổ chức trung gian làm cầu nối và công ty của ông là công ty đầu tiên của VN đảm nhận vai trò cầu nối quan trọng đó. Hiện ông là chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc công ty Invest Consult Group, công ty tư vấn hàng đầu Việt Nam. Báo chí cũng đã tốn khá nhiều giấy mực viết về ông. Sau 15 năm thành lập và phát triển đến nay công ty đã có hàng ngàn dự án đầu tư quan trọng ở cả trong và ngoài nước. Mạng lưới khách hàng quốc tế của công ty trải rộng với nhiều tập đoàn tên tuổi như Coca-Cola, IBM, Deawoo… Đã hợp tác và cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho các tổ chức quốc tế như UNDP, WB, ADB, IFC… Với số vốn hàng trăm triệu đô la, doanh thu hàng năm lên đến 4,5 triệu USD, lương công nhân bình quân đạt trên 5 triệu đồng/người/tháng, cá biệt có những người hàng trăm triệu tùy theo năng lực và hiệu quả công tác. Ở công ty ông tất cả mọi người đếu đã được đi tham quan, công tác, học tập ở nước ngoài kể cả lái xe và văn thư tạp vụ, và đội ngũ này cũng được tạo điều kiện học xong chương trình đại học để có cơ hội thăng tiến về sau. Ông bảo chăm lo cho mọi người chính là chăm lo cho chính mình, do vậy mà từ khi thành lập đến nay nhiều người từ nghèo khó thất nghiệp đến với ông nay đã có của ăn của để vẫn không muốn xa ông vẫn muốn găn bó mãi với công ty của ông. Ông từng nói: “ở Việt Nam, tôi là một người giàu có nhưng giàu có chính đáng”. Trong không khí cởi mở, ấm áp thân tình của một người con thành đạt trở lại thăm quê sau bao năm xa vắng, với tình cảm sâu nặng và niềm tự hào là người con Xứ Nghệ, ông đã dành cho giới doanh nhân tỉnh nhà một buổi gặp gỡ, giao lưu tình cảm và ấn tượng.
Mải mê chạy theo cái bóng mà quên mất con mồi.
Đừng ăn mày dĩ vãng!
Mở đầu buổi giao lưu, để tạo tâm lý hứng khởi và tự tin cho các nhà doanh nghiệp, đồng chí Trần Bình Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy đặt câu hỏi trước có tính chất gợi mở: Xin ông cho biết tại sao có nhiều địa phương nói rộng ra là các quốc gia có xuất phát điểm giống nhau mà chỉ có số ít tạo được sự bứt phá để phát triển? Tại sao nước ta vẫn chậm phát triển? Vậy đâu là bản chất của vấn đề? Không đắn đo, ông Nguyễn Trần Bạt trả lời ngay: Thưa anh! Tôi cũng đã suy nghĩ vấn đề này rất nhiều. Qua nghiên cứu tôi nhận thấy có một số yếu tố làm cho chúng ta không khá lên được đó là: Vì ngưỡng mộ quá khứ! Chúng ta mất khá nhiều thì giờ để ngưỡng mộ quá khứ của mình, trong khi đó lại không chú ý đầu tư thỏa đáng cho tương lai. Vì chúng ta hay sỹ diện! Chúng ta hay chạy theo các tiêu chuẩn hình thức như bằng cấp, học vị…! Vì mải mê chạy đuổi theo cái bóng mà quên mất con mồi thực! Sau nữa là chúng ta thiếu sự đoàn kết, phối hợp, trước đây trong chiến tranh chúng ta đoàn kết gắn bó nhưng thời kỳ hòa bình xây dựng thì không. Phải gỡ được mấy cái thứ lực cản, mấy cái Barie đó thì mới có thể bứt phá được. Chiến tranh đã kết thúc ta không thể cứ “ăn mày dĩ vãng” mãi được.
Phó Bí thư đặt tiếp câu hỏi: Năm 1986, Đại hội Đảng VI đã có một quyết định rất quan trọng và đã đưa đất nước ta sang một bước ngoặt, vậy thời điểm hiện nay theo suy nghĩ của ông chúng ta cần những yếu tố nào để có thể tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ? Phải từ giáo dục và đào tạo. Vì bản chất của sự phát triển là tạo ra các giá trị gia tăng, mà muốn tạo ra các giá trị gia tăng thì phải có trí tuệ. Do đó, giáo dục và đào tạo là chìa khóa đầu tiên và quan trọng nhất để giải quyết bài toán phát triển. Xét về mặt nhân chủng, người Việt Nam không thua kém bất kỳ một ai. Cần cù có, thông minh có, dũng cảm dân sự có, liều mạng có, sự bất chấp nguyên tắc vào những lúc cần thiết cũng có. Cái chúng ta thiếu không phải là ở khía cạnh phẩm chất cá nhân. Chúng ta đang thiếu yếu tố để liên kết, phát huy các yếu tố tích cực, hợp lý tồn tại trong xã hội thành một tổng thể để phát triển. Chúng ta phải làm sao kết hợp được các yếu tố tiềm năng của tài nguyên và các yếu tố con người. Việt Nam ta có nhiều tiềm năng thiên nhiên nhưng chúng ta đang thiếu kiến thức lẫn kỹ năng. Thưa anh Trần Bình Minh! Tôi nghĩ nếu không tạo ra được một công nghệ chính trị hợp lý để kết hợp và huy động tất cả các yếu tố vốn tồn tại một cách tích cực trong xã hội thì chính trị có lỗi. Đây chính là trách nhiệm của các nhà chính trị và của cả hệ thống chính trị.
Nghệ An là con hổ khó cưỡi?
Một doanh nhân đặt tiếp câu hỏi: Thưa ông, trong số hàng ngàn dự án đầu tư của ông có dự án nào thực hiện ở Nghệ an không? Tại sao Nghệ an lại khó thu hút đầu tư làm vậy? Nếu ông là người lãnh đạo tỉnh thì ông sẽ làm gì để cải thiện tình hình đó? Mọi người vố tay cho đây là một câu hỏi sát thực tế và thú vị.
Ông Bạt vui vẻ: Đây là một câu hỏi khó, vượt quá tầm của tôi đáng lẽ anh phải dành cho những người cao hơn tôi, nhưng anh đã hỏi thì cũng xin mạnh dạn trả lời. Nếu là Bí thư Tỉnh ủy, tôi cho rằng Nghệ An là con hổ khó cưỡi, nếu muốn cưỡi con hổ này thì phải có đủ bản lĩnh. Là lãnh đạo đảng, phải chỉ ra được mục tiêu và định hướng chính trị; lãnh đạo chính quyền phải xác lập cho được hệ thống quy chế minh bạch, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, trong đó quan tâm tới lợi ích của nhà doanh nghiệp, vì đã là nhà doanh nghiệp thì họ luôn quan tâm tới lợi ích. Nói tóm lại là phải trả lời được 3 câu hỏi: Lợi ích là gì? Thể chế phải được xây dựng như thế nào? Mục tiêu chính trị là gì? Muốn có sự phát triển, thì kể cả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ cũng phải trả lời được ba câu hỏi ấy.
Đề nghị ông nói rõ hơn? Vâng. Nếu không xác định được mục tiêu chính trị thì không tập hợp được đội ngũ, không có đạo đức và văn hóa kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ thiếu lòng tin và kinh doanh theo lối thiếu đạo đức, không lành mạnh, đó không phải là sự phát triển mà là chụp giựt. Nếu không xác định được hệ thống thể chế, quy chế rõ ràng minh bạch thì không có sự công bằng, không có cơ sở để bảo vệ sự dũng cảm dân sự của doanh nhân và sự tự do làm ăn của họ, do đó doanh nhân không dám làm, bởi đằng sau một sự nghiệp kinh doanh là đầy máu và nước mắt, nhiều khi chỉ một sơ sẩy có thể dẫn đến sạt nghiệp, đến thân bại danh liệt. Doanh nhân không dám làm ăn thì đất nước không phát triển được. Phát triển và làm giàu ở đây phải hiểu là làm gia tăng các giá trị chứ không phải tìm cách bốc chỗ này bỏ chỗ nọ, cũng không phải nhè sơ hở đề trục lợi cho riêng mình. Phải tạo ra đội ngũ doanh nhân biết làm và dám làm, kết hợp được các yếu tố máu kinh doanh, kiến thức, kỹ năng làm giàu… nếu làm ăn theo kiểu chụp dựt thì sớm muộn cũng thất bại.
Doanh nhân Ngô Bá Cường đặt câu hỏi dí dỏm: Theo ông thì Nghệ An là con hổ khó cưỡi, nên chăng trói nó lại đốt cho một trận để nó khôn ra như trong câu chuyện ngụ ngôn “Trí khôn của ta đây” không? Tôi nghĩ không nên áp đặt bằng cách trói và đốt. Thời trói và đốt cho nó khôn ra đã qua lâu rồi, giờ thì cần tìm cách khác, mỗi thời mỗi cách, nhưng con hổ khó cưỡi chưa hẳn đã là con hổ không hay. Sự mất mát quyền lợi, sự thua kém so với các tỉnh bạn, sự nghèo đói một cách công khai trong tương quan so sánh sẽ làm cho nó tự khôn ra.
Một Doanh nhân khác đặt câu hỏi mang mầu sắc chính trị-kinh doanh: Xã hội dân sự  có phát triển thì doanh nghiệp mới phát triển và kinh tế mới có thể đi lên. Vậy làm sao để xã hội dân sự phát triển? Xã hội dân sự là một khái niệm hoàn toàn thân thiện với một chế độ chính trị như chúng ta hiên nay. Để cho các nhà chính trị của chúng ta cổ vũ khái niệm “Xã hội dân sự” thì trước hết nhà khoa học phải chứng minh được với các nhà chính trị rằng XHDS là một khái niệm thân thiện với chính trị. Xã hội dân sự, nhà nước, thị trường là ba lĩnh vực khác nhau, mặc dù có quan hệ đan xen với nhau. Đó là các hội tự nguyện, các tổ chức từ thiện, các quỹ tài trợ và các tổ chức phi-chính phủ, v.v… do đó sự tồn tại của một xã hội dân sự độc lập với nhà nước vẫn là một giải pháp tốt nhất để bảo đảm cho vai trò làm chủ của người dân. XHDS ở nước ta hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, chưa được thừa nhận về mặt luật pháp cũng như về mặt thái độ chính trị, và chính vì điều đó đã ngăn cản sự hình thành một đội ngũ doanh nhân và một nền văn hóa kinh doanh. Thuật ngữ XHDS cũng chưa được nói nhiều cũng như trước đây nói đến kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền cũng là điều cấm kỵ. Xây dựng XHDS là một quá trình, là sự khởi đầu cần thiết nhằm nâng cao dân trí, tập dượt cho người dân cách thức làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Nhà chính trị nên ít để tâm đến những mẹo chính trị. Tóm lại để XHDS phát triển nhà chính trị nên cởi mở hơn.
Làm kinh doanh là phải biết sáng tạo. Phải có tầm nhìn xa.
???Nghệ An cần phát triển theo mô hình nào? Tôi không cho mô hình là quan trọng, vì mô hình là cái anh tạo ra rồi áp đặt cho người khác hay là anh copy vay mượn của người khác, lệ thuộc vào mô hình, rập khuôn theo người khác thì dễ bị thất bại, phải tim cách làm mới, phải có lối đi riêng, đừng mải mê đi tìm mô hình mà phải phát huy tinh thần sáng tạo. Sai lầm lớn nhất trong kinh doanh là học theo kinh nghiệm, học theo mô hình của người khác. Người ta đã đi xa rồi mà mình còn lõm bõm theo sau. Tôi muốn nhấn mạnh làm kinh doanh là phải biết sáng tạo con đường đi mới, cách làm mới. Phải có tầm nhìn xa, phải biết dự báo.
Một nhà doanh ngiệp trẻ đặt câu hỏi: Yếu tố quan trọng để ông trở thành một doanh nhân thành đạt? Cuộc gặp gỡ hôm nay tôi thấy như là môt cuộc hội thảo chính trị-kinh doanh (chính trị pha lẫn kinh doanh) không thiết thực lắm. Nên chăng chuyển sang những vân đề thuần túy kinh doanh thì hay hơn?. Ông Nguyễn Trần Bạt trả lời:Trước hết phải nói ngay rằng, sở dĩ Tôi thành đạt được như hôm nay, điều quan trọng hàng đầu của tôi là không bỏ sót cơ hội tham gia những cuộc hội thảo chính trị-kinh doanh nào giống như cuộc hội thảo hôm nay, bởi lẽ theo tôi đã làm kinh doanh thì phải hiểu môi trường chính trị, như cá bơi phải hiểu nước, nước là môi trường sống của cá, làm kinh doanh mà không hiểu môi trường chính trị thì sẽ nhận lấy thất bại là cái chắc. Chính trị gieo gió thì kinh doanh sẽ gặt bão.
Một nữ doanh nhân đặt tiếp câu hỏi: Làm thế nào để phát triển đội ngũ doanh nhân?
 Như trên tôi đã nói. Phải có môi trường vĩ mô ổn định, phải xây dựng cho được một đội ngũ những nhà điều hành môi trường vĩ mô chuyên nghiệp. Chất lượng của đội ngũ doanh nhân sẽ được tăng lên cùng với chất lượng của hệ thống chính sách vĩ mô, của hệ thống pháp luật. Doanh nhân phải được tôn trọng và đối xử bình đẳng. Nhà nước cần tôn trọng sự hình thành và phát triển tự nhiên của đội ngũ doanh nhân, cần tạo  môi trường lành mạnh và bình đẳng để các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển.
???Phẩm chất của một nhà doanh nghiệp lớn? Trách nhiệm xã hội là phẩm chất của nhà doanh nghiệp lớn. Có trách nhiệm với xã hội,quan tâm chăm sóc đến người lao động, ứng xử văn hóa với người lao động là phẩm chất của một ông chủ lớn. Để cho người lao động phải đòi tăng lương, phải đòi hỏi chế độ là một ông chủ tồi. Khả năng hợp tác và tính năng động sáng tạo cũng là vấn đề rất quan trọng. Ngoài ra, đã là ông chủ lớn thì phải biết dùng người tài, vì người tài chỉ đến với những người có tài, nếu có đến với những người không có tài thì người tài cũng không thể phát huy được.Tôn vinh ầm ĩ doanh nhân như vừa rồi là cách làm không hay, nhiều khi lại nảy sinh tiêu cực, những doanh nhân có tâm có tài, có tự trọng và tâm huyết với sự nghiệp họ không quan tâm…
                                                           Quang Đạo (Trường chính trị Nghệ An) ĐT: 0983225079

Công ty cổ phần SARA vững vàng trong hội nhập - Quang Đạo

     
        Năm 2008, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều biến động, giá cả tăng cao, thị trường chứng khoán xuống dốc không phanh, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa giảm mạnh, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, lao động mất việc gia tăng.v.v.. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phải ngừng hoạt động, song với ban lãnh đạo trẻ trung, năng động, Công ty SARA vẫn giữ được sự ổn định và có bước phát triển đáng ghi nhận.
       Tổng doanh thu cả năm 2008 đạt 10.027.112.000 đồng ( mười tỷ hai mươi bảy triệu đồng), lợi nhuận sau thuế đạt xấp xỉ 1,8 tỷ đồng, nạp ngân sách nhà nước 1 tỷ 675 triệu đồng, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động. Với 21 ngành nghề kinh doanh đã đăng ký gồm: Đào tạo và phát triển công nghệ thông tin; sản xuất phần mềm tin học; tư vấn du học, hướng nghiệp, kinh doanh bất động sản; kinh doanh khách sạn nhà hàng; dịch vụ du lịch lữ hành trong nước và quốc tế; lắp đăt cung cấp các thiết bị văn phòng; kinh doanh dịch vụ thể thao; xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi… trong đó công ty tập trung cho hoạt động đào tạo để tạo nguồn thu nhập ổn định từ trường Trung cấp công nghệ SARA. Năm 2009 cùng với việc nâng cấp trường Trung cấp công nghệ lên thành trường Cao đẳng công nghệ SARA (Đã được UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận và đang chờ phê chuẩn của Bộ GD&ĐT), công ty sẽ khai trương trường Cao đẳng kinh tế công nghệ Lào Việt tại thủ đô Viêng Chăn – Lào (dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phê duyệt và Bộ Kế hoạch đầu tư Lào cấp phép) dự kiến đến tháng 9/2009 sẽ chiêu sinh khóa đầu tiên. Đây là dự án lớn và rất có triển vọng của công ty ra nước ngoài với số vốn đầu tư ban đầu lên đến 14,6 tỷ VNĐ. Cùng với việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong nước, công ty đang tìm kiếm đối tác nước ngoài và hiện nay đã có đối tác lớn là một công ty của tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản đồng ý góp vốn cùng làm ăn với SARA. Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Khắc Hùng và Tổng Giám đốc Vũ Duy Sơn thì đây sẽ là đối tác chiến lược hứa hẹn mở ra thời kỳ phát triển  mới của công ty. Bên cạnh đó, với việc đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng cửa sổ nhựa SARA Window sản xuất tại Bắc Giang và rượu Vinawine sản xuất tại khu công nghiệp Nam Cấm (Nghệ An), năm 2009 doanh thu của công ty ước đạt 14 tỷ đồng, nạp ngân sách sẽ tăng hơn so với năm 2008. Đây không phải là tương lai xa mà là đã trong tầm tay và đã được Đại hội đồng cổ đông của công ty diễn ra ngày 18/6/2009 đưa vào Nghị quyết.
        Dẫu phía trước còn nhiều gian nan, nhưng hướng đi đã mở, nội lực đã sẵn sàng, với kinh nghiệm thương trường đã được đúc rút trong mấy năm qua, cộng với quyết tâm của Ban lãnh đạo mới, hi vọng SARA không chỉ vững vàng trong hội nhập mà sẽ có bước tiến xa trong tương lai không xa./.

                                                                                              Quang Đạo
                                                                                  Trường Chính trị Nghệ An

Chuyện về người xích vệ đỏ ngày ấy


Cập nhật  10:54 ngày 06-09-2010
Chuyện về người xích vệ đỏ ngày ấy

NDĐT - Ông Nhỏ, đó không chỉ là nói về dáng người thấp nhỏ mà đó còn là tên gọi thân thiết của người xích vệ đỏ gan dạ, dũng cảm và rất mưu trí Võ Trọng Nhỏ quê ở xã Hưng Xá, tổng Phù Long, Hưng Nguyên, Nghệ An trong thời kỳ cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931.

Có nhiều chuyện kể về ông, không chỉ có dân trong làng mà dân hàng tổng, hàng huyện cũng coi ông như là một huyền thoại về tài xuất quỷ nhập thần, về tinh thần gan dạ hiếm có trong phong trào cách mạng của quê hương thời ấy.

Được Đảng tin tưởng giao nhiều công việc quan trọng bí mật ông đều hoàn thành xuất sắc. Trong công tác ông luôn có tinh thần sáng tạo, mưu trí, biến hóa linh hoạt. Một trong những chuyện ông tâm đắc mỗi khi kể cho lớp hậu sinh nghe là câu chuyện Đánh trống đuổi giặc. Mới nghe qua cứ như là chuyện Khổng Minh gảy đàn đuổi Tư Mã Ý, hay là Tiếng trống Cổ Thành mà trương Phi gióng lên để thử lòng trung của Quan Vân Trường trong Tam quốc diễn nghĩa ngày xưa bên Trung Quốc vậy.

Chuyện rằng, lần ấy khoảng đầu tháng 9 năm 1930 khi Đảng đang chuẩn bị cho cuộc biểu tình lớn vào ngày 12-9 tại Hưng Nguyên, vào một đêm, Chấp ủy Hưng Nguyên tổ chức cuộc mít tinh lớn để cổ vũ phong trào và thông qua đó tập hợp lực lượng, trong cuộc mít tinh ấy có đại diện của cấp trên về dự và diễn thuyết với hàng nghìn quần chúng tham gia. Ông được giao trách nhiệm bảo đảm an toàn cho cuộc mít tinh. Đêm tối đen như mực. Trong khi đang làm nhiệm vụ tại một địa điểm bí mật, ông chợt nhận được tin báo bọn giặc đang kéo về. Ông bò lên quan sát và nghe ngóng. Bỗng phát hiện một toán địch đang lặng lẽ ôm súng tiến vào làng. Chạy về báo thì không kịp, ông liền vác trống bò vào nghĩa trang gần đó, chọn vị trí giữa những ngôi mộ sát bờ ruộng, nằm ngửa và đặt trống lên bụng và… đánh.

Trong đêm thanh vắng, giữa đồng không mông quạnh chợt nghe tiếng trống thùng thùng liên tục, bọn địch ngỡ là đã bị lọt vào trận địa phục kích liền hô nhau nằm xuống và chĩa súng về phía có tiếng trống bắn loạn xạ một lúc. Đạn bay chíu chíu trên đầu, đạn cày vào cả những ngôi mộ mới xung quanh. Một lúc sau, vừa bắn bọn chúng vừa lò dò tiến lại. Ông rút xuống bờ ruộng. Tiếng trống im, chẳng thấy gì chỉ thấy bãi tha ma có nhiều mả mới, cảnh tượng im ắng rợn người, bọn địch vẫn không dám lại gần. Bỗng có tiếng cú rúc, bọn địch hoảng quá bèn kêu nhau ù té mạnh ai nấy chạy như bị ma đuổi. Trong làng, nghe động, cuộc mít tinh giải tán, các cán bộ lãnh đạo và quần chúng nhân dân đã kịp thời rút lui an toàn theo phương án đã định.

Biết bọn địch đã đi xa, ông ngồi dậy vác trống về lòng phấn khởi vì đã hoàn thành nhiệm vụ của Đảng giao, vừa bảo vệ được an toàn cho tổ chức, vừa làm cho bọn giặc một phen kinh hồn bạt vía, ông vẫn an toàn và coi đó như là một cuộc chơi vậy. Nhưng đó là cuộc chơi ý nghĩa và đã trở thành kỷ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời hoạt động cách mạng của ông. Hỏi chuyện ông, tại sao lại phải vào bãi tha ma và lại nằm ngửa để đánh trống - Ông bảo đó là mẹo. Nằm giữa bãi tha ma chung quanh có nhiều ngôi mộ lớn, như hàng rào chắn đạn để giữ an toàn cho mình, nằm ngửa để chúng khỏi phát hiện và cũng là để tránh đạn của bọn chúng. Hướng bãi tha ma vắng vẻ, nếu có đạn lạc thì cũng tránh được cho mọi người trong xóm. Đúng là mẹo ông Nhỏ, tuy mẹo nhỏ nhưng ý nghĩa và bài học rút ra không nhỏ.

Ông Nhỏ sau đó được giao làm Bí thư Phủ ủy Hưng Nguyên, đã có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng của quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Ông thực sự là tấm gương sáng về tinh thần mưu trí dũng cảm để các thế hệ cách mạng con cháu noi theo.

LÊ QUANG ĐẠO

Đặc sản gà đồi Thanh Chương - Quang Đạo


Đặc sản gà đồi Thanh Chương
(Cập nhật lúc 18:25'  18/12/2008)
(Baonghean.vn) - Thanh Chương có rất nhiều đặc sản, ngoài những thứ mà nhiều người đã biết như: nhút, thịt dê cầu Gang, bánh mướt chợ Dùng, bánh nậm chợ Rộ, cá sông Giăng, măng chợ Cồn, chè Thanh Mai.v.v..còn có gà đồi, lợn cỏ,..

Sở dĩ nói là gà đồi vì huyện Thanh Chương (Nghệ An) có nhiều đồi núi, nhân dân có thói quen nuôi gà thả rông, ban ngày tự đào bới tìm kiếm côn trùng, tối về bay lên cây, lên chuông trâu ngủ. Việc chăn thả cũng chẳng tốn kém mấy.

Trước đây có người gọi là gà ri, nhưng với người Thanh Chương gà ri là gà rừng sống hoang dã trong rừng núi, không thuộc quyền sở hữu của ai cả, bây giờ cũng vẫn còn nhưng rất hiếm. Còn gà đồi là gà được chăn thả, có quản lý và thuộc quyền sở hữu, sử dụng của các gia đình, nó thuộc dòng gà cỏ, mắn đẻ, dễ nuôi, trọng lượng bình quân khoảng 1,2 đến 1,5 kg. Thịt thơm và béo. Người khéo tay có thể chế biến thành hàng chục món: Gà rang muối, gà rang sả, gà nấu xáo, gà luộc, gà xé phay, gà quay, gà bọc lá sen nướng, gà om sả, gà om gừng, gà tần thuốc bắc, gà xào sả ớt… và sau khi đã thưởng thức các món gà rượu, các cụ xưa đã dạy: “trời đất hương hoa, người ta gà rượu” làm một bát cháo gà nữa thì cứ gọi là tuyệt cú, có nhịn cả ngày người vẫn cứ khoẻ như thường. Dẫu làm kiểu gì, kể cả không cho gia vị thì hễ có nhà nào nấu thịt gà thì cả xóm đều biết vì mùi thơm nưng nức, ngạt ngào dặc trưng của nó.

Về công thức chế biến thì có nhiều, gia vị phải tuỳ theo từng món mà gia giảm, ngoài ra còn tuỳ thuộc khẩu vị từng người nữa. Ngoài món gà luộc, có món gà rang và gà om gừng là món thông dụng, dễ làm, ngon miệng, dễ ăn và nhất là trong những ngày tết, khi mà trong bụng cứ ngang ngang nhìn vào món gì cũng ngán thì đây là món ăn hấp dẫn nhất.

Xin giới thiệu cách chế biến hai món đó như sau:

Món gà rang: Chọn gà non tơ cỡ từ 1,2 đến 1,5kg, lông mềm mượt, lỗ chân lông nhỏ, da vàng óng (nếu lông không mượt, chân xù xì là gà đã già), làm sạch lông, mổ lấy lòng ruột ra rửa sạch, chặt thành từng miếng quân cờ, nêm tí nước mắm cho thơm (có người dùng muối), hạt tiêu, có thể cho thêm tí đường vào đảo đều ướp khoảng 30 phút. Bắc chảo lên bếp cho dầu, hành tăm vào cho dậy mùi, tiếp theo cho thịt gà đã ướp vào đảo đều, đậy kín vung khoảng 30 phút, để thịt chín vàng, nếu nhạt cho thêm tí muối, thêm tí nước sôi, đậy vung đun tiếp 5 phút, bắc ra rắc lá chanh thái chỉ, ăn nóng. Món này rất thích hợp với những người kém ăn, suy nhược cơ thể, phụ nữ sau khi sinh.

Món gà om gừng, sả: Cách chọn gà cũng như trên, sau khi đã chặt thành miếng vừa ăn, cho gừng, sả đã giã nát vào, cho thêm gia vị vừa ăn như ớt tiêu, vài thìa nước mắm, 1 thìa đường và nửa chén rượu trắng cho thịt mau mềm, đảo thật đều úp kín vung ướp khoảng 30 phút cho ngấm gia vị, sau đó bắc lên bếp đun khoảng 30 phút là được, (xin lưu ý, trong quá trình đun nấu không được mở vung), sau đó nhắc xuống múc ra bát, ăn với cơm nóng. Món này rất thích hợp với nhiều người, nhất là những người mới ốm dậy. Với mùi thơm của thịt, cay của gia vị sẽ đem đến cho chúng ta một cảm giác ngon miệng đến ngây ngất, ăn vào người nóng ấm, đổ mồ hôi, ăn với cơm chỉ có no chứ không bao giờ ngán.

Là một người con Thanh Chương xa quê nhưng vẫn luôn nhớ về nguồn cội, nhớ về những đặc sản không nơi nào có được, nhớ về  những nét văn hóa ẩm thực quê nhà, xin giới thiệu vài món đặc sản quê hương dễ làm để quý vị đãi khách.

Quang Đạo (Thanh Phong)