Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Nghĩ về việc gieo quẻ và luận giải các quẻ Dịch

JFF123 đã viết:
Như vậy có phải những người theo trường phái Bốc dịch sẽ đề cao vai trò của lục hào hơn ý nghĩa của quẻ ko ạ?

JFF trình độ còn non nớt, mong được các anh chị khác chỉ bảo thêm.
Chào bạn JFF!
Như bạn biết đấy, Việc bấm quẻ và xem xét luận đoán quẻ Dịch rất phong phú bạn ạ, lập quẻ kiểu nào cũng được, từ con chim trên trời cho đến con cá lặn dưới nước, hoặc giả có một làn gió thoảng qua, gieo theo ngày giờ tháng năm sinh hoặc tuỳ theo sự việc xảy ra thời điểm nào và bấm quẻ vào giờ nào, rồi theo phương vị, và theo v.v ... người ta đều có thể lập quẻ và đoán quẻ. Về đoán quẻ thì chắc bạn cũng đã biết, cũng có nhiều cách lắm, từ tượng quẻ, tượng hào, tên đẹp, tên xấu, rồi âm dương ngũ hành sinh khắc chế hoá, rồi vượng suy tứ mùa, động biến, rồi vị trí các hào.v.v và .v.v. nhưng tựu trung lại là Suy và Luận làm sao cho hợp lý trên cơ sở âm dương, ngũ hành sinh khắc, biến hoá, suy luận cho chính xác, vì dù sao kết quả đòi hỏi cuối cùng vẫn phải là Đúng. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý mà.
Có khi lập quẻ xong rồi người đoán vẫn còn phân vân, cũng có khi mời lập được nửa quẻ linh tính đã mách bảo là đúng. Suy luận thì vô vàn lắm bạn a, Dịch là Biến là động, có bao giờ đứng yên cho nên phải tuỳ thời. Chính vì thế , dịch đã tạo cho ta một hành lang rất rộng trong việc lập và đoán quẻ. Ví dụ xưa: Cụ Thiệu Khang Tiết trong Mai Hoa dịch khi xem vườn hoa mẫu đơn đẹp đã thốt lên, hoa đẹp thế này mà tiếc thay, giờ Ngọ trưa mai sẽ bị ngưa xéo nát, quả ứng nghiệm thất, nhưng giả cụ Khang hoặc ai đó lại thấy một vườn Mẫu đơn đẹp lại gieo được đúng quẻ ấy, và lại theo cách giải ấy, lại nói trưa mai hoa bị ngựa xéo nát, liệu có trúng không? Chắc là không. Trong các sách Dịch có nhiêù ví dụ như thế lắm. Cho nên xem Dịch là phải biết tuỳ cơ ứng biến. Trên Diễn đàn tôi có đưa câu chuyện Cha con Lí Thuần Phong cùng xem quẻ cho một người phụ nữ qua chi tiết Quạt rơi, mà môi người đoán một ý, mặc dù họ đều là những người giỏi môn bốc dịch. Cho nên túm lại là phải kết hợp nhiều yếu tố khi luận giải, nếu không muốn nói là tất cả.
Xem quẻ Dịch cũng giống như chiêm ngưỡng một người đẹp, ta xem họ đẹp ở chỗ nào, có chi tiết nào bất hợp lý, có cái nào phá cách, cái nào là vẻ đẹp bên trong, cái nào là vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài... xem quẻ dịch cũng vậy, xem cấu trúc hợp lý không, có thuận không, thế ứng có đúng vị không, quẻ Nhân mệnh hợp lý thì người đó sướng, thong dong, còn bất hợp lý thì cả đời long đong vất vả. Ví như Trên mâm có mấy món Kim, mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, khi ta sinh ra, ông Trời đã bỏ vào Tứ trụ (năm, tháng, ngày, giờ sinh) cho mỗi người một ít chính khi đó, có nắm nhièu, nắm ít, có khi theo trình tự Hoả rồi đến Thổ đến Kim, cũng có khi Hoả đến Kim, đến Mộc..., Cái mà ông ấy ban cho chính là Thiên mệnh, là số mệnh của ta rồi, không thể nào thay dổi được, có chăng là những người học Dịch, hiểu Dịch biết vận dụng và phát huy những cái mình có (phẩm chất) để nhân lên sức mạnh (chính nghĩa) và chắt chiu những yếu tố mình còn ít, thiếu và nuôi dưỡng nó để nó đi theo mình cùng năm tháng, nhằm [b]tìm cát tránh hung, vui vẻ với đời. Người xưa nói: "Minh triết bảo thân" là chỗ đó, và theo tôi ý nghĩa việc học Dịch với từng người cũng chính là chỗ đó. Nói cách khác là Biết Hài hoà giữa Thể và Dụng, là phát huy và vận dụng tốt những cái mình có, Tuỳ thời mà hành động, thời hành tắc hành, thời chỉ tắc chỉ. Còn việc xung khắc giữa các hành trong ngũ kim thì thật khó tránh, ta chỉ có thể biết trước ở thời điểm nào để phòng và hạn chế nó thôi. Có câu rằng:
Khắc đâu chỗ ấy phải sầu.
Sinh đâu chỗ ấy héo rầu lại tươi
Ngẫm hay muôn sự tại trời.
Trời kia đã bắt làm người có THÂN

Nói như Cụ Nguyễn thật chí lý. Vài lời chia sẻ, kiến thức hẹp hòi, có gì không phải kính mong các bác bỏ qua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét