Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Những bài ca đi cùng năm tháng - Quê mình xứ Nghệ



Lời bài hát "Có ai vô xứ Nghệ"

Thơ: Huy Cận
Sáng tác: Phạm Tuyên.
Trình bày: Thanh Huyền - Tốp nữ Ca Múa ND TƯ
******************************************** 

Ai đi vô nơi đây, xin dừng chân xứ Nghệ.
Ai đi ra nơi đây, xin chân dừng xứ Nghệ.
Nghe câu hò ví dặm càng lắng lại càng sâu.
Như  sông Lam chảy chậm, đọng bao thủơ vui sầu.

Ai ơi cà xứ  Nghệ, càng mặn lại càng giòn.
Nước chè xanh xứ Nghệ, càng chát lại càng ngon.
Tình xứ  Nghệ không mau, nhưng bén rồi mà sâu lắng.
Quen xứ  Nghệ quen lâu, nhưng tình sâu nghĩa nặng.

Khoai lang vàng xứ  Nghệ, càng nhai kĩ càng bùi.
Cam xã Đoài xứ Nghệ, càng chín lại càng tươi.
Đất này đất Xô Viết, Đảng mở hội cờ hồng
Tự  tuổi vàng đã biết, mặn mãi tình công nông

Ôi tâm hồn xứ Nghệ, trong hồn Việt Nam ta.
Có gì tự ông cha, rất xưa mà rất trẻ.
Giống như Bác của ta, một  người con xứ Nghệ.
Giống như Bác của ta, một con người xứ Nghệ…!



TIẾNG HÁT SÔNG LAM

Sáng tác: Đinh Quang Hợp
Trình bày: Tường Vi

Ơơ... hò… Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục
Thì biết sống cuộc đời răng là nhục là ơ vinh
Thuyền em lên thác ờ... xuống ớ... ghềnh
Nước non là nghĩa là tình ai ơi

Hò ơi dô khoan, như­ sóng trào dâng
Nghệ An đứng dậy trong bom rơi lửa đạn
Đốt cháy quân thù giữ lấy biển trời, trăng đẹp quê ta
Ơi thiết tha vô vàn tiếng hát chiều nay
Đất anh hùng muôn đời bất khuất
Thành Vinh, Hư­ng Dũng, Quỳnh Trang
Người chiến sĩ dân quân, cây súng trường đã chiến thắng
Bọn cướp Mỹ xâm lăng chôn vùi ở đất đây

Dòng ới sông Lam, vang tiếng đò đư­a, nhịp vui mái chèo
Anh công nhân Bến Thủy chắc cánh tay đư­a
Những chuyến phà sang dào dạt đêm nay
Ơi, Gió lên trăng về trên đất phù sa, đã mấy mùa tay cầy tay súng
Hỏi rằng o gái làng Đông mà hợp tác Ba Tơ nay mùa về lúa tốt
Lại tay súng dân quân đã lập nhiều chiến công

Rằng có ai hay gió cuốn buồm căng, Hòn Ngư­ cá nhảy
Anh thanh niên Nghi Hải, tung lưới quăng chài
Bám biển chiều nay cá về đầy khoang
Ơi núi sông ruộng đồng Xô Viết Nghệ An
Mỗi tay cầy là một chiến sĩ, đào sông khai phá rừng hoang
Trồng thêm nhánh khoai xanh, gieo thêm hạt này lúa giống
Để chống Mỹ ai ơi giữ lời thề sắt son hò ơi... ới.... hò ơ
Có hay chăng (hầy) Xô Viết Nghệ An quê ta à ơi... hò ơ...


TIẾNG HÒ TRÊN ĐẤT NGHỆ AN

Sáng tác: Tân Huyền.
Trình bày: Thu Hiền.
(Ảnh: Phong cảnh núi Hồng - sông Lam Nghệ An).

1- Tiếng ai hò trên quê ta đó (ớ ơ ớ ơ) nhặt khoan
Ấy tiếng dân quân luyện tập giữ làng, giữ trời xô-viết Nghệ An.
Ơi dòng nước sông Lam chảy từ trên ngàn
Qua những Anh Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn
Còn nghe, còn nghe tiếng hò ngày xưa vọng vang.
Ơ... (chứ) nước sông Lam biết khi mô cho cạn
Cũng như tinh thần cách mạng của dân ta
Dù cho bão nổi mưa sa, (chứ) Nghệ An xô-viết vẫn là Nghệ An.
Tiếng ai hò trên quê ta đó (ớ ơ ớ ơ) nghe sao nhặt khoan
Ấy tiếng quân ta công sự sẵn sàng câu hò rung lá nguỵ trang.
Ơi mảnh đất quê hương nặng tình vô vàn
Tiếng trống năm xưa xô-viết dậy làng
Giờ đây, giờ đây như giục lòng dân Nghệ An.

2- Tiếng ai hò trên quê ta đó (ớ ơ ớ ơ) mà hay
Ấy tiếng nông dân tay súng tay cày được mùa ngô lúa nặng tay.
Ơi dòng nước sông Lam chảy từ trên ngàn
Qua những quê ta ươm tơ chăn tằm
Còn nghe, còn nghe tiếng hò về khuya gọi trăng.
Ơi (chứ) nước sông Lam biết khi mô cho cạn
Cũng như tinh thần lao động của dân ta
Dù cho gian khổ băng qua (chứ) Nghệ An xô-viết vẫn là Nghệ An.
Tiếng ai hò trên quê ta đó (ớ ơ ớ ơ) nghe sao nhặt khoan
Ấy tiếng công nhân Bến Thuỷ, núi Thành trên đường gươm súng hành quân.
Ơi giặc Mỹ hung hăng đừng hòng cắn càn
Xô-viết quê ta tất cả sẵn sàng diệt Mỹ
Cùng nhau xới trồng vườn hoa Nghệ An.

3- Tiếng ai hò bên kia vang tới (ớ ơ ớ ơ) Nghệ An
Ấy tiếng quê hương kết nghĩa thắng càn, câu hò Quảng Ngãi rộn vang.
Ơi mảnh đất thân yêu còn nhiều gian khổ
Như nhắc quê ta nung chí căm thù
Dặn nhau, dặn nhau hãy vì miền Nam vượt lên.
Ơi (chứ) nước sông Lam biết khi mô cho cạn
Cũng như tinh thần cách mạng của dân ta
Dù cho bão nổi mưa sa (chứ) Nghệ An xô-viết vẫn là Nghệ An .
Tiếng ai hò trên quê ta đó (ớ ơ ớ ơ) nghe sao nhặt khoan
Ấy tiếng quân dân quê của Bác Hồ gửi lời ra tới thủ đô
Thưa cùng Bác thân yêu và cùng với Đảng
Xô-viết quê ta tất cả sẵn sàng diệt Mỹ
Cùng nhau xới trồng vườn hoa Nghệ An.

 

Cô Dân Quân Làng Đỏ 

Sáng tác Nguyên Nhung

Em hát giọng đò đưa, mênh mông đất trời xứ Nghệ, nghe sông Lam nước lấp lánh vỗ về. Từ chiến hào tay súng em dương lê đến đường cày lúa hàng hàng thẳng tắp, em trải đẹp đời lên từng mãnh đất. Nghĩa chiến trường và hậu tuyến hai vai hẹn người đi chiến đấu hôm mai đã có em đứng giữ đất này. Ơi cô gái sông Lam ta đó, nơi xưa quê em làng Đỏ, căm thù như biển lửa đã đứng lên.
Em đi tiếp đạn lên núi, em xông pha giữa chiến hào và tiếng súng em gầm vang trong lửa khói vạch từng đường, đạn sáng rực trời cao. Ngày theo vết đường cày, đêm về xây đường đắp ụ, nắng dù sém má em, mưa gió dãi dầu lòng vẫn vui như pháo hoa đỏ rọi, đánh thắng quân thù trên mãnh đất quê hương. Hỡi cô gái thân thương dũng cảm ngoan cường.

Vinh-thành phố bình minh

Sáng tác Lê Hàm

Em đón anh về Thành Vinh quê em. Nghe gió biển ru dòng Lam êm đềm. Người người thân quen sống vui trong tình thương, đây những công trường thành phố bình minh,
câu hát ân tình người em gái quê mình.
Đây thành vinh qua bao giông lửa vinh vẫn kiên trung, cửa ngõ miền trung đẹp thêm thành phố đỏ, kìa những con đò gióng giả ngược xuôi, cầu ta nối nhịp đôi bờ dòng Lam.
Anh đã đi về thành vinh quê em nghe sóng nhạc êm thành Vinh lên đèn, lửa hàn đêm đêm sáng lên trên tầng cao soi bóng sông đào lơ lửng nước lượn quanh, qua những căn nhà đẹp tươi bóng cây xanh.
Ôi đẹp sao, trăng treo trên đỉnh núi Quyết trăng trong, giọng nói miền trung ngời ân tình xứ sở, tiếng hát câu hò văng vẳng trời xanh thành Vinh sáng ngời nắng tỏa bình minh. Thành Vinh sáng ngời nắng tỏa bình minh.

Khúc Hát Sông Quê

Sáng tác: Nguyễn Trọng Tạo; Phỏng thơ Lê Huy Mậu

Qua nửa đời phiêu dạt, con lại về úp mặt vào sông quê
Ơi! Con sông dạt dào như lòng mẹ. Chở che con đi qua chớp bể mưa nguồn
Từng hạt phù sa của tháng ba, rồi tháng bảy
Từng vị heo may trên má em hồng

Ơi! Con sông quê, con sông quê.
Ơi! Con sông quê, con sông quê
Sông còn nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ
Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng

Ơi! Con sông quê, con sông quê.
Ơi! con sông quê, con sông quê
Con cá dưới sông, cây trồng trên bãi.
Lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm
Cùng một bến sông con trâu đằm, sóng dưới
Bầy trẻ thơ tắm mát phía thượng nguồn
Một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng
Một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng


Thanh Chương mời bạn về thăm
Sáng tác: Phan Thanh Chương

Chớ ngái ngôi chi mà anh nỏ về
Hay là vì quê em nghèo đói
Hay anh chê em vụng về câu nói
Đất Thanh Chương nhút mặn chua cà
Chắc có lẽ rứa mà anh chê
Chắc có lẽ rứa mà anh nỏ về

Dù cách xa bấy lâu em vẫn chờ
Như sông giăng bốn mùa con nước
Nhớ thương nhau bao giờ mà nguôi được
Yêu quê mình chung sức dựng xây
Những nhà máy,những công trình
Mọc lên trên khắp quê nhà
Người ơi
Nhớ về
Về Thanh Chương thăm đình Võ Liệt
Trống 30 rợp cờ Xô Viết
Tự hào biết mấy
Những tên làng tên núi tên sông
Đất ngàn năm tâm gương soi làm ăn mới
Đã mở những chân trời
 

Xóm thôn ta ngày nay được mùa
Nhớ cuộc đời khi xưa nghèo đói
Anh ra đi vẫn nghĩ hoài câu nói
Đất thanh chương nhút mặn chua cà
Đất có nghĩ với người đi xa
Đất nặng nghĩa tình quê nhà
Đồng thâm canh bấy lâu nay được mùa
Câu ca xưa chỉ còn trong kí ức
Đất Thanh La đêm về tràn ánh điện
Những công trình náo nức dựng xây
Bao trai gái quyết tâm lên đường,viết lên trang sử anh hùng
Người ơi
Nhớ về
Mùa trăng lên câu đò đưa dìu dặt
Tiếng quê hương mặn mà yêu thương
Người đi xa nhớ về quê mẹ Thanh Chương
Đất ngàn năm tâm gương soi
Được no ấm,đã mở những chân trời
Quê hương em
Có đôi lời
mời bạn về thăm!
*TB: Trong quyển Nghệ An kí Đốc học Bùi Dương Lịch có ghi rằng:
“Thanh Chương phong tục địa phương khoáng đạt, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp; kẻ sĩ chăm chỉ đèn sách, trau dồi lễ nghĩa; dân làm nghề nông thì đàn ông chăm lo mùa vụ, đàn bà thì giữ gìn chính chuyên, hiền thục. Mọi người đều rất coi trọng lễ làng, phép nước, chuộng sự cần kiệm và đều coi trọng việc báo đáp công ơn đối với nhà vua cũng như cha mẹ là niềm vui”.
Là một địa danh cũ nổi tiếng, Thanh Chương đã có một truyền thống văn hóa lâu đời, đào tạo nhiều danh nhân cho tổ quốc, như danh thần Nguễn Cảnh Chân, danh tướng Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt….
Đã có một số ca khúc nổi tiếng về Thanh Chương: “Thanh Chương mời bạn về thăm” Sáng tác: Phan Thanh Chương; “Nhớ lắm quê mình ơi” Sáng tác: Hồ Hữu Thới; “Trở lại Thanh Chương” Sáng tác: Trần Hoàn; “Thanh Chương mến thương” Sáng tác: An Thuyên; “Lời ru tháng Chín” Sáng tác: Tân Huyền…
“Thanh Chương mời bạn về thăm” được viết với làn điệu dân ca Nghệ tĩnh, một âm sắc truyền thống phong phú, kếp hợp âm sắc quan họ Bắc Ninh với âm hưởng đặc biệt của giọng nói miền Nghệ An, Hà Tĩnh. Điều này tạo cho bản nhạc sắc thái chân chất “nông dân” cùng với các nét quý phái thanh nhã của quan họ, rất… Thanh Chương. Có lẽ đó là lý do vì sao bản nhạc trở thành nổi tiếng.



Bèo dạt mây trôi.
(Dân ca quan họ Bắc Ninh)

Bèo dạt mây trôi chốn xa xôi
Anh ơi em vẫn đợi… bèo dạt.
Mây í ì trôi chim sa tang tính tình, cá lội
Ngẫm một tin trông, hai tin đợi, ba bốn tin chờ
Sao chẳng thấy đâu ?
Một mảnh trăng treo suốt canh thâu,
Anh ơi trăng đã ngả ngang đầu.
Thương nhớ… ai sương rơi đêm sắp tàn, trăng mờ.
Cành tre đưa trước gió, là gió la đà
Em vẫn mong chờ, sao chẳng thấy anh
Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi
Anh ơi, em vẫn đợi… bèo dạt
Mây í ì trôi chim sa tang tính tình cá lội
Ngẫm một tin trông, hai tin đợi, ba, bốn tin chờ
Sao chẳng thấy đâu ?
Ngày ngày ra trông chốn xa xăm
Anh ơi em vẫn đợi mỏi mòn.
Ra… trông sao sa tang tính tình hoa tàn,
Người đi xa có nhớ,
Là nhớ ai ngồi trông cánh chim trời,
Sao chẳng, sao chẳng thấy anh ?

Lời bài hát Việt Nam quê hương tôi

Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi
Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời
Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả
Vút phi lao gió thổi trên bờ
Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngoài khơi
Trong nắng hồng bừng lên sáng ngời.

Miền Nam đất nước quê hương chúng tôi
Có rừng dừa xanh xa tít chân trời
Người thiếu nữ dạt dào tình trẻ
Dáng xinh tươi đang tuổi yêu đời
Lòng trai tráng rộng lớn như biển khơi
Với cánh tay dựng nên đất trời.

Mùa xuân đã đến quê hương chúng tôi
Mía ngọt chè xanh bông trắng lưng đồi
Đồng xanh lúa rập rờn biển cả
Tiếng ai ru con ngủ ru hời
Đồng xanh lúa thẳng cánh bay cò bay
Đưa nước về đồng quê sáng ngời.

Việt Nam yêu dấu xanh xanh luỹ tre
Suối đổ về sông qua những nương chè
Dòng sông cuốn dồn về biển cả
Lứa thanh niên vui thoả cuộc đời
Mùa xuân tới nguồn sống đang sục sôi
Đất nước tôi Việt Nam sáng ngời!


Chiếc Áo Bà Ba


Chiếc áo bà ba trên giòng sông thăm thẳm
Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh
Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ
Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời

Nhớ chiếc xuồng xưa năm nào trên bến cũ
Thương lắm câu hò kêu gọi khách sang sông
Áo trắng xuồng đưa mắt cười em khẽ gọi
Người thương ơi em vẫn đợi chờ.

ĐK:
Đẹp quá quê hương hôm nay đẹp vô ngần
Về Sóc Trăng một ngày ca điệu lâm thôn
Đàn én chao nghiêng xôn xao mùa lúa nhiều
Về bến Ninh Kiều thấy nàng đợi người yêu

Em xinh tươi trong chiếc áo bà ba
Em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm
Qua bến Bắc Cần Thơ

Nhớ kỷ niệm xưa nông xuồng đêm trăng tỏ
Em gái Ninh Kiều tóc dài chấm lưng thon
Đất nước mình đây dẫu xuồng ghe bé nhỏ
Mà không thôi nhớ thương nên đầy vơi.

Hậu Giang ơi nước xuôi xuôi một dòng. 

Dẫu qua đây một lần
Nói sao cho vừa lòng
Nói sao cho vừa thương.



Lời bài hát: Nỗi Buồn Hoa Phượng
(Sáng tác: Thanh Sơn - năm 1963)

Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi,
Phút gần gủi nhau mất rồi,
Tạ từ là hết người ơi!

Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng,
biết ai còn nhớ đến ân tình xưa
Đường xưa in bóng hai đứa nay đâu,
những chiều hẹn nhau hết rồi,
giờ như nước trôi qua cầu.

Giã biệt bạn lòng ơi! Thôi nay xa cách rồi
Kỷ niệm mình xin nhớ mãi,
buồn riêng một mình ai
chờ mong từng đêm gối chiếc
Mối u hoài này ai có haỵ

Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn,
Cảm thông được nỗi vắng xa người thương.
Màu hoa phượng thắm như máu con tim,
mỗi lần hè thêm kỷ niệm
Người xưa biết đâu mà tìm



Gợi Nhớ Quê Hương

(Sáng tác:Thanh Sơn)

Quê em hai mùa mưa nắng,

Hai thôn nghèo nối liền bờ đê,

Từng lũy tre xanh nghiêng nghiêng chiều hè,

Như bức tranh gợi tình quê đậm đà.

Lời ru con tiếng võng đong đưa.

Ai chờ ai thương giòng nước u buồn.


Trăm năm nuôi tình khôn lớn

Quê hương là sữa mẹ đợi con.

Ruộng lúa nương dâu chân quen đường mòn,

Ôi khói lam chiều tình quê dạt dào,

À à ơi câu hò ca dao, như lời mẹ ru từ lúc ban đầu.


Ơi hò ơi ví dầu thương những con đò bên hàng dừa xanh,

Thương nhiều chiếc áo bà ba,

Vai nặng gánh lúa lúc tan chợ chiều,

Bên mái tranh nghèo nghe bìm bịp kêo nước lớn nước ròng...


Sương đêm trăng rằm soi lúa

Âm thanh dầm giã gạo chày trôi,

Đẹp lắm quê hương thôn trăng tuyệt vời

Câu hát thay lời tình yêu ngọt bùi.

Dù xa xôi nhớ ngày trong nôi,

nghe tình quê hương gọi mãi trong đời.

Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàn Hiệp)
Bên ven bờ Hiền Lương chiều nay ra đứng trong về
Mắt đượm tình quê đôi mắt đượm tình quê
Xa xa đoàn thuyền nam buồm căng theo gió xuôi dòng
Bỗng trong sương mờ không gian trầm lặng nghe cầu hò
Hò ơi, ơi thuyền ơi, thuyền ơi có nhớ bến trăng
Bến thường một dạ khắng khăng đợi thuyền
Nhắn ai xin giữ câu nguyền trong cơn bão tố
Vẫn bền lòng son
Ơi câu hò chiều nay sao nghe nặng tình ai
Hay là anh bên ấy trong phút giây nhớ nhung trào sôi
Gởi niềm tin theo gió qua mấy câu thiết tha hò ơi
Hò ơi, ơi dù cho dù cho bến cắt sông ngăn
Dễ gì chặn được duyên em với chàng
Se mây cho sáng trăng vàng
Khái sông nỗi bến cho nàng về anh
Ơi câu hò chiều nay tôi mang nặng tình ai
Nơi miền quê xa vắng anh có nghe thấu chăng lòng em
Tình này ta xây đắm nên thủy chung không bao giờ phai.

Mùa Chim Én Bay

Nghệ sỹ: Anh Thơ - Sáng tác: Hoàng Hiệp
Khi gió đồng ngát hương rợp trời chim én lượn
Cây nẩy mầm chồi xanh, mây trắng bay yên lành
Em chợt đến bên anh dịu dàng như cơn gió nhẹ
Và lòng anh để ngỏ cho tình em mơn man
Em là cách én mỏng chao xuống giữa đời anh
Cho lòng anh xao động thành mùa xuân ngọt ngào
Em về én lại xa mùa xuân không ở lại
Bên em anh gần mãi nên đời vẫn ớ ơ ... đời vẫn xuân trào
hm ... hm ... hm ... hm ...

  Tình ca (Hoàng Việt)

Khi cất lên tiếng ca gửi về người yêu phương xa
Ta át tiếng gió mưa thét gào cuộn dâng phong ba
Em ơi nghe chăng lời trái tim vọng ra
Rung trong không gian mặt biển sôi ầm vang.
Qua núi biếc chập chùng xa xa
Qua áng mây che mờ quê ta
Tiếng ca đời đời chung thủy thiết tha
Em có nghe tiếng ca chứa đựng hận thù sâu xa.
Đã biến tình đôi ta thành những cánh sao toả sáng
Vượt băng băng qua đêm tối tìm hương hoa
Bến nước Cửu Long còn đó em ơi!
Bãi lúa nương dâu còn mãi muôn đời
Là còn duyên tình ta thắm trong tiếng ca không thể xóa nhòa.
Khi đã nghe tiếng ca của lòng người yêu quê ta
Em hãy ngước mắt lên ngắm nhìn trời xanh quê ta
Chim giăng giăng bay ngoài nắng xuân đẹp thay
Tan cơn phong ba lòng đất yên rồi đây
Em hãy nở nụ cười tươi xinh
Như đóa hoa xuân chào riêng anh
Nói nhau ngàn lời qua đôi mắt xanh
Ta hát chung tiếng ca vang động từ ngàn phương xa
Xua kẻ thù đi mau, dập tắt chiến tranh đẫm máu
Đập tan ngay bao đau khổ và chia ly
Giữ lấy đức tin bền vững em ơi
Giữ lấy trái tim đòi sống muôn đời
Là một bài tình ca của đôi lứa ta dâng cả bao người.

Biển hát chiều nay

 Sáng tác: Hồng Đăng

Đóng góp: Phạm Duy Quang Huy 

Chân trời rất xanh gọi nắng xôn xao!
Con thuyền rất vui và gió hát ngọt ngào.
Môi cười rất xinh lung linh màu áo,
mây trắng gợn lên những cánh chim hải âu.

Có gì sáng nay mà sóng xôn xao!
Chân trời vẫn xanh màu nắng vẫn ngọt ngào.
Môi cười rất xinh lung linh màu áo,
câu hát gợi lên những khát khao đại dương.

Ơi biển Việt Nam! Ơi sóng Việt Nam!
Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng
Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương,
biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương.

Mỗi một tình yêu, mỗi một cuộc đời,
qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người.
Biển xanh vẫn nhắc những lời yêu thương,
biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương. 

Xa Khơi
Sáng tác: Nguyễn Tài Tuệ
Trình bày: Tân Nhân

Nắng toả chiều nay
Chiều toả nắng đôi bờ anh ơi
Gió lộng buồm mây ướm chân trời
Biển lặng sóng thuyền em dong khơi
Khoan giọng hò thương anh cách vời

Kìa biển rộng con nục con măng
Lướt sóng liền đôi bờ tung tăng
Con chuồn còn bay nơi nơi
Con giang chiều gọi bạn đường khơi

Nắng toả chiều nay
Thuyền về mái đọng chiều nay
Nhìn phương Nam con nước vơi đầy
Thương nhớ, nhớ thương anh ơi !

Ơi mênh mông sóng xô ru thuyền ta xa bờ
Âm vang tiếng hò nhịp chèo ta mong chờ
Đường ta ra khơi đưa nhịp chèo nối liền
(Ơ) Đường đi muôn khơi mái chèo chung đôi miền

Ơ...mênh mông lời ca câu hò thương nhớ
Vang về miền Nam quê ta
Biển dập dìu biển tâm tình
Biển nói lên lời sóng cả ta chung lứa đôi

Ơi phong ba lướt xô mái chèo ta nối liền
Phong ba sóng cồn lòng ta luôn vững bền
Kề vai bên nhau nắng biển cùng mưa nguồn
(Ơ) Kề vai bên nhau em kề bên anh thương

Ơ...anh ơi lời ca câu hò thương nhớ
Vang về cùng anh không xa
Biển dập dìu, biển chung tình
Biển nói lên giùm bao ngày thương nhớ, biển ơi !

Nhớ thương cách vời ơi biển chiều nay
Nhớ thương cách vời ơi biển chiều nay. 

Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ (sinh năm 1936 tại Thanh Chương, Nghệ An) chủ yếu soạn nhạc không lời và nhạc giao hưởng. Ông viết không nhiều ca khúc, và cũng có ít ca khúc được nhiều người biết như "Xa khơi", "Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó", "Mùa xuân gọi bạn" (Lời ca gửi Noọng)... "Xa khơi" có thể coi là một sáng tác để đời của ông.
 "Xa khơi" viết vào giai đoạn sau khi kết thúc Kháng chiến chống Pháp, đất nước bị chia làm hai miền. Ca khúc được bắt đầu được hình thành từ năm 1956-1957, lúc nhạc sĩ đi thực tế tại miền Trung:

Những năm 1956 - 1957, Nguyễn Tài Tuệ đã đi thực tế ở khu vực cầu Hiền Lương, Cửa Tùng và đảo Cồn Cỏ... Nhà thơ Lưu Trọng Lư dẫn đầu đoàn văn nghệ sĩ, họ sống ở bên này sông Bến Hải hàng tháng trời.

Lúc đó, khó khăn chồng chất khó khăn, đất nước bị chia cắt gây đôi miền. Cảnh chiều chiều vợ ra bến ngóng chồng, ông ra sông ngóng cháu từ phía bên kia. Những đôi trai gái chưa kịp cưới nhau đã phải chia lìa để cứ chiều chiều đứng bên này khoát nón sang bên kia gọi nhau mà không thể gần nhau được.

Nguyễn Tài Tuệ tự hỏi mình: “Ngoài biển kia con cá nục đến con cá măng còn đi đi lại lại, bay nhảy thoải mái giữa 2 miền, tại sao con người lại bị ngăn cách? Và, ông lấy khát vọng thống nhất đất nước làm chủ đề bài hát này”.

Đến năm 1962, khi có cuộc thi sáng tác hưởng ứng tiếng trống Đồng khởi miền Nam, nhạc sĩ mới viết ca khúc này. Khi tham dự cuộc thi, ca khúc lại bị đánh giá là thiếu tính tư tưởng, thiếu tính sản xuất, nhạc sĩ cũng bị kiểm điểm, chỉ trích. Nhưng khi phát trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam với giọng hát Tân Nhân, ca khúc lại được thính giả rất yêu thích. Kết cục, bài hát đoạt giải nhì, không có giải nhất.

Nhưng do lí do trên, đến sau năm 1975 Xa khơi mới được phổ biến rộng rãi.

Ca khúc được viết cho giọng nữ cao, mang chất dân ca Trung Bộ, do đó chỉ được các nữ ca sĩ thể hiện. Đây được coi là ca khúc kinh điển của thanh nhạc, nên nhiều ca sĩ đã thể hiện ca khúc này. Ca khúc còn xuất hiện nhiều lần trong các cuộc thi Sao Mai, Tiếng hát truyền hình các tỉnh và các cuộc thi âm nhạc khác. Những nghệ sĩ nổi tiếng đã từng thể hiện ca khúc này như : Tân Nhân, Thanh Huyền, Hương Loan, Tường Vi, Lê Dung, Thu Hiền, Anh Thơ, Tân Nhàn...

Tân Nhân (1932 - 2008) là nghệ sĩ ưu tú, nổi tiếng vào thập niên 1950-1960. Bà được nhiều người coi là ca sĩ đã thể hiện "Xa khơi" thành công nhất. Bản thu "Xa khơi" dưới sự thể hiện của bà (đệm piano Hoàng My) là bản thu được phổ biến rộng rãi trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam.


HOA ĐẸP CHĂM-PA
(Dân ca Lào).

 
* Phiên âm tiếng Lào:
1–
Ô đuông chăm-pa, vê la xôm noọng, nức hên phăn xoong
Moong hển hủa chay hau nức khựn đạy nay kìn chậu hoom
Hển suổn đoọc mạy bi đa pục vay tặng tè đay ma
Vê la nguổm ngầu chậu suồi băn thâu hau hải sô ka
Chậu đuông chăm-pa khù khiêng hau ma tè nhăm nọi ơi ời.
2–
Kin chầu sẳm khăn tít phăn hủa chay pên nạ hắc khay
Phe vay xơi xôm nham ngẩu hau đôm ô chăm-pa hoom
Mừa đôm kin chầu pan phốp sụ cầu thì phạc chạc pay
Châu pên đoọc mạy, thì ngam vi lay tặng tè day ma
Chậu đuông chăm-pa ma la suổn hắc khoỏng hiêm ny ơi ời.
3–
Ô đuông chăm pa búp pha mương Lao, ngam đằng đuông đao
Sang Lao phơờng chay cợt dù phai nay phèn đin lạn sang
Thạ đay phắt phạc nê lạ thết chạc ban cợt mương non
Hiêm chạ au chầu pên phườn suồm ngẩu tháu sin xi va
Chau đuông chăm pa, ma la ngăm nhình mính mương Lao ơi ời.

* Lời Việt:

1–Hoa đẹp chăm-pa đã bao tháng ngày, hoa đây người đấy
Hoa vẫn ngạt ngào thơm ngát mùi hương tháng năm còn vương
Hoa chăm-pa ơi, bao mùa em khoe sắc hoa trong vườn
Đã bao lâu rồi mà hoa vẫn đẹp nhất trong lòng tôi
Hoa đẹp xinh ơi, em chính người tôi thiết tha yêu thương.
2–Ngạt ngào hương thơm, vấn vương trong lòng, sắc hoa đẹp mãi
Hương ngát làm tôi trăm nhớ ngàn thương bóng ai thầm yêu
Hoa chăm-pa ơi tuyệt vời toả lan mãi trong tim này
Cách xa phương trời mà hoa vẫn còn vấn vương lòng tôi
Hoa đẹp xinh ơi, em chính người tôi mến yêu trọn đời. 
3- Hoa chăm pa ơi, nức muôn hương trời, sắc reo ngàn lối,
trăm thắm ngàn tươi khôn sánh kịp hương sắc chăm pa ơi.
Hoa chăm pa ơi, dân Lào nuôi hoa đã bao năm rồi.
gió đưa hương nồng vượt qua núi đồi tới thôn làng tôi.
Bao ngày thơ ngây hoa đã cùng tôi kết duyên bạn đời.

Đôi bờ
(Tình ca Nga)
Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới
Cây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời
Lòng em riêng biết có yêu anh, giữa tình đôi lứa ta,
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.

Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng
Bên bờ sông vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng
Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với tình yêu thiết tha
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.

Đêm dần qua ánh ban mai đang lan tràn dâng tới.
Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời.
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.

Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét