Quẻ Địa Thiên Thái gồm nội quái là Kiền và ngọai quái là Khôn, 2 quẻ đầu trong 64 quẻ Kinh Dịch. Thái có nghĩa to lớn, thông suốt, tốt đẹp, yên ổn
-Tượng quẻ cho thấy, hạ quái là Kiền, tức Dương khí của Trời hạ xuống; thượng quái là Khôn, là Đất, tức Âm khí bay lên, thể hiện sự gặp gỡ giao hòa giữa Trời Đất, hiểu rộng ra là hai khí Âm Dương giao tiếp nhau, tượng trưng sự hanh thông trong định luật thiên nhiên.
-Áp dụng vào phương diện thời tiết: Khí Dương giáng xuống len lỏi vào trong lòng đất, đun đẩy tác động làm cho đất màu mỡ phát triển nuôi sống cây cỏ tươi tốt. Khí âm bay lên, hòa cùng khí Dương làm cho mưa thuận gió hòa
- Đối với vận hạn chúng sanh: Thái là thời Trời ban rải ân lành xuống cho thế gian, và chúng sanh nói chung, con người nói riêng đều một lòng ngưỡng vọng ân cao đức cả của Đấng Tạo Hóa, hết lòng sống thuận tùng thiên lý, nên cảnh thế gian thái bình hạnh phúc, bốn phương cộng lạc.
-Xét về Hình nhi hạ, tượng quẻ cho thấy : Kiền biểu hiệu cho bậc lãnh đạo, hạ mình xuống hòa hợp với nhân dân, chăm lo cho nhân dân được tượng trưng bởi quẻ Khôn, thể hiện tính nhu thuận tuân hành sự điều động cai trị của người lãnh đạo cho nên tạo nên được thời thái bình thạnh trị cho quốc gia. Như thời Nghiêu Thuấn, trên nói dưới nghe. Con người làm được sứ mạng thế Thiên hành hóa, tiếp nối Trời trong việc sanh hóa vạn vật nơi chốn hữu hình trong vai trò chủ tể muôn loài để "tài thành Thiên Địa chi Đạo, phụ tướng thiên địa chi nghi, tả hữu dân" như lời Đại tượng truyện quẻ Thái.
-Do vậy, Hình tượng quẻ Thái còn có thể được hiểu : Kiền là Dương tượng trưng cho Trời và Khôn là Âm tượng trưng cho người. Vì Trời –Người vốn đồng bản thể linh quang, nhưng Trời vô hình, còn Người hữu hình. Thời Thái là giai đọan tâm Trời và tâm người có sự cảm ứng tương liên, vì con sống trong khuôn mẫu đạo đức theo đúng luật Trời, thể hiện được tinh thần Thiên nhân hiệp nhứt.
Trong phần Thóan truyện, Thánh nhân nói: Nội dương nhi ngọai âm, nội kiện nhi ngoại thuận, nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân. Kiền ở trong tượng trưng cho quân tử và Khôn ở ngòai tượng trưng cho tiểu nhân. Thời Thái là thời thịnh trị của người quân tử là người có đức tính tốt đẹp đạo đức, thuần lương thánh thiện, hạng tiểu nhân phải né tránh, lánh xa.
-Quân tử và tiểu nhân không chỉ được hiểu hạn hẹp trong ý nghĩa ngôn ngữ nhân gian, mà có thể được xem là 2 phần đối lập trong một con người: Đó là chơn thần và thức thần. Chơn thần tốt đẹp ví như người quân tử, còn thức thần bị tập nhiễm do bị chỉ huy bởi thất tình lục dục, tham sân si nên bị coi như là tiểu nhân. Nếu con người có sự giác ngộ, sáng suốt, biết phân biện thiện ác, không để thức thần lôi kéo xa rời đạo lý, là con người tiến gần đến chỗ "Quân tử đạo trưởng , tiểu nhân đạo tiêu dã" có nghĩađạo người quân tử lớn lên, đạo của kẻ tiểu nhân suy mòn, tức chơn thần đã khống chế được thức thần, con người làm chủ được thất tình, sự ham muốn để tạo tiền đề cho tâm linh con người thăng hoa tiến hóa vượt lên cõi thượng thiên.
-Đối với tôn giáo: Đạo khai là để cứu đời. Đời lọan lạc khổ đau là do con người đắm chìm trong dục hải, lãng quên nguồn cội thiêng liêng, quay lưng với gia tài của Thượng Đế phát ban. Con người phải chịu một thời Bĩ đen tối. Để rồi một vị Giáo Tổ ra đời khai sáng một nền tôn giáo, đem ánh sáng cứu độ soi sáng dẫn dắt con người ra khỏi nẻo tối tăm chính là lúc nhân lọai bắt đầu bước sang thời Thái. Nguồn sáng cứu rỗi cứ len chảy trong lòng nhân thế để đến một lúc nào đó, con người bừng tỉnh và mở rộng cõi lòng đón nhận Thiên ân, tu hành giải thoát.
Quẻ Thái nói lên sự hanh thông ngay từ đầu, thể hiện ở hào Sơ Cửu "bạt mao nhự, dĩ kỳ vi, chinh cát [Nhổ rể cỏ tranh, lên cả đám, tiến hành tốt] Cỏ tranh là cỏ rất khó nhổ vì rễ nó rất dài và chằng chịt, nhưng thời Thái hanh thông , làm việc gì cũng dễ dàng, hàm nghĩa việc làm rất nhỏ nhưng kết quả rất lớn: cho nên cát. Con người ý thức được mình đang ở vào thời Thái tức là được ơn Trời , làm gì cũng dễ dàng thành công, cho nên phải biết tận dụng để phát huy giúp đời. thực hiện sứ mạng vi nhân.
Thời vận hanh thông, muốn đem chí giúp đời phải biết phương cách để được trọn vẹn sống trong ơn Trời như ý nghĩa của hào Cửu Nhị: bao hoang, dụng hằng hà, bất hà duy, bằng vong, đắc thượng vu trung hành [bao dung sự hoang phế, dùng cách vượt qua sông , không bỏ sót kẻ ở xa, quên bè phái, phải tôn trọng hành động trung chánh] dễ dàng bao dung tha nhân, không vì sự thành công của mình mà khe khắt với người khác, đòi hỏi người phải như mình, kẻ tốt, người xấu đều có chỗ sử dụng, để thể hiện đức Nhân, là một cách để tạo thêm âm chất cho chính mình.
Phải tin vào sự hanh thông tốt đẹp của thời vận để mạnh dạn tiến tới làm những điều ích lợi cho xã hội, tức là tập đức Dũng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn phải duy trì đức Trí để cẩn thận, suy xét phải quấy, tính tóan tiên liệu đối với mọi vấn đề chứ không vì sự hanh thông mà lơ là, a dua vọng ngọai , để có những lúc phải chấp nhận" bằng vong" [mất bạn]. Ngược lại, để duy trì được Nhân Trí Dũng, phải quay về nội tâm để học đức Kiền: "Chung nhật kiền kiền để tự cường bất tức", và làm gì cũng phải giữ đúng đạo Trung.
Đến hào Cửu Tam: Vô bình bất bí, vô vãng bất phục, gian trinh vô cữu, vật tuất, kỳ phu, vu thực hữu phúc: [Không có gì bằng phẳng mà chẳng nghiêng lệch, không có sự ra đi nào mà không trở lại, gian nan mà chính bền thì không lỗi, đừng xót xa, hãy thành tín, có phúc cả trong sự ăn uống]. Thời Thái đã đi qua gần nửa đường, hanh thông vẫn còn đó, nhưng phải gặp trắc trở vì đó là tính chất bất biến của cõi Nhị nguyên, không có gì là tuyệt đối nơi chốn hữu hình. Khó khăn lúc này đã bắt đầu manh nha. Cho nên hơn lúc nào hết, phải giữ cho được sự chính bền (Nhân Trí Dũng). Làm được như vậy, ơn Trời vẫn được hưởng.
Muốn giữ được chính bền, con người phải sáng suốt tâm linh. Cho nên phải biết tu tâm dưỡng tánh, thì dù không lợi lộc vật chất, không tính tóan, con người vẫn xích lại được gần nhau một cách tự nhiên do niềm tin thành thật với nhau như hào Cửu Tứ: Phiên phiên, bất phú, dĩ kỳ lân, bất giới dĩ phu [Lanh lẹ, chẳng giàu mà kết thành hàng xóm, không chuẩn bị mà đã tin nhau ]. Đây là kết quả cao nhất của thời Thái: chinh phục được lòng người mà không phải bằng vật chất của cõi nhị nguyên, mà bằng tình cảm và đức độ thể hiện qua hào Lục Ngũ: Dĩ chi nguyên cát, trung dĩ hành nguyện dã [được phúc rất tốt, lấy đạo Trung để thực hành ý nguyện]
Nhưng thế gian này không có gì tồn tại vĩnh hằng và tuyệt đối. Có sinh tức có diệt, có thành tức có bại. Đó là qui luật của cõi hữu hình. Thời Thái rồi cũng sẽ qua đi, cho nên hào Thượng Lục, Tiểu tượng viết: Thành phục vu hoàng, kỳ mệnh lọan dã [thành lũy hóa ra rào cạn, mệnh lệnh rối loạn] thành lũy bị sụp đổ xuống hào rãnh. Nhưng nếu hiểu được Thiên lý, giữ được đạo Trời là Trung Đạo bất biến, tức là không làm những điều đi ngược đạo lý thì dù trong mọi hòan cảnh, con người vẫn sẽ vượt qua.
Tóm lại, học quẻ Thái để đừng đeo đuổi, chạy theo những gì gọi là tốt đẹp nơi cõi hồng trần, mà hãy chọn con đường Thiên Đạo để tương lai không còn Thái, không còn Bĩ, có nghĩa là giải thoát, trở về với Nhất nguyên, tức Đạo.
Rõ nét nhất là thời Hạ nguơn mạt pháp với sự lâm trần mở cơ tận độ của Đức Cao Đài. Thế giới vẫn còn đang ngập chìm trong màn đêm của thời Bĩ, nhưng đặc biệt đối với những ai đã giác ngộ, đặt trọn niềm tin vào Thượng Đế, sẵn sàng dâng hiến sở năng sở hữu cho đại cuộc cứu độ Kỳ Ba, là đã được bước chân vào vùng ánh sáng của thời Thái hanh thông an lạc.
-Người môn đệ của Đức Cao Đài muốn làm được sứ mạng cao trọng thiêng liêng đó, phải bước chân lên nấc Đại thừa, để nhận ra rằng quẻ Thái là con đường tâm pháp giúp người hành giả đi đến đích điểm của sự giải thóat, bởi vì Thánh giáo đã dạy:
"Khí Âm Dương hiệp nhứt
Lấy Khảm đắp Ly hào
Trở về Kiền Khôn quái
Là mối Đạo rất cao
Nghĩa là Âm Dương hiệp lại thành quẻ Thái, mà Thái là Hòang Cực Đại Trung; Âm Dương có hợp thì vạn vật mới sanh; thần khí có giao thi kim đơn mới kết; thần phải ngưng, khí mới tụ, mà thần lìa thì khí tán. Phép tu kim đơn, chỉ có thần khí mà thôi. Thần thì vô phương, khí thì diệu tán, nhưng luôn luôn khí theo sát cùng thần…" 1
Chính vì vậy mà Soán Truyện viết: "Nội dương nhi ngọai âm, nội kiện nhi ngoại thuận, nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân" [khí dương ở trong mà khí âm ở ngoài, cương kiện ở trong mà nhu thuận ở ngoài, quân tử ở trong mà tiểu nhân ở ngòai]Thân xác con người về mặt y học, nếu mạnh khỏe, tức là ở trạng thái quẻ Thái, dương khí tàng ẩn tràn ngập bên trong, âm khí biểu lộ bên ngòai, tức nội tạng ấm áp, thân thể bên ngòai mát như Kiền ở nội quái, Khôn ở ngoại quái. Ngược lại, bên ngòai thấy sốt tức là người bị bệnh.
Kỷ nguyên Tam Kỳ Phổ Độ là chu kỳ cuối của vũ trụ sẽ đi vào sự bế tắc của quẻ Bĩ, nhưng sự giáng trần mở Đạo của Đức Chí Tôn, chính là ơn Trời đã bao trùm cõi thế gian này, cho nên cơ Đạo dù gặp nhiều khó khăn, dời đổi rồi cũng sẽ hanh thông. Con người hiểu được cơ duyên có một không hai đó để bước vào quỹ đạo an tòan của Đức Từ Phụ tìm phương tu hành, chắc chắn sẽ đắc quả, sẽ tìm thấy sự giải thoát tâm linh, vì đây là thời Thái, bước đầu mọi sự dễ dàng hanh thông, có tu có đắc. (Hào Sơ cửu)
Tu hành với Đức Cao Đài , là tu hành nhập thế, tự độ và độ tha: "chí tại ngoại dã". Việc tu hành là quay về luyện rèn Nhân Trí Dũng bằng công phu thiền định, nên phải giảm duyên đọan sự, tức: "bằng vong"
Nhưng tu hành thường có sự khảo đảo (cửu tam) , phải biết giữ tâm chuyên nhứt thì sẽ được Đức Thượng Đế chở che.
Được như vậy, con người sẽ được thung dung tự tại giữa cõi đời hậu thiên vật chất, dù không sang giàu, thế lực, vẫn nói được người nghe, vẫn cảm hóa được người một cách tự nhiên để tạo thế nhân hòa,(Lục Tứ) thực hiện được tâm nguyện của mình( Lục Ngũ)
Tuy nhiên, phải cảnh giác ở phút cuối cùng cuộc đời , đường tu sẽ vẫn còn nhiều khảo đảo, và nếu không biết áp dụng quẻ Thái vào vào việc tu luyện để đoạt ngôi Hoàng Cực, tức là thóat ra ngòai vòng cương tỏa của qui luật hậu thiên nhị nguyên đối đãi thì việc tu hành chỉ là công dã tràng xe cát biển đông (Thượng Lục)
-Tượng quẻ cho thấy, hạ quái là Kiền, tức Dương khí của Trời hạ xuống; thượng quái là Khôn, là Đất, tức Âm khí bay lên, thể hiện sự gặp gỡ giao hòa giữa Trời Đất, hiểu rộng ra là hai khí Âm Dương giao tiếp nhau, tượng trưng sự hanh thông trong định luật thiên nhiên.
-Áp dụng vào phương diện thời tiết: Khí Dương giáng xuống len lỏi vào trong lòng đất, đun đẩy tác động làm cho đất màu mỡ phát triển nuôi sống cây cỏ tươi tốt. Khí âm bay lên, hòa cùng khí Dương làm cho mưa thuận gió hòa
- Đối với vận hạn chúng sanh: Thái là thời Trời ban rải ân lành xuống cho thế gian, và chúng sanh nói chung, con người nói riêng đều một lòng ngưỡng vọng ân cao đức cả của Đấng Tạo Hóa, hết lòng sống thuận tùng thiên lý, nên cảnh thế gian thái bình hạnh phúc, bốn phương cộng lạc.
-Xét về Hình nhi hạ, tượng quẻ cho thấy : Kiền biểu hiệu cho bậc lãnh đạo, hạ mình xuống hòa hợp với nhân dân, chăm lo cho nhân dân được tượng trưng bởi quẻ Khôn, thể hiện tính nhu thuận tuân hành sự điều động cai trị của người lãnh đạo cho nên tạo nên được thời thái bình thạnh trị cho quốc gia. Như thời Nghiêu Thuấn, trên nói dưới nghe. Con người làm được sứ mạng thế Thiên hành hóa, tiếp nối Trời trong việc sanh hóa vạn vật nơi chốn hữu hình trong vai trò chủ tể muôn loài để "tài thành Thiên Địa chi Đạo, phụ tướng thiên địa chi nghi, tả hữu dân" như lời Đại tượng truyện quẻ Thái.
-Do vậy, Hình tượng quẻ Thái còn có thể được hiểu : Kiền là Dương tượng trưng cho Trời và Khôn là Âm tượng trưng cho người. Vì Trời –Người vốn đồng bản thể linh quang, nhưng Trời vô hình, còn Người hữu hình. Thời Thái là giai đọan tâm Trời và tâm người có sự cảm ứng tương liên, vì con sống trong khuôn mẫu đạo đức theo đúng luật Trời, thể hiện được tinh thần Thiên nhân hiệp nhứt.
Trong phần Thóan truyện, Thánh nhân nói: Nội dương nhi ngọai âm, nội kiện nhi ngoại thuận, nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân. Kiền ở trong tượng trưng cho quân tử và Khôn ở ngòai tượng trưng cho tiểu nhân. Thời Thái là thời thịnh trị của người quân tử là người có đức tính tốt đẹp đạo đức, thuần lương thánh thiện, hạng tiểu nhân phải né tránh, lánh xa.
-Quân tử và tiểu nhân không chỉ được hiểu hạn hẹp trong ý nghĩa ngôn ngữ nhân gian, mà có thể được xem là 2 phần đối lập trong một con người: Đó là chơn thần và thức thần. Chơn thần tốt đẹp ví như người quân tử, còn thức thần bị tập nhiễm do bị chỉ huy bởi thất tình lục dục, tham sân si nên bị coi như là tiểu nhân. Nếu con người có sự giác ngộ, sáng suốt, biết phân biện thiện ác, không để thức thần lôi kéo xa rời đạo lý, là con người tiến gần đến chỗ "Quân tử đạo trưởng , tiểu nhân đạo tiêu dã" có nghĩađạo người quân tử lớn lên, đạo của kẻ tiểu nhân suy mòn, tức chơn thần đã khống chế được thức thần, con người làm chủ được thất tình, sự ham muốn để tạo tiền đề cho tâm linh con người thăng hoa tiến hóa vượt lên cõi thượng thiên.
-Đối với tôn giáo: Đạo khai là để cứu đời. Đời lọan lạc khổ đau là do con người đắm chìm trong dục hải, lãng quên nguồn cội thiêng liêng, quay lưng với gia tài của Thượng Đế phát ban. Con người phải chịu một thời Bĩ đen tối. Để rồi một vị Giáo Tổ ra đời khai sáng một nền tôn giáo, đem ánh sáng cứu độ soi sáng dẫn dắt con người ra khỏi nẻo tối tăm chính là lúc nhân lọai bắt đầu bước sang thời Thái. Nguồn sáng cứu rỗi cứ len chảy trong lòng nhân thế để đến một lúc nào đó, con người bừng tỉnh và mở rộng cõi lòng đón nhận Thiên ân, tu hành giải thoát.
Quẻ Thái nói lên sự hanh thông ngay từ đầu, thể hiện ở hào Sơ Cửu "bạt mao nhự, dĩ kỳ vi, chinh cát [Nhổ rể cỏ tranh, lên cả đám, tiến hành tốt] Cỏ tranh là cỏ rất khó nhổ vì rễ nó rất dài và chằng chịt, nhưng thời Thái hanh thông , làm việc gì cũng dễ dàng, hàm nghĩa việc làm rất nhỏ nhưng kết quả rất lớn: cho nên cát. Con người ý thức được mình đang ở vào thời Thái tức là được ơn Trời , làm gì cũng dễ dàng thành công, cho nên phải biết tận dụng để phát huy giúp đời. thực hiện sứ mạng vi nhân.
Thời vận hanh thông, muốn đem chí giúp đời phải biết phương cách để được trọn vẹn sống trong ơn Trời như ý nghĩa của hào Cửu Nhị: bao hoang, dụng hằng hà, bất hà duy, bằng vong, đắc thượng vu trung hành [bao dung sự hoang phế, dùng cách vượt qua sông , không bỏ sót kẻ ở xa, quên bè phái, phải tôn trọng hành động trung chánh] dễ dàng bao dung tha nhân, không vì sự thành công của mình mà khe khắt với người khác, đòi hỏi người phải như mình, kẻ tốt, người xấu đều có chỗ sử dụng, để thể hiện đức Nhân, là một cách để tạo thêm âm chất cho chính mình.
Phải tin vào sự hanh thông tốt đẹp của thời vận để mạnh dạn tiến tới làm những điều ích lợi cho xã hội, tức là tập đức Dũng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn phải duy trì đức Trí để cẩn thận, suy xét phải quấy, tính tóan tiên liệu đối với mọi vấn đề chứ không vì sự hanh thông mà lơ là, a dua vọng ngọai , để có những lúc phải chấp nhận" bằng vong" [mất bạn]. Ngược lại, để duy trì được Nhân Trí Dũng, phải quay về nội tâm để học đức Kiền: "Chung nhật kiền kiền để tự cường bất tức", và làm gì cũng phải giữ đúng đạo Trung.
Đến hào Cửu Tam: Vô bình bất bí, vô vãng bất phục, gian trinh vô cữu, vật tuất, kỳ phu, vu thực hữu phúc: [Không có gì bằng phẳng mà chẳng nghiêng lệch, không có sự ra đi nào mà không trở lại, gian nan mà chính bền thì không lỗi, đừng xót xa, hãy thành tín, có phúc cả trong sự ăn uống]. Thời Thái đã đi qua gần nửa đường, hanh thông vẫn còn đó, nhưng phải gặp trắc trở vì đó là tính chất bất biến của cõi Nhị nguyên, không có gì là tuyệt đối nơi chốn hữu hình. Khó khăn lúc này đã bắt đầu manh nha. Cho nên hơn lúc nào hết, phải giữ cho được sự chính bền (Nhân Trí Dũng). Làm được như vậy, ơn Trời vẫn được hưởng.
Muốn giữ được chính bền, con người phải sáng suốt tâm linh. Cho nên phải biết tu tâm dưỡng tánh, thì dù không lợi lộc vật chất, không tính tóan, con người vẫn xích lại được gần nhau một cách tự nhiên do niềm tin thành thật với nhau như hào Cửu Tứ: Phiên phiên, bất phú, dĩ kỳ lân, bất giới dĩ phu [Lanh lẹ, chẳng giàu mà kết thành hàng xóm, không chuẩn bị mà đã tin nhau ]. Đây là kết quả cao nhất của thời Thái: chinh phục được lòng người mà không phải bằng vật chất của cõi nhị nguyên, mà bằng tình cảm và đức độ thể hiện qua hào Lục Ngũ: Dĩ chi nguyên cát, trung dĩ hành nguyện dã [được phúc rất tốt, lấy đạo Trung để thực hành ý nguyện]
Nhưng thế gian này không có gì tồn tại vĩnh hằng và tuyệt đối. Có sinh tức có diệt, có thành tức có bại. Đó là qui luật của cõi hữu hình. Thời Thái rồi cũng sẽ qua đi, cho nên hào Thượng Lục, Tiểu tượng viết: Thành phục vu hoàng, kỳ mệnh lọan dã [thành lũy hóa ra rào cạn, mệnh lệnh rối loạn] thành lũy bị sụp đổ xuống hào rãnh. Nhưng nếu hiểu được Thiên lý, giữ được đạo Trời là Trung Đạo bất biến, tức là không làm những điều đi ngược đạo lý thì dù trong mọi hòan cảnh, con người vẫn sẽ vượt qua.
Tóm lại, học quẻ Thái để đừng đeo đuổi, chạy theo những gì gọi là tốt đẹp nơi cõi hồng trần, mà hãy chọn con đường Thiên Đạo để tương lai không còn Thái, không còn Bĩ, có nghĩa là giải thoát, trở về với Nhất nguyên, tức Đạo.
Rõ nét nhất là thời Hạ nguơn mạt pháp với sự lâm trần mở cơ tận độ của Đức Cao Đài. Thế giới vẫn còn đang ngập chìm trong màn đêm của thời Bĩ, nhưng đặc biệt đối với những ai đã giác ngộ, đặt trọn niềm tin vào Thượng Đế, sẵn sàng dâng hiến sở năng sở hữu cho đại cuộc cứu độ Kỳ Ba, là đã được bước chân vào vùng ánh sáng của thời Thái hanh thông an lạc.
-Người môn đệ của Đức Cao Đài muốn làm được sứ mạng cao trọng thiêng liêng đó, phải bước chân lên nấc Đại thừa, để nhận ra rằng quẻ Thái là con đường tâm pháp giúp người hành giả đi đến đích điểm của sự giải thóat, bởi vì Thánh giáo đã dạy:
"Khí Âm Dương hiệp nhứt
Lấy Khảm đắp Ly hào
Trở về Kiền Khôn quái
Là mối Đạo rất cao
Nghĩa là Âm Dương hiệp lại thành quẻ Thái, mà Thái là Hòang Cực Đại Trung; Âm Dương có hợp thì vạn vật mới sanh; thần khí có giao thi kim đơn mới kết; thần phải ngưng, khí mới tụ, mà thần lìa thì khí tán. Phép tu kim đơn, chỉ có thần khí mà thôi. Thần thì vô phương, khí thì diệu tán, nhưng luôn luôn khí theo sát cùng thần…" 1
Chính vì vậy mà Soán Truyện viết: "Nội dương nhi ngọai âm, nội kiện nhi ngoại thuận, nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân" [khí dương ở trong mà khí âm ở ngoài, cương kiện ở trong mà nhu thuận ở ngoài, quân tử ở trong mà tiểu nhân ở ngòai]Thân xác con người về mặt y học, nếu mạnh khỏe, tức là ở trạng thái quẻ Thái, dương khí tàng ẩn tràn ngập bên trong, âm khí biểu lộ bên ngòai, tức nội tạng ấm áp, thân thể bên ngòai mát như Kiền ở nội quái, Khôn ở ngoại quái. Ngược lại, bên ngòai thấy sốt tức là người bị bệnh.
Kỷ nguyên Tam Kỳ Phổ Độ là chu kỳ cuối của vũ trụ sẽ đi vào sự bế tắc của quẻ Bĩ, nhưng sự giáng trần mở Đạo của Đức Chí Tôn, chính là ơn Trời đã bao trùm cõi thế gian này, cho nên cơ Đạo dù gặp nhiều khó khăn, dời đổi rồi cũng sẽ hanh thông. Con người hiểu được cơ duyên có một không hai đó để bước vào quỹ đạo an tòan của Đức Từ Phụ tìm phương tu hành, chắc chắn sẽ đắc quả, sẽ tìm thấy sự giải thoát tâm linh, vì đây là thời Thái, bước đầu mọi sự dễ dàng hanh thông, có tu có đắc. (Hào Sơ cửu)
Tu hành với Đức Cao Đài , là tu hành nhập thế, tự độ và độ tha: "chí tại ngoại dã". Việc tu hành là quay về luyện rèn Nhân Trí Dũng bằng công phu thiền định, nên phải giảm duyên đọan sự, tức: "bằng vong"
Nhưng tu hành thường có sự khảo đảo (cửu tam) , phải biết giữ tâm chuyên nhứt thì sẽ được Đức Thượng Đế chở che.
Được như vậy, con người sẽ được thung dung tự tại giữa cõi đời hậu thiên vật chất, dù không sang giàu, thế lực, vẫn nói được người nghe, vẫn cảm hóa được người một cách tự nhiên để tạo thế nhân hòa,(Lục Tứ) thực hiện được tâm nguyện của mình( Lục Ngũ)
Tuy nhiên, phải cảnh giác ở phút cuối cùng cuộc đời , đường tu sẽ vẫn còn nhiều khảo đảo, và nếu không biết áp dụng quẻ Thái vào vào việc tu luyện để đoạt ngôi Hoàng Cực, tức là thóat ra ngòai vòng cương tỏa của qui luật hậu thiên nhị nguyên đối đãi thì việc tu hành chỉ là công dã tràng xe cát biển đông (Thượng Lục)
Hồng Phúc
Quẻ Địa Thiên Thái
Bức tranh cổ minh họa một vị quan đang bắc thang lên vầng quế nguyệt là ý nói sự thăng tiến trong quan trường; thi cử; một con hươu ngậm tấm thiếp báo tin vui hoặc có lộc tài mang đến, một cậu bé đang ngồi trên mây là vị thế vinh hiển sáng ngời và khá bất ngờ, nhưng từ tầm cao ấy mà càng cần phải chú ý củng cố chăm lo nền tảng gốc thực sự vững chắc dưới mặt đất. Trời bao giờ cũng hướng lên trên còn đất bao giờ cũng hướng xuống dưới, đó là biểu thị sự thống nhất tồn tại của sự vật đối lập và sự vững chắc của luận thuyết dịch lý.
Trong quan hệ xã hội, đây cũng là hình thái vị trí cha con, chồng vợ, kẻ mạnh, kẻ yếu, cấp trên cấp dưới, bạn bè đồng nghiệp mà nếu có biện pháp điều hòa hợp lý đúng vị trí và vai trò, không có sự xáo trộn thì muôn sự đều thuận lợi. Thái cũng là một quẻ dịch chỉ sự khoan hòa, vững chắc dễ liên tưởng tới những công trình kiến trúc bề thế, chắc chắn trong bối cảnh yên bình và phồn vinh. Thái còn có nghĩa là hanh thông, một trạng thái được thỏa mãn nên mang triệu hỷ báo tam nguyên (tin vui báo đỗ giải nguyên). Theo Thuyết văn, Thái là cực lớn, bền vững nên tạo ra yên ổn thái bình và muốn thế thì ai chịu trách nhiệm việc người nấy, anh hùng phải có đất dụng võ thì mới phát huy được năng lực tuyệt đối của bản thân. Sách phong thủy cổ có chép: Đất thánh hiền nhiều đất ít đá, thanh tú tao nhã; Đất tiên phật nhiều đá ít đất, cổ quái, xa xăm. Đó là bởi thánh hiền là người nhập thế, coi thanh tú là cái đẹp, thường sống ở nơi có nhiều cây xanh. Tiên phật là bậc xuất thế, thích ẩn cư nơi núi cao rừng thẳm. Từ đó rút ra kinh nghiệm người và vật cùng loại thường tụ tập ở gần nhau.
Chuyện cũ kể, có lần vua Tề Tuyên Vương ngạc nhiên hỏi Thuần Vu Khôn, người trong một ngày tiến cử với vua bảy vị hiền sĩ rằng: “Cả trăm đời mới tìm được một thánh nhân, nay thánh nhân ở đâu ra nhiều vậy?”. Thuần Vu Khôn nói: “Muông thú cùng loài thường quần tụ một vùng. Nay bệ hạ hỏi thần về hiền sĩ có khác gì ra sông lấy nước, dùng bùi nhùi đánh lửa. Thần liên tiếp tiến cử bảy hiền sĩ với Đại vương là còn ít đấy”. Như vậy có thể thấy việc tìm ra dòng sông để biết được liệu nước sông có sử dụng được quan trọng hơn nhiều việc ra sông gánh nước. Màu sắc của quẻ Thái là trắng đen khá nền nếp, nho nhã tạo ra một trật tự trong yên bình và phổ biến khắp nơi. Dựa trên hệ quả: Không có gì bằng mãi mà không nghiêng, đi mãi mà không trở lại, ta có thể rút ra kết luận về những điểm cần chú ý sau khi đã gặt hái thành công như sau:
1. Tuy ta đã giành thắng lợi bước đầu trong cuộc đời hoặc sự nghiệp nhưng không thể say sưa ngủ quên trong chiến thắng mà cần phải đoàn kết các lực lượng, củng cố lòng tin để bảo vệ an toàn thắng lợi đã giành được, thường đằng sau những thành công cũng như mặt sau của tấm huy chương không chắc bao gồm những điều tốt đẹp và sự yên ổn vì vào lúc đó, con người ta hay nảy sinh tư tưởng xả hơi, hưởng thụ cho bõ những ngày gian khó thì chính lúc đó tai họa xảy đến. Các triều đại phong kiến trong lịch sử Trung Hoa hay Việt Nam và bất kỳ nước nào trên thế giới thường sa vào vết xe đổ ấy và cùng chung số phận, tuy diễn biến chi tiết khá đa dạng như: Sau thiến thắng vẻ vang là mở tiệc ăn mừng vài ngày, ban thưởng chia đất, phong tước phong hầu, xây dựng cung điện mới, miếu thờ, lăng tẩm và ăn chơi hưởng lạc liên miên, cuối cùng thì dân quá khổ sinh ra cướp bóc, bạo loạn khởi nghĩa rồi triều đại vinh quang đến đâu cũng suy tàn, sụp đổ. Từ sự kiện lớn trong lần sử mà so với những việc nhỏ hơn trong cuộc sống cũng chẳng khác nhau là mấy, vậy nên ghi nhớ rằng: Mỗi một thành công là kết thúc một trang sử để mở ra một trang mới trong cuốn sử dày hàng trăm trang vì thế một trang sách chưa bao giờ là cả một cuốn sách!
2. Sau khi đã có vị thế hoặc thành tựu nhất định, vẫn phải giữ vững sự quyết đoán, xử sự đàng hoàng bao dung, rộng lượng để thúc đẩy sự nghiệp tiến tới và cách thể hiện tốt nhất là vừa trung thành với mục tiêu đã định, vừa phối hợp nhu cương. Người đứng đầu phải biết học hỏi kiến thức mới, đoàn kết với cấp dưới, giữ hòa khí, có nguyên tắc, không vị tình riêng. SáchDịch kinh tập chú viết: “Quân thần đồng đức, thiên hạ thái bình, hiền nhân quân tử xuất hiện vào lúc quốc gia cần người. Phải có dũng khí của kẻ vượt sóng, quyết chí làm nhiệm việc cần làm, không thể vì cái trước mắt mà quên cái lâu dài. Nếu kết bạn được với người có chí gần gũi với mình, không thiên vị bè đảng thì hợp đạo trung, cùng nhau đạt tới sự an thái, trên dưới kết giao, ý chí tương đồng, hoàn toàn thành công trong sự nghiệp và cuộc sống”.
3. Theo nguyên tắc của biến dịch thì vật cùng tất phản, một khi đạt tới thái bình thịnh vượng cực thịnh sẽ bế tắc, sự nghiệp lên tới đỉnh cao sẽ lâm nguy, sự vật phát triển đến tột cùng sẽ bắt đầu suy thoái như trạng thái lên tới đỉnh núi, xoay sở cách nào cũng chỉ đi xuống. Vẫn thường nói: Ở đỉnh cao của thành công càng phải thấm nhuần nguyên lý cực tất phản để chuẩn bị khám phá mới, mở rộng hoạt động hoặc thay đổi phương pháp, tìm thêm mục tiêu mới thì sự nghiệp mới có thể có cơ hội tiến lên được. Trong lĩnh vực kinh doanh ngày nay có thể thấy rõ điều đó khi các tập đoàn mốt thời trang có tiếng lâu năm quay sang sản xuất thêm cả thuốc lá, nước hoa, nữ trang; các công ty tài chính chứng khoán lại đầu tư xây dựng, làm công viên giải trí. Ngay cả trong lĩnh vực văn hóa xã hội, các diễn viên điện ảnh nổi tiếng đều có xu hướng mở shop thời trang, áo cưới, thẩm mỹ viện; các người mẫu đắt giá trên sàn catwalk chuyển sang làm ca sỹ, còn ca sĩ kiêm M.C trong các show truyền hình. Phải chăng đó cũng là hiện thực của hệ quả hết phẳng rồi lại nghiêng?
4. Nhiều người khi đã có được chức danh, địa vị rồi vẫn tính toán, suy nghĩ sâu xa về sau chứ không ỷ vào ánh hào quang của chiến thắng để hớn hở vui sướng dài dài cho đến lúc thất bại. Trong Tam quốc, Tào Tháo vì quá chủ quan khinh địch mà đại bại trong trận Xích Bích; Lý Tự Thành chiếm được Bắc Kinh lật đổ vương triều Minh nhưng vội lóa mắt vơ vét của cải, hưởng lạc nên quên mất kẻ thù là quân Thanh vẫn còn đó nên bị tiêu diệt. Năm 1949, khi giải phóng Bắc Kinh, Mao Trạch Đông nhắc cho toàn quân nhớ lại bài học lịch sử này để làm gương. Năm 1954, trước khi quân ta vào tiếp quản Thủ đô Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã căn dặn các đơn vị bộ đội thực hiện đúng 10 điều ghi nhớ, tránh cạm bẫy vì: Ở thành thị tình hình phức tạp, có nhiều sự quyến rũ làm cho người ta mê muội, trụy lạc…
5. Khi sự nghiệp đang vẻ vang, thành đạt càng nên khiêm tốn chiêu hiền, đãi sĩ, tuyển dụng người tài, nhằm củng cố lực lượng để bảo toàn thành quả lâu dài, tránh kiêu căng tự mãn cậy thế có công. Chuyện Đông Chu kể: Sau khi họp mặt với vua Tần, nhờ công của Lạn Tương Như ép vua Tần ký hòa ước thắng lợi, vua Triệu phong tước thượng khanh cho Tương Như khiến cho tướng Liêm Pha ấm ức vì nghĩ rằng mình là đại tướng đã vào sinh ra tử nơi trận mạc lại không bằng một quan văn lẻo mép thì quá bất công. Từ đó, Liêm Pha tuyên bố tìm mọi cách làm nhục Tương Như cho bõ tức. Nhưng Tương Như luôn tránh gặp, mỗi khi ra đường thấy bóng Liêm Pha từ xa là ông bảo phu kiệu tránh đi đường khác. Việc này khiến nhiều bạn bè, môn khách của Tương Như cho rằng “ông nhát gan, quá sợ hãi”. Tương Như giải thích rằng; Tần vương mà ông còn không sợ thì sợ gì Liêm Pha, chẳng qua ông chịu nhún là vì nước Triệu, nếu hai người trụ cột đấu với nhau thì đại sự lâm nguy. Hiểu ra, Liêm Pha đã tự cởi áo, để trần đến tạ lỗi với Tương Như.
6. Khi sự suy thoái đã bộc lộ rõ ràng, sức người không thể cứu vãn được cũng không nên níu kéo, vì dù gì con người không chống được quy luật tự nhiên. Lúc rơi vào tình thế đó phải biết khai thác mặt có lợi nhất, giảm nhẹ tổn thất tới mức thấp nhất là thượng sách, còn chầy bửa làm liều sẽ thất bại hiển nhiên. Trong lịch sử, những cuộc cải cách cho dù tích cực, vào giai đoạn cuối các triều đại đang lụi tàn không bao giờ đạt kết quả. Điển hình là những cách tân, sáng tạo của cha con Hồ Quý Ly khi lấy ngôi vua Trần không thể lâu dài được, cuối cùng vẫn thất bại và mất nước vì quân Minh. Trên thương trường ngày nay cũng vậy, nếu sản phẩm nào đó tỏ ra lỗi thời thì cần điều chỉnh sản xuất thay đổi cách thức và kỹ thuật công nghệ để đáp ứng thị hiếu xã hội. Nếu cứ cố sản xuất thủ công rồi ỷ vào quảng cáo rầm rộ kiểu gì cũng vẫn phá sản, ấy là do nhu cầu xã hội thay đổi theo chu kỳ xoáy trôn ốc không thể cưỡng lại được
Tác giả bài viết: theo Kinh Dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét