Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Chuyện vui văn nghệ đọc cho vui



Bà vợ ngoại tình
 Một anh lính nọ phải ra trận vào ngày hôm sau nên tối hôm đó, anh thủ thỉ cùng vợ: "Em à! Ngày mai anh đi rồi, gắng chiều anh một đêm nhé !!!".
    Khi làm "chuyện lớn" xong, anh thầm nghĩ mình đi ra trận không biết bao lâu mới về mà vợ lại xinh đẹp, trẻ trung nên đâm ra lo lắng. Anh bèn vẽ một người lính đứng vác súng trên đùi vợ cho yên tâm.
    Anh đi chẳng bao lâu thì người vợ trẻ không chịu được cảnh buồn tẻ vì thiếu chồng nên rước tình nhân về nhà. Anh tình nhân làm xong chuyện lớn, xóa đi người lính canh súng và vẽ lại một người lính khác cũng đứng vác súng.
    Ngày anh chồng trở về, hí ha hí hửng gặp lại vợ mình. Tối đó, anh xem lại rồi quay sang hỏi vợ: "Em à! Người lính lúc trước anh vẽ đứng vác súng tay phải mà, sao bây giờ vác bên tay trái?"
    Cô vợ lúng túng trả lời: "Thì vác tay phải mỏi quá, phải đổi sang tay trái chứ sao! Cái đó gọi là đổi gác, anh ạ".
  
  Vợ tôi dở dại dở khôn  
                   
         Khoảng năm 1990, khi đó báo Văn Nghệ tổ chức cuộc thi thơ rất hoành tráng. Nhà thơ tật nguyền Đỗ Trọng Khơi được giải nhì với chùm Ánh trăng. Do không đi nhận giải được, báo Văn nghệ tổ chức về tận nhà trao giải. Đoàn gồm nhà văn Nguyễn Khắc Trường- Phó TBT, trưởng ban thơ Bế Kiến Quốc...
Hôm ấy, Hội Văn nghệ Thái Bình tiếp đoàn ở quán cạnh nhà tôi. Dạo đó, tôi còn bán thịt chó ở Thái Bình (nhân dân Thái Bình có tặng tôi 2 câu thơ: 

Thái Bình có chú Bùi Hoàng - Tám bán quán thịt... chó làm thơ hay. Giời ạ, tôi làm thơ ra cái... chó gì).
Nhòm qua khe cửa, thấy nhà thơ Bế Kiến Quốc đeo kính, ngồi quay lưng ra phía ngoài. Tôi bèn gấp mấy bài thơ, đưa cho cô con gái khi đó mới 9 - 10 tuổii bảo: Con đem sang đưa cho cái bác đeo kính kia nhé. Nhìn qua khe cửa, tôi mong ông giở ra lướt qua cho một cái. Nhưng không. Ông thản nhiên cuộn cuộn nhét vào cái túi như túi dết rồi tiếp tục câu chuyện. Thế là toi rồi. Tôi tự nhủ.
Cũng cần nói thêm ngày ấy được in thơ trên báo Văn Nghệ là niềm mơ ước không chỉ của loại văn sĩ tép riu như tôi. Nếu tôi nhớ không nhầm thì dạo đó, lũ văn sĩ ở Thái Bình mới chỉ có khoảng 5 -6 người (nói như quê tôi là chưa đầy một cỗ) có thơ in trên Văn nghệ. Tôi nhớ có lần chúng tôi đang ba hoa thơ phú, một nhà thơ đàn anh ngồi lặng lẽ nghe, rồi phán nhẹ một câu: Năm một nghìn chín trăm mấy mấy, mình có bài in trên Văn Nghệ". Thế là chao ôi, cả bọn ngồii im như thóc giống. Vì vậy chuyện được in trên Văn nghệ như một chứng chỉ "bảo kê" cho tầm văn chương "vượt qua phà Tân Đệ". Do đó, tuy thất vọng nãp nề nhưng tôi không buồn và cũng mau quên "niềm vinh quang" ảo tưởng đó đi.
Mấy tuần sau, tôi ra bưu điện mua báo Văn Nghệ. Lại nói thêm rằng Văn Nghệ thời Nguyên Ngọc là niềm chờ đợi mỗi chiều thứ sáu. Người ta mong ngóng, người ta chờ đợi như chờ cửa hàng thực phẩm bán cá mè ranh cắt ô số 6, đợi như đợi kết quả số đề. Cầm tờ Văn Nghệ trên tay, đọc lướt qua trang nhất, phần giới thiệu nội dung. Giời ạ, gì thế này. Tôi xoa mặt, dụi mắt. Thơ Bùi Hoàng Tám... Dụi hai ba lần cho tỉnh hẳn, tôi tự trấn an: Chắc thằng cha nào đó cùng tên chứ mình thì làm gì có của!? Giở trang trong. Giời đất ơi, thơ mình. Đúng thơ của mình. Tự dưng thấy chân tay rủn rủn, mồ hôi lấm tấm lưng, tóc gáy hơi giật giật.
          Tôi không biết lão ÔBAMA với lão JON MĂCKÊN khi trúng cử tổng thống Mỹ mừng đếm mức nào nhưng cứ theo tôi, khó có thể hơn tôi khi đó. Thế là từ nay trong các cuộc nhậu tôi sẽ im lặng. Đợi đến lúc cao trào nhất, tôi mới gại giọng bảo rằng: Năm một nghìn chín trăm mấy mấy, mình có bài in trên Văn Nghệ... Cứ nghĩ đến mấy lão bạn thơ hàng tỉnh mặt nghệt ra như ngỗng ỉa, mồm câm như thóc giống thì còn gì sung sướng cho bằng nữa. Hình như khi đó, để trấn tĩnh mình, tôi lẩm bẩm hát "Tổ quốc ơi, ta yêu người mãi mãi" Hay "Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay"... Đại loại thế.
         Sẵn có 10.000 ngàn trong túi, tôi mua tất cả 5 tờ Văn nghệ. Rồi lặng lẽ leo lên gác xép để nhấm nháp niềm hạnh phúc. Tôi như chú gà, đẻ được quả rứng muốn vỗ cánh chạy toáng ra đường mà hét lên cục ta cục tác. Nhưng do không là gà nên dành cục tác thầm vậy.

Đêm đó tôi trằn trọc, thỉnh thoảng lại sờ tay xuống gối xem thật hay mơ. Bây giờ kể lại chuyện này, có thể có người bảo "Lại bốc phét" nhưng đó là cảm gác rất thật. Không vui sao được khi từ ngày mai, trong những cuộc nhậu, khi mọi người đang "khủng bố thơ ca", tôi sẽ lặng im, rất lặng im, chờ cho mọi người lắng giọng ới thủ thỉ rằng: Năm .... cứ nghĩ đến đó đã sung sướng phát rồ, phát dại lên rồi. Thế là từ mai, tôi sẽ đổi thành phần, nâng giai cấp. Tôi sẽ như bố tôi ngày cải cách ruộng đất được từ địa chủ biến thành trung nông. Còn với tôi, sẽ là một cuộc cách mạng số phận từ thằng bán thịt chó tỉnh lẻ trở thành nhà thơ có tác phẩm vượt bến phà Tân Đệ.
         Nhìn sang bên cạnh, thấy mụ vợ cứ thản nhiên ngủ mà bực cả mình. Người đâu mà vô duyên thế, cái ngày trọng đại như thế này mà y ngủ được thì rõ là loại vợ gì không biết. Đã thế lại còn ngáy, tiếng ngáy du dương, bổng trầm như có vần, có điệu mới tức nữa. Rồi chợt nhớ, chưa báo cho hắn biết thì hắn làm sao mà chẳng ngủ, chẳng ngáy. Đợi đấy sáng mai, ta sẽ trịnh trọng tuyên bố để cho mụ biết tay. Từ mai, ta se tha hồ uống rượu rồi nếu vợ cằn nhằn, ta sẽ bảo làm thi sĩ mà không có bầu rượu tùi thơ thì là loại thi sĩ hạng bét. Và từ mai, ta cũng quyết không rửa bát, quét nhà nữa. Một nhà thơ lớn không thể phải rửa bát, quét nhà. Đó là chân lý.
Sáng hôm sau, chờ cho mụ vợ chuẩn bị hòm hòm hàng họ, tôi mới thẽ thọt:
- Anh có bài đăng báo Văn nghệ...

- Cái gì...?
- Anh có bài đăng báo Văn nghệ...
- Bài gì? Mụ vợ cao giọng hỏi, kèm theo cái nhìn sắc như dao hoạn lợn.
- Bài... THƠ!
- Dí L... vào, Dí L... vào. Thơ với chả thẩn. Đi làm hàng cho tôi bán.
          Tôi như người đang lên cơn sốt xuất huyết bị dội nước lạnh. Toàn thân giận run lên. Thế mà cả đêm qua, tôi cứ tưởng tượng ra cái khuôn mặt tươi như hoa mào gà của mụ khi tôi báo tin này. Thế mà... Ức thật, thế này thì ức thật. Ức hơn Chí Phèo chờ Thị Nở cái đêm ở bờ sông. Chả lẽ nhà thơ, lại chửi bậy chửi bạ như ánh Chí. Đành nuốt cả "một mối căm hờn trong cuống họng". Đi nhậu. Khi chai rượu đã vơi đi già nửa, tôi chợt phì cười. Ơ, với cái mụ vợ này thì đến thằng đẻ ra thơ là mình thì mụ cũng dí L... vào từ đỉnh đầu đến gót chân chứ nói gì đến "đứa con tinh thần với chả tâm thần có tên là THI CA?". Và bật cười. Và làm thơ.

         Thơ rằng: Vợ tôi dở dại dở khôn - Ngày năm bảy bận dí Lồn vào thơ".
Nhà thơ Kiều Vọng Tường, người luôn đội mũ (vì bị ngứa đầu) và đeo kính (vì bị cận nặng) cả khi làm tình lẫn lúc... tắm (tôi đã tận mắt chứng kiến cả 2 cảnh này nên thề có trời đất, không bịa), đặc biệt là lúc nào cũng lảm nhảm đọc thơ, kể cả khi... ngủ (Anh em đã từng có lần phác họa chân dung rằng: Thái Bình có bác Vọng Tường - Đội mũ, đeo kính, cởi truồng - ĐỌC THƠ) chợt nghiêng nghiêng vành mũ lảm nhảm đọc theo. Tan cuộc, Vọng Tường về Hội (Tức là Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, chứ không phải hội Nuôi ong, mà quê tôi có thơ rằng: Từ ngày có Hội nuôi ong – Thì chất lượng mật lại không ra gì) ông ổng đọc. Nhà viết kịch Trọng Khuê (lại mở ngoặc: Thái Bình có hội Văn nghê (tức là Văn nghệ) – Vọng Tường đánh vợ, Trọng Khuê đốt nhà) nghe được, mới thêm vào: "Còn tôi ra ngẩn vào ngơ - Ngày dăm bảy lượt dí THƠ vào Lồn". Bài thơ bây giờ đã có 4 câu: Vợ tôi dở dại dở khôn - Ngày dăm bảy bận dí L... vào THƠ - Tôi thì ra ngẩn vào ngơ - Ngày dăm bảy lượt dí THƠ vào Lồn". Đến khổ thứ ba: "Kỳ này xét giải Quý Đôn - Đề nghị xét cả cho Lồn và THƠ" thì có hai dị bản. (Giải thưởng mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn - (Khổ thế)5 năm một lần ở Quê lúa, cũng nói thêm là lần nào cũng kiện tụng. Cả giải lần này, đang xét nhưng đã kiện tùm lum rồi).

            Dị bản một là ở Thái Bình, nhiều người nói là của họa sỹ Hà Trí Dũng. Dũng là họa sỹ điêu khắc, từng là ĐB QH, tác giả của tượng Trần Hưng Đạo ở Kim Môn - Hải Dương và tượng Lê Quý Đôn ở TP Thái Bình. Dạo ấy, Dũng vừa khánh thành tượng Lê Quý Đôn, được Giải thưởng mang tên cụ Thám hoa này. Trong một lần tức khí gì đó, Dũng đã làm hai câu tiếp theo.
Dị bản thứ hai là của bác Nguyễn Trọng Tạo. Dạo đó, Hội Văn nghệ Thái Bình mời Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế ra chơi. Có một em tên là Oanh hay Yến đẹp nức nở và cuồn cuộn nhuệ khí như sống Đà, sông Hồng chứ không yên ả như sông Hương quê em. Người cao, chân dài, ngực nở (nghĩa là thừa tiêu chuẩn cấp bằng lái xe của bác Nguyễn Quốc Triệu mà xấp xỉ cái cân đo đong đếm của Bác Dương Kỳ Anh) lại thơm lừng nóng bỏng... Thôi, chả tả nữa kẻo... thiên hạ thèm! Bác Tạo ra cùng đợt này. Và hai câu: "Kỳ này..." là của Thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo.
          Chẳng biết thực hư thế nào, xin kể lại những điều mình nghe thấy.

          Khi lên Hà Nội, có lần nghe tôi kể chuyện về "tác phẩm văn học bất hủ" này, nhà văn Nguyễn Uyển khi ấy là Trưởng ban công tác Hội nhà báo Việt Nam và nhà báo Nguyễn Đoàn (TBT báo Bưu điện VN) thêm vào hai câu cuối: "Mấy tay giám khảo ất ơ - Lại đem bỏ tuốt cả thơ ra ngoài". Thế có tệ không cơ chứ. Chỉ xét mỗi... cái ấy.
Xin chép lại cả bài của "tổ hợp văn chương" đọc cho vui nhé:

Vợ tôi dở dại dở khôn
Ngày dăm bảy bận dí Lồn vào THƠ
Tôi thì ra ngẩn vào ngơ
Ngày dăm bảy lượt dí THƠ vào Lồn
Kỳ này trao giải Quý Đôn
Đề nghị xét cả cho Lồn và THƠ
Mấy tay giám khảo ất ơ
Lại đem bỏ tuốt cả THƠ ra ngoài - (không xét Thơ).

             Bài thơ này, nhiều người về sau cứ tưởng của tôi tất cả. Nhưng thực tình, tôi chỉ là kẻ làm câu đầu tiên, và có ¼ sản phẩm. Xin học tinh thần tự phê nghiêm túc của báo Lao động mà "Nói lại cho rõ".
Đoạn kết
Bài thơ từ đó lan truyền, nhiều người bạn khi giới thiệu tôi với người lạ thường gắn liền tên người với tên tác phẩm. Kiểu: Đây là Bùi Hoàng Tám "Vợ tôi nửa dại...". Điều ngạc nhiên là cách giới thiệu này rất hiệu quả chứng tỏ bài thơ đã được "toàn dân" biết. Sau này, Nhà thơ Nguyễn Huy Thiệp trong bài Trò chuyện với hoa Thủy tiên" có trích dẫn: "Giai thoại có một nhà thơ nói về thơ trong tình cảnh sau đây (tôi đã đưa chuyện này vào trong tiểu thuyết của tôi vì nó quá hay) khá tiêu biểu cho thực tế đó: Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ – Hôm qua nó bảo dí thơ vào Lồn – Vợ tôi nửa dại nửa khôn – Hôm nay nó bảo dí Lồn vào thơ.
Tôi cũng không phủ nhận cảm tình của nhân dân đối với thơ nhưng quả thực trên thực tế, cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chung, chỉ là nhưng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó, . Nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa" (nguyên văn).
Rất may cho tôi là bài này của bác Nguyễn Huy Thiệp in sau khi tôi đã vào Hội Nhà văn rồi. Nếu không thì chắc đứt vì có một ông trong Hội đồng nói thẳng rằng "nếu thằng Thiệp nó tung ra trước thì chú mày... mạt kiếp". Giời ạ, may thế. Tôi vào Hội như một thứ giời cho, xin kể chuyện này vào dịp khác.

Bài thơ về vú
          Gần đây, dư luận xã hội xôn xao xung quanh chuyện vú vế chị em với bằng lái ô tô, xe máy, xin kể lại câu chuyện liên quan đến vú vê sau đâ.
Ngày xửa ngày... chưa xưa, để tuyên truyền cho chị em phụ nữ biết cách làm đẹp cơ thể, hai ti đều đặn, không bị "lệch lạc quan điểm" bên nhỏ, bên to, ngành y tế tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền cho chị em đang nuôi con nhỏ cách chăm sóc vú bằng rất nhiều băng zôn, khẩu hiệu. Để thể hiện văn học luôn bám sát đời sống xã hội, phản ánh hiện thực cuộc sống mà các nhà "ní nuận" nước nhà gọi là Dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, có bài thơ rằng:

Chị em ta khi cho con bú
Vú bên này và vú bên kia
Nhớ rằng luôn phải phân chia
Hôm qua vú nọ, hôm kia vú này..
..
Bùi tôi xin thêm 2 câu để khuyến cáo anh em:

Anh em táy máy cái tay
Hôm kia vú này, hôm nọ vú kia
Cả khi trót dại, ơ kìa...!
Nhớ rằng luôn phải phân chia cho đều.

                                                                                                                  B.H.T

Miễn phí hoàn toàn
Anh chàng bác sĩ thầm thì như rót mật vào tai bạn gái:
Anh yêu em hơn mọi thứ trên đời.
    Cô nàng nũng nịu:
    Anh hãy chứng minh đi!
    Anh chàng trả lời:
    Được, anh sẽ kiểm tra tổng quát cho em vào tối nay. Miễn phí hoàn toàn.

Ma… thơ

          Một anh chàng đang khỏe mạnh, bỗng dưng héo mòn ròi lăn ra chết. Dưới âm phủ anh ta một mực kêu oan. Diêm Vương lấy sổ ra tra thì quả là anh ta “oan” thật, bèn hỏi người nọ:
-         Làm sao mà đến nông nỗi này?
-         Tôi trót vào “làng thơ” chơi!
Diêm Vương tròn mắt:
-         “Làng thơ”?
-         Vâng!
-         Thế thì trời cứu!
Đến lượt anh ta tròn mắt, ngạc nhiên. Diêm Vương giải thích:
-         “Làng thơ” xưa nay vẫn là đất dữ lắm!
Bao nhiêu người trót sa chân vào đã phải oan thác vì nó. Đường ngay ngõ thẳng sao anh không đi. Ai bảo đâm đầu vào đấy?
-         Thưa ngài, quả thực bây giờ tôi mới biết là… mình dại?
-         Thôi được!
Diêm Vương động lòng trắc ẩn. Ta sẽ cho anh đầu thai trở lại dương gian, sống nốt quãng đời còn lại.
Nhưng…
Ngừng một lát, Diêm Vương nói tiếp:
“Nhớ là đừng có thơ thẩn gì nữa nhá”.
-         Thưa ngài… (tưởng thế là xong, toan đứng dậy, Diêm Vương lại phải ngồi xuống).
Trước khi trở lại cõi trần tục, để tỏ lòng biết ơn Đức Vua đã giác ngộ, tôi xin phép được đọc tặng ngài một bài thơ tức sự mà tôi vừa ứng tác…
Đang bực mình, Diêm Vương cũng phải phì cười: “Thật chết vẫn không chừa!”
                                      
                                                                                                         Phùng Thành Chủng


Đơn xin được giải ngũ

Kính gửi: Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng!


Tôi xin trình bày lý do sau đây về việc được nhanh chóng giải ngũ:
Năm nay tôi 24 tuổi, đã kết hôn với một phụ nữ góa chồng 44 tuổi, có con gái riêng 26 tuổi. Trước đó cha tôi đã cưới cô này làm vợ do vậy cha tôi trở thành con rể tôi. Tháng giêng vừa qua vợ tôi vừa sinh cho tôi một thằng con trai. Thằng bé này trở thành em vợ của cha tôi. Vậy tôi phải gọi con trai tôi là cậu. Vào mùa giáng sinh, vợ của cha tôi cũng sinh được một cậu con trai. Thằng bé này vừa là em trai tôi vì nó là con của cha tôi, vừa là cháu ngoại của tôi vì nó là con của con gái vợ tôi. Vậy tôi là anh của cháu ngoại tôi. Vì tôi là chồng của mẹ vợ cha tôi. Vậy tôi là ông ngoại của tôi. Vì thế tôi xin Ngài cho tôi được giải ngũ, vì luật pháp cấm cha, con và cháu cùng đi lính một lúc. Tôi hy vọng ông sẽ thông cảm và xin gửi tới ông lời chào trân trọng.
                                                              Theo Humour

Không đếm xuể

         Một cặp vợ chồng sống với nhau nhiều năm. Bà vợ có tính hay trăng hoa, mỗi lần ngoại tình bà lại bỏ một hạt đậu xanh vào hũ để đánh dấu.
 
Ông chồng biết chuyện đó nhưng vì con cái, ông nhẫn nhịn nên hai vợ chồng vẫn sống với nhau đến đầu bạc, răng long. Sau gần hai tháng ốm bệnh, ông chồng sắp sang thế giới bên kia, mới gọi vợ đến và hỏi:
- Bà nó à, tôi biết trong thời gian sống với tôi, bà vẫn có những lúc ngoài vợ ngoài chồng. Tôi biết chuyện đó, nhưng không rõ là bà đã làm chuyện đó bao nhiêu lần, bà có thể thú nhận với tôi để tôi yên lòng ra đi được không?
Bà vợ nghẹn ngào:
- Để tôi kiểm tra đã ông à.
Sau khi vào bếp kiểm tra hũ đậu.
- Được 4 bơ bò hạt đỗ ông ạ. Tôi không biết là bao nhiêu lần nữa.
Ông chồng thều thào:
- Chỉ có thế thôi à?
- Không, đây chỉ là phần còn lại. Phần lớn tôi đã nấu cháo cho ông suốt hai tháng ông ốm rồi.
Ông chồng không nói không rằng rồi... tắt thở.
Nguyễn Mạnh Hùng
Nhà thơ... chồng sợ nhà thơ...vợ

        Nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng, Chủ tịch Hội VHNT Bình Định cũng là một trường hợp đặc biệt ở nước ta trong việc hai vợ chồng đều là nhà văn nhà báo. Vợ anh ta là nhà văn Trần Thị Huyền Trang. Nguyễn Thanh thi sĩ là người hoạt và hóm, đặc biệt anh ứng khẩu bằng thơ “Bút tre folklorits” rất tài. Nhân một đêm giao lưu giữa các nhà vănViệt Nam với sinh viên trường đại học Hồng Đức (Thanh Hoá). Vợ chồng anh được mời lên một lúc để giao lưu. Giao lưu được một đỗi, có một em sinh viên rất đẹp, tóc dài đến tận kheo chân, đứng lên rụt rè hỏi: “Dạ thưa, cháu hỏi khí không phải, thế nhà thơ… chồng có sợ nhà thơ… vợ không ?”. Ngay lập tức anh trả lời:
“Mỗi ngày sợ vợ một lần
Sợ rồi mới biết phải cần…sợ thêm
Sợ ngày rồi lại sợ đêm
Sợ xanh đôi mắt, sợ mềm đôi chân”
Tiếng vỗ tay vang dội hội trường. Trời ơi đau thương cho các gã “nhà thơ…chồng”. Trông hùng dũng thế kia, hoành tráng thế kia, thế mà…Sau một hồi biểu diễn kiểu cười có- một- không hai, không thể bắt chước được kéo dài gần năm phút, nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng đọc tiếp:
“Đời trai tóm lại chỉ cần
Tháng sợ vợ ba chục lần… nhân hai”