Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Trả lời bác Hà Uyên

Cảm ơn anh Lequangtct, theo như Tôi đọc sách, thì người đời sau có hai cách lập quẻ, hình thành hai phái, đều xuất phát từ phương pháp lập thuyết của ngài Lý Hư Trung. Không biết là Anh đang theo trường phái nào lập quẻ?
Mong được Anh dẫn giải cụ thể hơn một bước nữa, về cách thức lập, gieo quẻ quẻ từ hai ví dụ trên thì tốt quá.
Hà Uyên

Chào bác Hà Uyên!
THưa bác, vấn đề bác hỏi tôi xin có đôi lời : Kể ra thì không nên trả lời mới phải phép. Vì tôi biết, nếu mình trả lời là đã "Múa Rìu qua mắt thợ". Song không trả lời thì cũng hơi áy náy, cho nên tôi xin mạo muội, có gì không phải mong bác bỏ qua: Về các phái của dịch thì nghe nói có nhiều bác ạ: Phái khảo chứng, Phái Chiêm bốc, Phái Thực hành, Phái Tượng số, Phái Nghĩa lý... Riêng tôi thì kết hợp bác ạ. Vì theo tôi, Chỉ biết tượng số mà không biết nghĩa lý thì không đoán được quẻ và ngược lại hiểu nghĩa lý mà không biết tượng số cũng khó mà giải đươc quẻ bác ạ.
Còn cách lập quẻ thì như trên tôi đã nói là có rất nhiều cách: Theo tượng vật, theo thời gian, theo cách gia số... nói chung là gặp gì thì gieo nấy. Có khi thì lập theo âm thanh, khi thì theo phương hướng, có khi theo nét chữ, khi thì lập theo đỗng tĩnh của trời đất như gió, mây, sấm chớp, cũng có khi bất chợt nhìn thấy cái gì là tóm ngay để gieo quẻ,... tuỳ từng sự việc cần đoán, nhưng nói chung theo cách nào cũng đều phải lập thành quẻ thì mới giải được.
Còn việc đoán quẻ thì cũng vô vàn lắm. Có khi theo Tượng, có khi theo Số, có khi theo Thể - Dụng, có khi theo Thế - Ứng, có khi theo hào động, có khi theo Ngôi quẻ, Ngôi hào, ngôi sang hay ngôi hèn, ngôi cao ngôi thấp, Chính vị hay không Chính vị, Có khi theo Lục thân, Lục thần, cũng có khi theo Ngũ hành sinh khắc 4 mùa suy vượng, có khi theo Thời của hào, Thời Sơ hay Thời Mạt... nhưng nói chung là cũng phải căn cứ lời Từ của quẻ, của hào trong các sách mà Thánh nhân để lại.
Bên cạnh đó , để có cơ sở cho Suy và Luận còn phải bàm theo Thuyết Âm dương Ngũ hành của Đổng Trọng Thư, Thuyết Nạp giáp của Kinh Phòng tiên sinh (đời Hán).
Người xưa nói: Có tượng là lập được quẻ, có quẻ sẽ có tượng, có tượng thì có Lý. Phải vậy không bác.
Thưa bác! Trên đây là vài lời chia sẻ, bể học mênh mông mà kiến thức của bản thân tôi thì còn vô cùng hạn hẹp bác ạ. Có gì không phải mong bác và các bạn bỏ qua.
Tôi nhớ Cụ Phan Bội Châu cũng đã từng dạy: Đốc thực - Huy quang. Tôi cũng đang cố gắng mà cảm thấy chưa nhằm nhò gì bác ạ.
Thưa bác:
- Còn về việc tôi hỏi bác về 2 quẻ dịch Nhân mệnh thế nào rồi ạ. Mong bác cho ý kiến phản hồi.
- Bác là người đọc nhiều hiểu rộng, có tài liệu nào hay và thiết thực với môn Bốc dịch xin bác post lên Diễn đàn một ít cho anh em tham khảo.
Rất mong bác chiếu cố! Kính bác!
Quang Đạo (Nghệ An)

Số và Mệnh

Chào các bạn! 
Trở lại bài trên, trong Dịch vĩ chú, tác giả Trịnh Huyền có tính được số trời và số đất. Số trời là 25, số đất là 30, vậy con người ta có số không nhỉ?
Xin thưa là có đấy. Số và Mệnh mà. Chả thế mà nhân dân ta thường nói: Vâng, cái số nó vậy; ông ấy số sướng, chị ấy số vất vả, ông ấy đến số rồi, tới số rồi,; mệnh cùng Số hết là lên chơi Thiên đàng. Số mệnh là trời cho, số có nặng nhẹ, nhưng quan trọng hơn là cấu trúc của số có đẹp không, tương sinh tương hợp hay tương khắc tương xung, nếu bị xung khắc hay cấu tạo lộn xộn thì người đó thường chìm nổi, linh đinh vất vả, nghĩ và làm một đàng thì kết quả lại đi một nẻo, thật chẳng mấy khi thuận theo ý mình. Đành vậy, âu cũng là số phận, nhưng trong thực tế những người số trời nhiều hơn bt thì thường mạnh bạo, cương cường, những người số đất nhiều quá thì thường nhu thuận và hay bị bệnh ở phần bụng, phần âm, nhất là phụ nữ, vì nữ đã thuộc tính âm nay lại thêm âm nữa cho nên chỗ nào liên quan đến âm là thường sinh chuyện (bộ phận sinh dục, tử cung..) nhức mỏi lưng, chân và ngược lại người có số trời nhiều quá cũng không phải là tốt. Đẹp nhất là trời đất, âm dương hài hoà, cuộc sống bình an.
Lấy ví dụ một người sinh vào lúc 8 giờ ngày 7/7/2007, trời đất đã định cho người ấy số 38; có lời dự đoán như sau:
"Nhất sinh cốt nhục tối thanh cao, Tào nhập học môn tính danh tiêu, Đại khán niên tương tam thập lục, Lam y thoát khứ hoán hồng bào"
Nghĩa là: Một đời xương cốt thanh cao nhất, đi học sớm tên chiếm bảng vàng, Đến năm ba mươi sáu tuổi,Áo xanh được đổi thành áo bào đỏ. 
Thật là đẹp phải không các bạn. Các bạn thử xem con, em mình có đứa nào sinh vào đúng thời điểm đó không? Nếu có thì xin chúc mừng nhé!
Tạm dững đã nhé! Thân ái!
Lê Quang
Địa chỉ Email: lequang306@gmail.com
Cảm ơn bác lequangtct. Những gì bác lequangtct luận đều đúng cả ạ.
Vậy là Nắng Thủy tinh vẫn chưa thoát ra khỏi cố nhân sao?

Bài trả lời độc giả: Nghĩ về môn bốc dịch

Thưa bác Hà Uyên! Còn về vấn đề bác hỏi, tôi xin trả lời như sau: Thú thật với bác là tôi không có thời gian và điều kiện đọc nhiều, nói chi đến đọc đủ và đọc hết hả bác. Bể học mênh mông, sách thì nhiều bao la vạn tượng, chỉ riêng những sách nói về dịch, mệnh lý, toán mệnh và những vấn đề liên quan người ta đã thống kê được trên vạn cuốn, (và chỉ tính đến thời nhà Tống, cách đây khoảng ngàn năm số sách đó cũng đã có hàng ngàn cuốn). Kinh dịch là một trong Ngũ Kinh của Trung Quốc thời cổ (Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân thu). Đã có nhiều trường phái và nhiều tác giả nổi tiếng viết, bàn luận, chú giải. Về sách mệnh lý chiêm đoán thì nhiều lắm: Nào là Liên sơn dịch, Quy tàng dịch, Kinh dịch, Chu dịch, Mai hoa dịch, Văn Ngôn, Thuyết Quái, Chu dịch chú, Quỷ cốc tử toán mệnh, Thich thiên tuỷ, Toán mệnh giảng nghĩa đại toàn, Mệnh lý tinh giải, Ngũ hành tinh kỷ, Thiên hạ đệ nhất mệnh lý, Toán tam thế,, Hậu Hán thư, Tăng san bốc dịch, Tăng bổ bốc phệ, Bốc phệ chính tông, Chu dịch cửu nguyên, Uyên hải tử bình, Tam mệnh thông hội, Hoàng kim sách, Dịch thiên kim, Thiết bản thần số, Kỳ môn độn giáp, Thái ất thần kinh, Toán Hà lạc …

Nói chung là nhiều lắm bác ạ, không thể nào đọc hết và kể hết được, tôi nghĩ may ra thì chỉ có những người như bác và các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp thì mới có thể có điều kiện đọc hết và đọc đủ (mà tôi e cũng khó phải không bác).

Tiếp theo:
Chào bác: Riêng mấy quyển bác hỏi thì tôi cũng có nghe qua, Tham đồng khế của Nguỵ Bá Dương đời Hán, hình như có 3 thiên thì phải: Ngự chính, Dưỡng tính, Phục thực, có ý khuyên ta nên sống hợp với lẽ trời. Nghe nói Tham đồng khế cũng có nhiều bản có nội dung khác nhau bác ạ, và hình như có bàn về cả chuyện Luyện đan nữa. Còn Dịch vĩ chú của Trịnh Huyền cũng thuộc đời Hán, là đệ tử của Mã Dung, Nó được chép trong Tứ khố toàn thư, ông có công chú giải các quẻ dịch và cách tính số trời số đất (số trời 25, số đất 30, tổng 55), và hình như ông cũng đồng quan điểm Vô vi của Lão Trang phải không bác. Nói thật với bác, tôi chỉ thường đọc những quyển có tính cách ứng dụng cao để phục vụ cho môn bốc dịch, vì tôi thấy Bốc dịch rất nghiệm và nhiều khi ứng ngay trước mắt. Vả lại tôi học là cốt để ứng dụng váo cuộc sống bác ạ. Riêng các bộ sách trong Tam đại kỳ thư của Trung quốc như Chu dịch, Mai Hoa dịch, Ma Y Thần tướng thì tôi đã tìm đọc, tôi cũng có đọc thêm các sách dịch của Việt Nam như Kinh dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê, các sách của Phan Bội Châu, của Thu giang Nguyễn Duy Cần… để hiểu thêm lời bình các quẻ các hào, và để phục vụ cho môn bốc dịch tôi có đọc qua Bát môn, Bát tự, Tử bình, Tử vi … nữa bác ạ, mà cũng là mang tính chất tham khảo thêm thôi.
Hơn nữa Cụ Khổng ngày xưa cũng đã dạy: "Cuộc sống vốn hữu hạn, tri thức thì vô hạn. Dùng cái hữu hạn đuổi theo cái vô hạn là cực kỳ nguy". Nên cũng chẳng dám tham bác ạ.
Thưa bác! Bác xem để phục vụ cho môn bốc dịch được tốt hơn, có quyển nào hay và thiết thực xin bác post lên diễn đàn cho anh em tham khảo. Mong bác chiếu cố. Rất cảm ơn bác!
Kính!

Nghĩ về việc gieo quẻ và luận giải các quẻ Dịch

JFF123 đã viết:
Như vậy có phải những người theo trường phái Bốc dịch sẽ đề cao vai trò của lục hào hơn ý nghĩa của quẻ ko ạ?

JFF trình độ còn non nớt, mong được các anh chị khác chỉ bảo thêm.
Chào bạn JFF!
Như bạn biết đấy, Việc bấm quẻ và xem xét luận đoán quẻ Dịch rất phong phú bạn ạ, lập quẻ kiểu nào cũng được, từ con chim trên trời cho đến con cá lặn dưới nước, hoặc giả có một làn gió thoảng qua, gieo theo ngày giờ tháng năm sinh hoặc tuỳ theo sự việc xảy ra thời điểm nào và bấm quẻ vào giờ nào, rồi theo phương vị, và theo v.v ... người ta đều có thể lập quẻ và đoán quẻ. Về đoán quẻ thì chắc bạn cũng đã biết, cũng có nhiều cách lắm, từ tượng quẻ, tượng hào, tên đẹp, tên xấu, rồi âm dương ngũ hành sinh khắc chế hoá, rồi vượng suy tứ mùa, động biến, rồi vị trí các hào.v.v và .v.v. nhưng tựu trung lại là Suy và Luận làm sao cho hợp lý trên cơ sở âm dương, ngũ hành sinh khắc, biến hoá, suy luận cho chính xác, vì dù sao kết quả đòi hỏi cuối cùng vẫn phải là Đúng. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý mà.
Có khi lập quẻ xong rồi người đoán vẫn còn phân vân, cũng có khi mời lập được nửa quẻ linh tính đã mách bảo là đúng. Suy luận thì vô vàn lắm bạn a, Dịch là Biến là động, có bao giờ đứng yên cho nên phải tuỳ thời. Chính vì thế , dịch đã tạo cho ta một hành lang rất rộng trong việc lập và đoán quẻ. Ví dụ xưa: Cụ Thiệu Khang Tiết trong Mai Hoa dịch khi xem vườn hoa mẫu đơn đẹp đã thốt lên, hoa đẹp thế này mà tiếc thay, giờ Ngọ trưa mai sẽ bị ngưa xéo nát, quả ứng nghiệm thất, nhưng giả cụ Khang hoặc ai đó lại thấy một vườn Mẫu đơn đẹp lại gieo được đúng quẻ ấy, và lại theo cách giải ấy, lại nói trưa mai hoa bị ngựa xéo nát, liệu có trúng không? Chắc là không. Trong các sách Dịch có nhiêù ví dụ như thế lắm. Cho nên xem Dịch là phải biết tuỳ cơ ứng biến. Trên Diễn đàn tôi có đưa câu chuyện Cha con Lí Thuần Phong cùng xem quẻ cho một người phụ nữ qua chi tiết Quạt rơi, mà môi người đoán một ý, mặc dù họ đều là những người giỏi môn bốc dịch. Cho nên túm lại là phải kết hợp nhiều yếu tố khi luận giải, nếu không muốn nói là tất cả.
Xem quẻ Dịch cũng giống như chiêm ngưỡng một người đẹp, ta xem họ đẹp ở chỗ nào, có chi tiết nào bất hợp lý, có cái nào phá cách, cái nào là vẻ đẹp bên trong, cái nào là vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài... xem quẻ dịch cũng vậy, xem cấu trúc hợp lý không, có thuận không, thế ứng có đúng vị không, quẻ Nhân mệnh hợp lý thì người đó sướng, thong dong, còn bất hợp lý thì cả đời long đong vất vả. Ví như Trên mâm có mấy món Kim, mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, khi ta sinh ra, ông Trời đã bỏ vào Tứ trụ (năm, tháng, ngày, giờ sinh) cho mỗi người một ít chính khi đó, có nắm nhièu, nắm ít, có khi theo trình tự Hoả rồi đến Thổ đến Kim, cũng có khi Hoả đến Kim, đến Mộc..., Cái mà ông ấy ban cho chính là Thiên mệnh, là số mệnh của ta rồi, không thể nào thay dổi được, có chăng là những người học Dịch, hiểu Dịch biết vận dụng và phát huy những cái mình có (phẩm chất) để nhân lên sức mạnh (chính nghĩa) và chắt chiu những yếu tố mình còn ít, thiếu và nuôi dưỡng nó để nó đi theo mình cùng năm tháng, nhằm [b]tìm cát tránh hung, vui vẻ với đời. Người xưa nói: "Minh triết bảo thân" là chỗ đó, và theo tôi ý nghĩa việc học Dịch với từng người cũng chính là chỗ đó. Nói cách khác là Biết Hài hoà giữa Thể và Dụng, là phát huy và vận dụng tốt những cái mình có, Tuỳ thời mà hành động, thời hành tắc hành, thời chỉ tắc chỉ. Còn việc xung khắc giữa các hành trong ngũ kim thì thật khó tránh, ta chỉ có thể biết trước ở thời điểm nào để phòng và hạn chế nó thôi. Có câu rằng:
Khắc đâu chỗ ấy phải sầu.
Sinh đâu chỗ ấy héo rầu lại tươi
Ngẫm hay muôn sự tại trời.
Trời kia đã bắt làm người có THÂN

Nói như Cụ Nguyễn thật chí lý. Vài lời chia sẻ, kiến thức hẹp hòi, có gì không phải kính mong các bác bỏ qua.