Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có sự bứt phá?

Sau nhiều tháng lình xình, đi ngang, đi xuống, bất ngờ đến tháng 12/2010 thị trường chứng khoán Việt Nam dã có sự bứt phá đi lên.Chỉ số Vn-Index cũng như HNX-Index đều phục hồi và có sự tăng điểm mạnh. Ngày 18/11 Vn-Index đóng cửa 425 điểm, ngày 1/12 đã tăng lên 451 điểm, đến 15/12 đã tăng lên mức 493,5 điểm và đang tiến đến mốc 500 điểm - mốc của những ngày cuối năm 2009, và đến ngày 30/12/2010 chỉ số Vn-Index vẫn xoay quanh mốc 480 đến 485 điểm điểm. Tính  thanh khoản được cải thiện rõ, có ngày như ngày 14/12/2010 cả 2 sàn có trên  245 trăm triệu cổ phiếu được giao dịch thành công, và giá trị lên đến trên 5552 tỷ đồng, một con số kỷ lục kể từ đầu năm 2010. Trong mấy ngày này, dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán ngày càng nhiều, nhất là các ngày 12, 13 và 14/12/2010.
Các nhà đầu tư khấp khởi mừng thầm và cho rằng thị trường sẽ có sự bứt phá. Nguồn tiền của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang rất dồi dào và luôn sẵn sàng “nhả đạn” khi thời cơ đến. Đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài thời gian gần đây đã liên tục mua ròng với giá trị lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Đúng là thị trường chứng khoán luôn có sự hấp dẫn và lôi cuốn và cũng thật khó đoán định. Sự biến động và khởi sắc mấy ngày qua trên thị trường chứng khoán có nhiều nguyên nhân, đó là xu thế chung của thị trường thế giới và khu vực; Mỹ và các nước Tây âu đã vượt qua khủng hoảng và suy giảm kinh tế, đang có bước phục hồi vững chắc; thị trường chứng khoán Mỹ, Châu âu đã có nhiều phiên tăng điểm liên tiếp; kinh tế trong nước phát triển, các doanh nghiệp đã trụ vững, phục hồi và làm ăn có lãi; Nhà nước giãn việc cho các ngân hàng thương mại tăng vốn lên 3000 tỷ đồng thêm 1 năm nữa đến (31/12/2012); các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng, đô la, đều bấp bênh và đang kém hấp dẫn… chính vì những lẽ đó mà có nhiều nhà đầu tư đã chuyển kênh đầu tư sang chứng khoán. Anh H, một nhà đầu tư của VNS, có đại lý tại đường Phan Bội Châu, TP Vinh cho biết, mấy ngày qua anh đã huy động tất cả nguồn tiền có thể để đổ vào chứng khoán, kể cả vay đối ứng và sử dụng đòn bẩy. Là nhà đầu tư mạo hiểm, anh cho biết nhờ vậy mà có những ngày tiền đổ vào tài khoản tăng ngùn ngụt. Anh cười rạng rỡ: Nói thật với bác là mấy ngày nay vui quá, ngày làm tháng ăn, chưa có bao giờ đẹp như hôm nay, cứ ngủ dậy mở tài khoản ra xem là đã thấy tăng hàng chục triệu. Sướng. Tôi hỏi thăm dò: biết đâu có những đội lái đang cố tình đẩy thị trường lên để nhân cơ hội đó họ giải phóng số lượng cổ phiếu đang mắc kẹt bấy lâu nay, không chừng thị trường sẽ đảo chiều đột ngột thì làm sao mà trở tay cho kịp? Ơi bác ơi, em đã lường trước cả rồi, đã đầu tư chứng khoán là phải biết lo lường bác ạ, ít nhất thì mình cũng sẽ thoát được số cổ phiếu vừa mới mua xong trước khi có biến, còn cổ phiếu cũ em mua được giá thấp để đầu tư trung và dài hạn, đi hai chân mà bác. Chẳng riêng gì em mà nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm đều thế cả.
Quả thế thật, những nhà đầu tư có kinh nghiệm luôn lường trước đựợc sự biến động của thị trường và có cách ứng xử linh hoạt. Trong thời điểm thị trường lình xình hiện nay, chỉ lo cho những nhà đầu tư mới chập chững vào nghề, kinh nghiệm chưa có lại hám lợi lớn thì dễ bị trắng tay sau vài đêm ngủ dậy, ở TP Vinh đã có nhà đầu tư chứng khoán bị thua lỗ nặng nhảy lầu tự tử thời gian qua đó thôi. Mong sao cho các nhà đầu tư luôn tỉnh táo, giữ được cái đầu luôn luôn lạnh, nhạy bén ứng phó với tình hình, kể cả khi gặp tình huống xấu nhất, để có thể biến thị trường chứng khoán thành con gà đẻ trứng vàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần làm cho thị trường chứng khoán Việt nam bứt phá đi lên và luôn sôi động.
                                                           Quang Đạo: ĐT-0983225079

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

Xứ Nghệ

Nh¾n ng­ưêi xø NghÖ

                                                                                    Huy CËn

Xø NghÖ:
Ai ¬i !  cµ xø NghÖ
Cµng mÆn l¹i cµng dßn
ưíc chÌ xanh xø NghÖ
Cµng ch¸t l¹i cµng ngon
            Khoai lang vµng xø NghÖ
            Cµng nhai l¹i cµng bïi
            Cam X· §oµi xø NghÖ
            Cµng chÝn l¹i cµng th¬m
¤ng ®å x­a xø NghÖ
Cµng d¹y ch÷ cµng nhiÒu
TÝnh t×nh ngư­êi xø NghÖ
Cµng biÕt l¹i cµng yªu
            Ai ®i v« n¬i ®©y
            Xin dõng ch©n xø NghÖ
            Ai ®i ra n¬i nµy
            Xin ch©n dõng xø NghÖ
Nghe c©u vÌ vÝ dÆm
Cµng l¾ng l¹i cµng s©u
Như­ s«ng Lam ch¶y chËm
§äng bao thña vui sÇu
            ¡n xø NghÖ ¨n ®Æm
            §· nãi nãi hÕt lêi
            §Êt nµy bÒn nghi· b¹n
            §Êt nµy t×nh thuû chung
§Êt nµy mÑ d¹y con
Yªu anh hïng nghÜa khÝ
Gi÷ lßng ®á nh­ son
Mèi thï s©u tùa bÓ
            §Êt nµy ®Êt X« ViÕt
            §· më héi cê hång
            Tõ tuæi vµng ®· biÕt
            MÆn m·i t×nh c«ng n«ng
T×nh xø NghÖ kh«ng mau
Nh­ưng bÐn råi s©u l¾ng
Quen xø NghÖ quen l©u
Như­ng t×nh s©u nghÜa nÆng
            ¤i ! Xø NghÖ xø NghÖ
            §Êt cæ n­ưíc non nhµ
            §· ngh×n n¨m thÕ hÖ
            VÉn ư ­a nhót ư­a cµ
D©n thêi ®¹i B¸c Hå
Sèng x· héi chñ nghÜa
VÉn d¸ng dÊp «ng §å
Hay ch÷ l¹i hay nghÜa
            ¤i t©m hån xø NghÖ
            Trong hån ViÖt Nam ta
            Cã g× tùa «ng cha
            RÊt x­a vµ rÊt trÎ
            Gièng như­ B¸c cña ta
            Mét ng­ưêi con xø NghÖ
            Mét con ng­ưêi xø NghÖ./.

Quang Đạo: Câu chuyện cảm động về bộ đội Cụ Hồ với 2 em bé Lào năm ấy

Chuyện cảm động về Bộ đội Cụ Hồ với 2 em bé Lào
Cập nhật lúc 10:58, Thứ ba, 21/12/2010 (GMT+7); Bài của Quang Đạo, Trường Chính trị Nghệ An
NDĐT-Hai em bé Lào, cặp song sinh ngày ấy giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ nay đã là hai người đàn ông trưởng thành  có vợ và có con hiện đang sống tại Việt Nam, Tổ quốc thứ hai vô vàn yêu quý của các em. Người anh tên là Quang, làm con nuôi của ông Đỗ Thế Nhung, cựu chiến binh, nguyên Chính uỷ Viện 48, Binh đoàn Trường Sơn, quê ở Thái Bình. Người em tên là Trung, làm con nuôi của ông Lâm Văn Chiến, cựu chiến binh, nguyên Chủ nhiệm khoa Nội, Viện 48, Binh đoàn Trường Sơn, quê ở Ninh Bình.

Chuyện xảy ra vào cuối năm 1973, tại chiến trường Nam Lào ác liệt đầy máu lửa, nằm ngoài mọi dự kiến, mọi tình huống thường xảy ra ở chiến trường hồi đó.
Cán bộ chiến sĩ Đội điều trị Binh trạm 37, thuộc Đoàn 559 bộ đội Trương Sơn đang chuẩn bị ăn cơm trưa thì nhận được một ca cấp cứu, do một bộ đội Pha thét Lào cùng mấy người dân chuyển đến. Bệnh nhân là một sản phụ đang tím tái và thoi thóp thở. Với lời khẩn cầu gấp gáp: “Các đồng chí bộ đội Việt Nam ơi, xin các đồng chí cứu vợ con tôi”.
Bỏ bữa cơm, rất khẩn trương các bác sĩ, y tá vội vàng bắt tay vào việc cấp cứu. Mặc dù đã hết sức cố gắng chạy chữa nhưng người mẹ đã không qua khỏi, vì chị đã bị kiệt sức, các bác sĩ chỉ kịp phẫu thuật cứu được hai bé trai từ trong bụng mẹ.
Anh bộ đội Lào có tên là Bun-Ma đau đớn, khóc ròng nói qua nước mắt: “Cám ơn các đồng chí bộ đội Việt Nam đã rất nhiệt tình giúp đỡ, tuy không thể cứu được mẹ, nhưng còn hai đứa bé, tuy cứu được nhưng bây giờ biết nuôi nấng chăm sóc làm sao đây, bố thì chinh chiến nay chiến trường này, mai chiến trường khác, gia đình chẳng còn ai thân thích, nếu tôi đem các cháu về thì chúng nó cũng chết mất thôi, trăm sự, vạn sự nhờ các đồng chí chăn sóc nuôi nấng hộ, ơn này tôi không bao giờ quên”.
Trước tình hình đó, ban chỉ huy hội ý và điện báo cáo xin ý kiến cấp trên. Chỉ huy Đoàn điện xuống yêu cầu Binh trạm hãy nhận hai cháu bé và cử người chăm sóc các cháu thật chu đáo. Binh trạm đã phân công hai cô y tá giỏi trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng hai cháu. Trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn của chiến trường, nhưng các cháu đều được đơn vị dành cho những chế độ ưu tiên đặc biệt với tinh thần cái gì tốt nhất đều dành cho các cháu.
Với sự quan tâm chăm sóc tận tình của các y bác sĩ, của hai cô y tá và của toàn đơn vị, ngày qua ngày các cháu đã cứng cáp hơn, nhìn các cháu ngoan, chúm chím cười, các cô chú trong binh trạm ai cũng như nở từng khúc ruột. Tên các cháu ban đầu được đặt là Ba và Bảy (Vì các cháu được sinh ra tại Binh trạm 37).
Sau đó hai cháu được chuyển ra Viện 45, thuộc Đoàn 559 lại được đổi thành Quang và Trung. Quang và Trung là tên của Đoàn vận tải Quang Trung, mật danh của Đoàn 559 hồi đó. Do khí hậu núi rừng ẩm thấp, các cháu hay ốm đau, nhiều khi bị bệnh mà thuốc tây chữa mãi không khỏi, phải tìm thuốc nam trong rừng chữa cho các cháu. Tuy vất vả gian khổ nhưng các cô, các chú trong Viện 45 luôn dành cho các cháu tình thương yêu trìu mến nhất.
Cô y tá Hoàng Thị Cúc, quê Hoàng hoá, Thanh Hoá được phân công chăm sóc cháu Quang và cô Nguyễn Thị Thập, quê Đan Phượng, Hà Tây chăm sóc cháu Trung. Cả hai cô tuy chưa có gia đình, chưa có kinh nghiệm chăm nuôi trẻ, nhưng với tấm lòng của người phụ nữ Việt Nam, các cô đã là những người mẹ tuyệt vời và đã dành trọn tình thương yêu với hai cháu.
Sau hơn một năm trời dằng dặc, các cháu đã chập chững tập bước những bước đi đầu tiên, nhìn các cháu tập đi, cả đơn vị đều vui mừng. Các bác, các cô, các chú tranh nhau bồng bế nâng niu, ai cũng xem các cháu như là ruột thịt của mình vậy, kể cả các thương bệnh binh mới vào điều trị tại Binh trạm. Giữa rừng già Trường Sơn, trong khói lửa đạn bom được nghe tiếng trẻ thơ sao mà thân thương làm vậy. Các cháu đã trở thành những đứa con cưng, là niềm vui chung của cả đơn vị.
Nhưng đến đầu năm 1975, cục diện chiến trường thay đổi, Binh trạm 37 đã di chuyển vào sâu hơn, Viện 45 cũng di chuyển, bom đạn càng nhiều. Ta chuẩn bị mở chiến dịch lớn, tình thế khẩn trương không thể cùng mang các cháu đi theo được nữa.
Trước tình hình đó Ban chỉ huy Viện điện báo cáo cấp trên xin ý kiên chỉ đạo, cấp trên chỉ thị nếu tình huống khó khăn quá thì trả các cháu cho phía bạn. Thời gian quá gấp, và điều quan trọng hơn các cháu còn quá bé, mới chưa đầy tuổi rưỡi, nếu chăm sóc không khéo thì có thể nguy đến tính mạng các cháu, phải xa các cháu ai cũng thương xót, nhất là hai bà mẹ nuôi, các cô nghẹn ngào nói các cháu đã hai lần mất mẹ, bây giờ lại mất mẹ lần nữa, thương và tội nghiệp các cháu quá, trả về Lào rồi sau này làm sao tìm gặp lại được các cháu. Các cô và chỉ huy đơn vị đã đề nghị chuyển các cháu ra Bắc.
Cấp trên nhất trí, nhưng vấn đề là ai bảo lãnh các cháu, ra Bắc rồi giao cho ai. Sau một đêm suy nghĩ, Chính uỷ Đỗ Thế Nhung xin nhận cháu Quang làm con nuôi, và bàn với Chủ nhiệm khoa Nội, bác sĩ Lâm Văn Chiến cũng nhận cháu Trung làm con nuôi. Đồng chí Lâm Văn Chiến đồng ý. Chỉ huy đơn vị mừng quá, liền điện báo cáo lên cấp trên, chỉ huy Binh đoàn phấn khởi cho phép điều động ngay một xe ô tô chở hai ông bố nuôi, cùng hai cô y tá, một quân y sĩ đi kèm để chăm sóc và giải quyết mọi tình huống bất trắc có thể xẩy ra trên suốt cả chặng đường dài ra Bắc.
Sau mấy ngày đêm vật lộn trên các cung đường, đoàn hộ tống cũng đã về được đến Ninh Bình và Thái Bình, quê hương của hai ông bố nuôi, làm mọi thủ tục giấy tờ, khai sinh lại cho các cháu, bàn giao với hai gia đình và chính quyền địa phương, để lại một ít đường sữa, thuốc men cho các cháu. Sau mấy ngày thăm nhà, thăm người thân, đoàn cán bộ lại lên đường trở lại chiến trường tiếp tục nhiệm vụ.
Trong suốt quá trình 37 năm ấy, các cháu luôn được sống trong tình thương yêu chăm sóc của các ông bố, các bà mẹ Việt Nam, sống trong tình thương yêu đùm bọc của các bác, các cô, các chú cựu chiến binh Binh trạm 37, cựu chiến binh Viện 45, Đoàn vận tải Quang Trung - Binh đoàn Trường Sơn, của bà con nhân dân, họ hàng làng xóm. Các cháu ngày một khôn lớn trưởng thành và luôn luôn tự hào về đất nước Việt Nam, tự hào về những người lính Cụ Hồ đã chăm sóc nuôi dạy các cháu, luôn tự răn mình sống sao cho xứng đáng với tình thương yêu chăm sóc vô bờ ấy.
Cách đây mấy năm, qua sự chỉ dẫn của bác Nguyễn Phương Thoan, Cựu chiến binh bộ đội Trường Sơn, là nhân chứng lịch sử quê ở Nghệ An, đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp với đài Truyền hình quốc gia Lào lập chương trình cầu truyền hình trực tiếp về cuộc hội ngộ đầy cảm động giữa hai cháu, hai gia đình và các đồng đội, các nhân chứng lịch sử của hai đất nước Việt Lào và đã cho xe chở hai gia đình Quang và Trung cùng một số cựu chiến binh sang Lào để gặp lại gia đình và người thân của hai em mà các em chưa hề một lần biết mặt.
Câu chuyện cảm động trên là một trong rất nhiều câu chuyện cảm động về hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ, là hình ảnh sinh động trong những hình ảnh sinh động nhất về tình đoàn kết chiến đấu Việt Lào, tình hữu nghị thuỷ chung son sắt hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa cùng sát cánh bên nhau chiến đấu đánh đuổi kẻ thù chung, giành độc lập tự do cho mỗi dân tộc trước đây cũng như mối quan hệ gắn bó đặc biệt Việt Lào trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Tình cảm thiêng liêng và tình hữu nghị keo sơn gắn bó ấy sẽ được giữ gìn, phát huy và nhân lên mãi mãi qua những việc làm tình nghĩa của các cấp uỷ đảng, chính quyền, của cán bộ chiến sĩ và nhân dân hai nước.

                                                                                                                          Quang Đạo
Link tin bài:
http://www.nhandan.org.vn/cmlink/nhan-dan-i-n-t/th-i-s/i-s-ng/phong-s-k-s/k-s/chuy-n-c-m-ng-v-b-i-c-h-v-i-hai-em-be-lao-1.278785
Tổng biên tập ĐINH THẾ HUYNH. © Báo Nhân Dân thiết kế và giữ bản quyền. Mong bạn đọc góp ý kiến, phê bình.
Trụ sở Bộ biên tập: 71 Hàng Trống - Hà Nội. Tel: (84 4) 38254231/38254232 Fax:(84 4) 38255593/38289432 E-mail: toasoan@nhandan.org.vn